Sự kiện tình tiết chi tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 44 - 46)

Chất liệu cơ bản để làm nên cốt truyện chính là các sự kiện có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách nhân vật. Sự kiện được tạo nên bởi những tình tiết, chi tiết.

M.Bal xem xét sự kiện (event) là sự chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, được gây ra và trải nghiệm bởi nhân vật, cơ sở xác định sự kiện là sự thay đổi, sự lựa chọn, sự đương đầu. Các sự kiện được liên hệ với nhau bởi những nguyên tắc giống như những nguyên tắc chi phối hành vi và tư tưởng của con người như: vòng tròn nhân quả (khả năng, sự kiện, kết quả), các sự kiện cũng có thể được tập hợp trên cơ sở sự đồng nhất hay sự đối lập của các nhân vật tham gia, có thể được đặt trong sự cách quãng về thời gian...

Thường thì trong truyện ngắn hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện q trình phát triển

tính cách của một vài nhân vật, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính.

Trong một tác phẩm văn học, hình tượng nghệ thuật có cụ thể, gợi cảm, sống động hay không là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, cử chỉ, hành vi, lời nói, phản ứng nội tâm...Chi tiết trong tác phẩm tuỳ theo sự biểu hiện cụ thể mà nó có vai trị khác nhau, nó có khả năng thể hiện, minh chứng cho cấu tứ nghệ thuật của nhà văn. Hoặc cao hơn, nó cũng có thể trở thành tiêu điểm- điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Đối với việc tổ chức cốt truyện, chi tiết đóng vai trị "vật liệu xây dựng", làm tiền đề cho cốt truyện phát triển hợp lý.

Tình tiết là đơn vị lớn hơn chi tiết. Những yếu tố cụ thể - chi tiết cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là các tình tiết. Tình tiết chính là diễn biến của cốt truyện. Đó là những khúc đoạn mà chính tại đây nhân vật thăng hoặc trầm. Một yếu tố của cốt truyện có thể được trình bày qua nhiều tình tiết khác nhau, và việc sắp xếp các tình tiết trong trần thuật là yêu cầu quan trọng của kết cấu.

2.2.2. Kết cấu

Nếu như cốt truyện là yếu tố của nội dung tác phẩm thì kết cấu là yếu tố của hình thức, là tồn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm.

Cần phân biệt bố cục và kết cấu của tác phẩm. Thuật ngữ bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định. Kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngồi giữa các bộ phận, chương đoạn mà cịn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Bố cục là một phương diện của kết cấu. Ngoài bố cục kết cấu cịn gồm: Tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức không gian - địa điểm và thời gian của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố

trí các yếu tố ngồi cốt truyện...sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương diện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lý hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính tồn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ.

Nếu những yếu tố kĩ thuật, thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vơ hạn vì mỗi tác phẩm là một "sinh mệnh", một "cơ thể sống" nên kết cấu tác phẩm là một kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm, kết cấu bộc lộ nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 44 - 46)