Xây dựng tình huống độc đáo thử thách nhân vật sức đột phá của tình huống rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 67 - 79)

của tình huống rất lớn.

Đối với nghệ thuật truyện ngắn, việc xây dựng tình huống truyện là một khâu then chốt, nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thì "tình huống giống như thứ nước rửa ảnh, nó sẽ làm nổi hình nổi sắc các nhân vật, bộc lộ các số phận, tính cách, các tâm trạng, đồng thời làm bật nổi các vấn đề nhà văn muốn đặt và tư tưởng ông ta muốn phát biểu" [33, tr.315].

Nhà văn cùng thời Nam Cao là Nguyễn Công Hoan rất giỏi sáng tạo ra những tình huống trào phúng, đưa đến cho tác phẩm tiếng cười bất ngờ dựa trên những nghịch lý của cuộc đời. Còn nhà văn Vũ Trọng Phụng đã xây dựng trong truyện ngắn của mình những tình huống phản ánh sự đảo ngược những

lơgíc thơng thường để giễu nhại tính chất vơ nghĩa lý của cuộc đời, của con người, trong đó hầu hết là những tình huống vơ nghĩa lý có tính trào phúng. Đặc trưng của truyện ngắn Nam Cao là truyện ngắn tâm lý, nổi bật là tình huống bi hài kịch nội tâm.

Nếu tình huống truyện của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thường làm nảy sinh mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác thì trong truyện ngắn Nam Cao thì tình huống truyện thường nảy sinh xung đột trong nội tâm nhân vật. Cái tôi của nhân vật bị lưỡng hoá trở thành những tư tưởng đối thoại và đối chọi nhau, tác giả thường đặt nhân vật của mình vào những tình huống làm bộc lộ xung đột tư tưởng.

Tác giả đặt nhân vật vào những tình thế thử thách để lật tẩy những ý nghĩa, những ham muốn phàm tục, những dối trá được che đậy, giấu kín.

Trong Quên điều độ, triết lý điều độ của nhân vật Hài: "Người điều độ chính là người khơn ngoan" được đặt trong tình huống có cơ hội hưởng lạc (Hài tình cờ gặp Thư, người bạn cũ. Thư mới Hài một tiệc rượu và một chầu đi hát). Tình huống này đã làm cho tư tưởng thèm khát hưởng lạc và thái độ giả dối của nhân vật Hài được bộc lộ một cách hài hước ở sự "quên điều độ".

Truyện tình là một trường hợp khác. Nhân vật chính của truyện là Lưu,

một cậu học trò ở nhà quê ra tỉnh học. Con người của thế giới hồn nhiên bình dị này đã được tác giả đặt vào trong một tình thế có hy vọng bước sang một thế giới khác, thế giới của những kẻ có lối sống kiểu cách, lãng mạn và giả dối ở thành thị. Tình huống bi hài ở đây là những lời hứa hẹn của Kha, bạn học của Lưu (một nữ học sinh con nhà giàu). Những lời hứa hẹn của Kha đã làm cho Lưu hy vọng có được tình yêu của Kha. Nghỉ hè nhưng Lưu vẫn khơng về q, nói dối mẹ là ở lại học, nhưng thực ra là để được gần Kha, Kha dạy đàn cho Lưu. Nhưng rồi những lời hứa của Kha chỉ là hứa hão, Kha bỏ mặc Lưu ở nhà để đi chơi với những người bạn khác. Lưu vẫn biết là mẹ và

em đang mỏi mắt mong chờ, nhưng "vẫn đem ngày giờ quý hoá ăn cắp của mẹ" để "phụng sự một con sáo, mua cái lồng mới đáng giá ba hào rưỡi và cho thế là hạnh phúc...". Trong khi đó em Lưu ở nhà ốm nặng, sắp chết, người cậu đến báo tin mới về thăm em thì đã quá muộn.

Truyện Cười khơi sâu vào đời sống nội tâm của người trí thức tiểu tư

sản. Cuộc sống nghèo với những lo toan cơm áo hàng ngày đã làm cho quan hệ vợ chồng vốn rất thuận hoà, yêu thương trở nên căng thẳng bởi những bất hồ vơ nghĩa lý, ngu xuẩn. Nhân vật "hắn" trong truyện thường phải dùng tiếng cười gượng gạo, thiểu não, tội nghiệp của mình như một "liều thuốc giải uất".

Trong truyện Một đám cưới, Nam Cao đưa ra một tình huống là một

cảnh ngược đời. Nguyễn Công Hoan cũng rất "khối" những tình huống ngược đời để gây cười và châm biếm. Chẳng hạn, Thật là phúc mà thật là hoạ,

Một tấm gương sáng là một tấm gương tồi, Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ là những chuyện đại bất hiếu, Đào kép mới là đào kép cũ, Xuất giá tòng phu là tòng phu "xuất giá", Tinh thần thể dục là "phản tinh thần thể

dục"…Dưới ngòi bút Nguyễn Cơng Hoan, tất cả trở thành những tình huống trào phúng. Ở Nam Cao thì khác, ơng tạo nên cảnh ngược đời để càng làm nổi bật số phận bi thảm và cái cay cực chua chát của những cảnh đời nghèo khổ.

Quên điều độ nói chuyện thèm ăn khát uống, Một bữa no để diễn tả cái đói

đến thê thảm của bà cái Tí, cũng như vậy Một đám cưới khơng phải để nói

chuyện sum vầy hạnh phúc mà để nói nỗi bất hạnh và sự chia lìa của bố con cái Dần.

Đó là một đám cưới bất dắc dĩ, cưới vội vàng, bỏ hết mọi lễ nghi tối thiểu: đám cưới mà như đám xẩm, cưới để bớt một miệng ăn, để trừ nợ, cưới để lấy dăm đồng bạc làm vốn lên rừng...Sau đám cưới là sự tan rã của một gia đình. Giá như Dần khơng bắt buộc phải cưới thì gia đình nhỏ của mấy bố con

lại sống hạnh phúc dù phải rau cháo nuôi nhau, miễn là không ai phải rời xa ai. Đám cưới của Dần khiến người bố thấy đau buồn và cũng nghĩ liều một thân một mình lên rừng làm ăn.

Trong truyện Lang Rận, nhân vật bị đặt vào tình huống túng quẫn, hai con người nghèo khổ, xấu xí, bị đời khinh bỉ, tình cờ gặp nhau và có tình với nhau. Mối tình ấy bị coi là hài hước và bị biến thành trị giải trí quái ác của mấy kẻ quá buồn chán vì phải sống một cuốc sống quẩn quanh, đơn điệu, tẻ nhạt và vô nghĩa. Kết cục là cái chết xảy ra với lang Rận vì quá xấu hổ, quá túng quẫn. Những con người này khơng chỉ có nỗi khổ về vật chất, mà cịn có nỗi đau đớn về tinh thần do bị xã hội khinh bỉ, lăng nhục - một môi trường tiểu tư sản thị dân ích kỷ, ngu xuẩn, vơ nghĩa lý, sống quẩn quanh mòn mỏi, mất dần nhân tính.

Trong văn Nam Cao xuất hiện rất nhiều những tình huống bất ngờ, những tình thế đảo ngược và những yếu tố khác thường như là dấu hiệu báo trước, là lý do của những gì sắp xảy ra. Vào cái buổi chiều Thị Nở đi ra sông lấy nước để rồi ngủ quên bên vườn chuối nhà Chí Phèo, dẫn đến cuộc tình dun kỳ ngộ, Nam Cao viết:

"Chiều hôm ấy, Thị Nở cũng ra sơng kín nước như mọi chiều. Nhưng chiều hôm ấy, trăng lại sáng hơn mọi chiều, trăng toả trên sơng và sơng gợn biết bao gợn vàng".

(Chí Phèo) Một trong những đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn Nam Cao là ông sử dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống truyện dưới dạng tình huống nhận thức - lựa chọn gắn chặt với những tình huống tâm lý và trên cơ sở miêu tả, lý giải mọi khía cạnh phong phú, phức tạp của quá trình này mà đi sát vào thế giới tâm lý của con người, vào những đối thoại tư tưởng giữa nhà văn với người đọc. Những tư tưởng triết lý, những quan điểm đạo đức, nhân

sinh ấy được cảm nhận từ hệ thống tình hình tượng, từ những rung động thẩm mĩ. Nhiều nhà nghiên cứu văn học hiện đại cho rằng tính phức điệu trong văn xi Việt Nam trước 1945 chỉ xuất hiện trong sáng tác của Nam Cao mà thơi.

Khơng ít truyện của Nam Cao vẫn khá đậm nét những chuyện kể nhưng nhìn tồn thể thì có thể thấy rất rõ ơng khơng đi tìm kiếm cốt truyện mà chủ yếu là nêu ra những tình huống của đời sống, những hoàn cảnh.

Khác với Nguyễn Công Hoan khi đã có một tình huống thì "bắt vít" nhân vật vào đó, đẩy nó tới một hành động mà tác giả đã lựa chọn, Nam Cao đẩy nhân vật của mình vào một hồn cảnh rồi để cho nó hành động trong nhiều mối liên hệ nổi và chìm, có thể sẽ thế này mà cũng có thể khác (về mặt hình thức) nhưng thực ra bắt nó phải nhận thức tình thế của mình và lựa chọn con đường thốt ra khỏi tình huống đó như một tất yếu phải như thế.

M.Bakhtin khi nghiên cứu thi pháp của tiểu thuyết đã khẳng định: “Hình thức nghệ thuật được hiểu đúng nghĩa khơng trình bày các nội dung có sẵn, đã tìm thấy mà lần đầu tiên cho phép tìm thấy, trong cái nội dung ấy”. Có thể nhận thấy điều này khá rõ ở các tình huống nhận thức - lựa chọn trong các tác phẩm của Nam Cao.

Hầu hết các truyện của Nam Cao đều đặt nhân vật trước các tình huống xảy ra nhiều cách lựa chọn, nhiều quyết định, nhiều lối thoát. Khi đã rơi vào tình huống nào đó, nhân vật bắt đầu một quá trình liên tiếp của những nhận thức hoàn cảnh, bản thân, đánh giá mọi khả năng có thể xảy ra và lựa chọn thái độ ứng xử của mình. Mọi trạng thái, tâm lý của nhân vật đều được tác giả phanh phui, lý giải đầy sức thuyết phục mà trong các nhà văn sau này có chăng chỉ Nguyễn Minh Châu mới có thể tiếp thu được một phần kinh nghiệm nghệ thuật của Nam Cao.

Trong hầu hết các truyện gắn với loại tình huống này như Một chuyện Xú- vơ- nia, Đui mù, Nghèo, Truyện tình... chỉ tồn tại một tình huống nhận

thức - lựa chọn làm xương sống cho truyện và quá trình phát triển tâm lý của nhân vật thường tương đối đơn giản, thuận chiều. Nhân vật, thường là sau khi nhận thức được hồn cảnh, hiểu đúng nó và cảnh ngộ của mình đã có một quyết định khá chính xác, phù hợp với cả lơgic đời sống, lẫn đạo lý nhưng rồi sau đó lại phải hối hận vì sự lựa chọn của mình. Nỗi ân hận ở đây khơng phải vì mình đã sai lầm trong cái quyết định cuối cùng của sự lựa chọn mà là sự thất vọng do đã phát hiện ra sự thật. Hàn trong Một truyện Xú -vơ-nia từ khi phát hiện ra sự thật của một mối tình thơ mộng của mình đã hồn tồn thay đổi cả một quan niệm sống: "nó sửa đường cho một cuộc đổi thay. Rất nhiều mộng mơ tan. Một chút thẹn thùng. Một chút lịng thương. Nhưng tình u thì nhất định khơng cịn nữa". Hàn, sau khi phát hiện ra sự thật đã đánh mất ln cả bản thân mình, khơng cịn là mình. Tình huống truyện ở đây bề ngồi mang màu sắc hài kịch nhưng bên trong chứa đầy tính bi thảm của cuộc sống con người - cái bi kịch ấy nếu chỉ thống qua sẽ khơng thể phát hiện ra.

Hùng trong Đui mù ngẫu nhiên chứng kiến sự phản bội của người khác đã phải dằn vặt rất nhiều trước khi quyết định kiểm tra lòng chung thuỷ của người yêu. Thật trớ trêu những điều anh ta "phát hiện" ra lại quá trái ngược với điều anh ta mong đợi. Thế là bắt đầu một bi kịch mới: bi kịch vỡ mộng. Cách xử lý của anh ta hợp với lẽ phải thơng thường, nó có sự tỉnh táo của lý trí (chia tay với người yêu đã phản bội mình), nhưng trái tim thì vẫn âm thầm rỉ máu, bi kịch của Hùng tới tầm khái quát hơn: "Tôi hối hận. Thà rằng tôi cứ ở chúi xó thơn q ấy để âm thầm ca tụng lịng chung thuỷ của Nga, thà rằng tơi cũng đui mù như anh lính nọ lại được hồn tồn sung sướng hơn là tìm đến sự thực để thất vọng vì sự thực". Cũng như Hàn (Một truyện Xú-vơ-nia), Hùng phải trả giá cho phát hiện của mình bằng cả một cuộc đời khác mà từ sau lựa chọn ấy hạnh phúc trong tình yêu, sự yên tĩnh trong cuộc sống cũng vĩnh viễn chấm dứt.

Có những truyện xoay quanh một tình huống mà nhân vật chính hồn tồn tỉnh táo khi phân tích, đánh giá hồn cảnh, nhận thức chính xác chỗ đứng của mình, thậm chí biết được và hồn tồn có khả năng để thốt ra khỏi hồn cảnh ấy nhưng lại lựa chọn một thái độ ứng xử ngược lại: đầu hàng hoàn cảnh để tiếp tục bị đoạ đày, đau khổ và bị day dứt, vật vã vì sự đầu hàng ấy. Bằng những khổ đau, thất vọng của mình khi phải chấp nhận sự lựa chọn ấy, nhân vật phản tỉnh người đọc. Dì Hảo, Ở hiền, Đời thừa, Mua nhà, Sống mịn...có

kiểu tình huống này.

Trước khi lấy chồng Nhu chủ trương sống "hiền" - một cách ở hiền bản năng, vô thức...Lớn lên, va chạm với cuộc sống, Nhu thấy người khác đâu có ở hiền, chịu đựng hậu quả của cách ở hiền của mình, nhân vật bắt đầu tự vấn: "Tại sao trên đời này có nhiều sự bất cơng đến thế? Tại sao ở hiền không bao giờ cũng cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn, hay nhường thì thường lại chẳng được ai nhường nhịn mình; cịn những kẻ thành cơng thì hầu hết lại là những người rất tham lam, chẳng biết nhường nhịn ai, nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn?...". Thông thường một khi nhận thức đã được đào sâu đến thế thì nhân vật sẽ tìm cách để thốt ra khỏi tình huống ấy bằng cách phản kháng lại hoàn cảnh. Nhưng nhân vật của Nam cao lại có cách xử lý hồn tồn khác: đó là cam chịu.

Ở Dì Hảo và Ở hiền tác giả đã chỉ ra cho nhân vật hàng loạt giải pháp có thể lựa chọn: Nhu có thể khơng cho anh trai tiền đi chơi, có thể mắng con ở, có thể khơng đi lấy chồng, có thể khơng cho chồng cưới vợ hai, có thể kiện chồng tình phụ...và dì Hảo có thể hồn tồn tự làm ni mình, sống thanh thản hơn chứ không phải để chồng lấy tiền của mình uống rượu, lấy vợ bé và đánh đập dì như đập vải, như địn thù...Song mọi lối thốt ấy chỉ là các khả năng mà người ngồi cuộc có thể lựa chọn chứ Nhu hay dì Hảo lại chọn cách giải quyết bất ngờ nhất, phi lý nhất. Cách ấy phi lý với lôgic thông thường

nhưng nó phù hợp với lơgic hiện tại của nhân vật. Dì Hảo "biết giận dì" và Nhu thì "đã vâng theo cái bản tính hiền lành" của mình, nghĩa là các nhân vật của Nam Cao có cái lý của mình khi lựa chọn các giải pháp đang đặt ra trước họ.

Qua các lựa chọn ấy Nam Cao nói với độc giả bao nhiêu chiêm nghiệm, nghiền ngẫm về cuộc đời. Đâu cứ "ở hiền" sẽ gặp lành, đâu phải cứ "một điều nhịn là chín điều lành", cái mặt trái của các quan niệm đã thành đường mòn ấy trong đời sống trở nên cụ thể và nghiệt ngã biết chừng nào. Đây là một đối thoại tư tưởng của nhà văn với bạn đọc mang tính triết học về đời sống rất ít gặp trong văn học Việt Nam giai đoạn này. Nhưng những tình huống này chưa phải là những tình huống bi thảm nhất trong truyện của Nam Cao bởi vì dù sao nhân vật cũng cịn được là mình hay ít nhất họ cũng cịn được an ủi là sự hi sinh cho người khác của họ là một hành vi đầy chất vị tha, dù sao nó cũng cịn được thơng cảm, chia sẻ.

Ở một số truyện khác như Mua nhà, Mua danh, Tư cách mõ, Một bữa no, Trẻ con khơng được ăn thịt chó... tính bi kịch đậm nét hơn nhiều.

Ở các truyện này nhân vật hồn tồn tỉnh táo, khơn ngoan hiểu rõ hồn cảnh biết rõ việc mình làm nhưng vì sức ép của hồn cảnh lại buộc phải lựa chọn cái điều mang tính phản đề của những gì họ đã nhận thức. Ở loại tình huống này có thể thấy nhân vật xưng "tôi" trong Mua nhà bị đẩy vào một tình huống thật khó xử. Anh ta đã lựa chọn cách giải quyết có lợi cho mình về mặt vật chất nhưng tâm hồn anh ta mất sự yên ổn, sự lựa chọn ấy báo trước một tương lai đầy u ám, nó chỉ ra trước một câu hỏi mà khơng tìm thấy câu trả lời và kèm theo đó là một nỗi hối tiếc khơng ngi.

Nhân vật vừa bào chữa, vừa kết tội mình. Mâu thuẫn không thể giải quyết giữa cái lẽ phải thông thường của nhận thức với hành vi lựa chọn cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 67 - 79)