Sự sinh động gần gũi với ngôn ngữ hiện thực đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 101 - 113)

Khá nhiều truyện ngắn của nhiều tác giả thành công lại đã vay mượn “tố chất” của các thể loại khác: chất trữ tình của thơ, xung đột gay gắt của kịch, kích cỡ đường nét hồnh tráng của sử thi, chất tự do phóng túng của tùy bút, chất cổ tích...Nghệ thuật của lời văn Nam Cao lại chính là ở chỗ nó đã tước đi mọi thứ trang sức, hay ở chính trong tính văn xi của nó. Khơng ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu nhận thấy một khả năng truyền cảm kỳ lạ của văn xi Nam Cao. Nó khơng cịn là văn nữa mà nó là đời!

Ngơn ngữ trong tác phẩm của ông đụng chạm tới mọi mảng tranh tối tranh sáng, mọi ngóc ngách hiện trạng cuộc sống hay nội tâm con người. Ngơn ngữ truyền tải đến trí óc bạn đọc những cảnh nghèo nàn của đời sống, từ những cái bát sành sứt mẻ tứ tung đặt ngay trên mặt đất, đến những mơ mộng, hồi bão ấp ủ trong đầu óc con người đến cảnh mái nhà người nghèo xiêu vẹo khi qua trận bão, sự no đói của những đứa trẻ, bà lão, ông lão, những cùng đinh ở làng. Ngay cả một anh nông dân vừa phất lên nhờ sào trầu nhà

mình mà chẳng may bị bọn khác biết được rồi rắp tâm bòn rút, một người bố quá thèm thịt chó làm thịt ngay con chó nhà mình mà khơng để lại cho vợ con một miếng nào cũng được viết lại dưới ngôn ngữ chân thực, sinh động. Một anh say rượu chửi bừa bãi cũng trở thành hiện tượng độc đáo qua cách thể hiện của tác giả... rất nhiều điều khác nữa của đời sống luôn ám ảnh chính bản thân tác giả và độc giả. Bản thân của những hiện tượng đời sống được viết trong văn Nam Cao nó cứ âm thầm diễn ra, không phải quá sôi động nhộn nhịp, khơng xơ bồ tạp nham, khơng mang tính tranh đấu quyết liệt. Đơi lúc có những tiếng quát tháo, tiếng chửi nhưng nó khơng làm ảnh hưởng đến ai. Xong thì đâu đấy lại vào như cũ. Có những cái chết xuất hiện, cái chết của các nhân vật, ầm ĩ có, chết trong âm thầm cũng có mà chết trong lúc sống cũng có. Đó là kết quả tất yếu khi cuộc sống đối với con người trở nên kiệt quệ, khơng có lối giải thốt. Nếu có cố thốt khỏi cuộc sống ấy thì sẽ đi đến một cuộc sống với màu sắc khác cịn khổ đau khơng kém cuộc sống cũ, con người bị bủa vây trong chính cuộc sống của mình, khơng có khả năng cải thiện cuộc sống của mình.

Ngay sự giải thoát trong phút chốc của con người đến với thế giới mộng mơ cũng bị cái khổ của cuộc sống lôi giật lại một cách phũ phàng. Con người dù là ai, tầng lớp nào cũng phải đối mặt với điều đầu tiên trong cuộc sống là sự no đói, nhiều nhân vật của ơng bị ám ảnh nhiều khi mặc cảm bởi chính miếng cơm manh áo mà gây tổn thương đến lòng tự trọng của con người. Nhà thơ Đỗ Phủ nổi tiếng Trung Quốc cũng coi sự đói là vấn đề hàng đầu, sau đó là bệnh tật, chiến tranh – những nỗi khổ đeo bám con người đời đời kiếp kiếp. Trong thơ ông, một bà lão phải ăn trộm quả của hàng xóm để sống qua ngày nhưng kết cục vẫn phải chết. Bà lão trong văn Nam Cao dù được ăn một bữa no nhưng vẫn phải trả giá bằng sinh mạng mình.

Bản thân cuộc đời Nam Cao cũng khổ vì cái đói, về q gia đình đã khánh kiệt, sống vất vả túng đói. Làng vẫn như xưa, khổ hơn xưa, vải Tây rẻ như bèo, nghề dệt của làng chết hẳn. Nhà văn ra Hà Nội làm nghề dạy học tư, cuộc đời túng thiếu, tù hãm cứ quấn chặt lấy ơng. Nam Cao gắn bó với nghề văn vào khoảng những năm phát xít Nhật đặt chân lên Đơng Dương, phát xít Phát bóp nghẹt đất nước. Bọn chúng nuôi dưỡng tờ báo tống tiền, ca tụng tướng Nhật, Pháp, “Cách mạng quốc gia”, Thiên hồng, phi cơng Nhật, rượu xakê, gái điếm Phù Tang. Chúng cho tồn tại những tiểu thuyết lãng mạn cuối mùa, với những “chàng, nàng”, “người hùng” hay sùng cổ “trật tự, đạo lý, cao đẹp” thời phong kiến.

Nam Cao không chịu khuất phục với chế độ nghẹt thở, nhà văn nhìn rõ cái chế độ đầy đọa và làm trụy lạc con người, ông nguyền rủa văn chương thi vị hóa cái khổ, của bọn nhà văn tư sản “cúi mình xuống dân chúng”. Nạn đói diễn ra ở khắp nơi, lan sâu vào hang cùng ngõ hẻm cướp đi mạng sống cùng nhân cách con người, bản thân Nam Cao và gia đình cũng là nạn nhân của sự đói khổ. Nhà văn bị ám ảnh vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội chua xót, đau đớn, buồn thảm, tủi nhục, trong đó đời sống khơng cịn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc.

Bản thân Nam Cao đối mặt với nó, cũng dằn vặt đấu tranh để mọi điều xấu khơng lấy đi mất phần nhân phẩm của mình. Đó là một bản lĩnh rất lớn. Khơng những khơng bị sa đọa nhấn chìm trong vực đen tối ấy mà Nam Cao còn thấy trách nhiệm của bản thân trước hiện thực. Ơng xác định vẫn mở lịng đón nhận thấu suốt mọi kiếp người khổ đau và sẵn sàng tinh thần tranh đấu khi đất nước cần. Như Nguyễn Đình Thi đã nói: “Văn Nam Cao, ngay trong những tác phẩm đầu, đã thực sắc sảo. Anh nhìn sâu vào sự thật một cách sắc cạnh, nhiều khi mỉa mai. Khơng ve vuốt ngay bản thân mình và giai cấp mình như một vài nhà văn tiểu tư sản tìm an ủi trong một triết lý hàng phục chế độ

đương thời, anh tạo được những điển hình giai cấp thật sống và cảm động. Trong lúc văn lãng mạn tư sản đã xa rời lời ăn tiếng nói của nhân dân, viết lai Tây như văn dịch, càng ngày càng trống rỗng, hình thức, anh đã tạo cho mình một lối văn mới, đậm đà bản sắc bình dân, nhưng khơng rời vào chỗ thô tục. Và qua những lời phẫn uất, cũng đồng thời thấy biết bao thương yêu. Nam Cao yêu trìu mến cái làng khổ sở của anh, anh yêu những bến đò hiền lành, những buổi sáng, buổi trưa của thơn q Việt Nam. Mỗi khi nói đến những cái ngốc dại quanh quẩn của những người đau khổ quằn quại, biết bao nhiêu xót xa độ lượng trong câu văn anh...”[ 33, tr.46].

Có thể nói tác giả biết nhìn rõ những chuyện nhỏ nhen hằng ngày trong cuộc đời đầu tắt mặt tối của bao nhiêu người chung quanh và làm nổi rõ lên cho ta thấy tất cả những sự vô lý của một chế độ thối nát, trong những chuyện tầm thường lặng lẽ nhất.

Ngơn ngữ Nam Cao bình dị thể hiện ngay trong việc đặt tên những nhân vật trong tác phẩm.

3.2.2.1. Cách đặt tên, gọi tên nhân vật.

Tên nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao cũng thật đặc biệt. Nếu như những cái tên như Xuân tóc đỏ, Tuýp phờ nờ, Văn Minh, ... là tên nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng, hay như Kép Tư Bền, chị Cu, con Đỏ, thằng Quýt, Phô, Cốc, Tiêu, Mấu...là tên nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan đều mang những dụng ý khi đặt tên, thì Nam Cao cũng có dụng ý riêng khi đặt tên nhân vật của mình là hắn, y, thị, gã, Chí Phèo, Thị Nở, lang Rận, lão Hạc, anh đĩ, chị đĩ, cái đĩ, ...

Trước hết ta thấy đó là những tên gọi giản dị, thơ mộc có khi là suồng sã. Nó thật như chính tên gọi ngồi đời sống thực. Những tên gọi này trong sáng tác của ông như những biểu tượng về một loại người, một loại nhân vật nhất định.

Ở Chí Phèo (Chí Phèo), cái tư cách “hắn” hằn lên như một thứ căn bệnh xã hội ngày đó – lưu manh, sa đọa, ngu tối và độc ác mặc dù ai cũng thấy Chí Phèo khơng đáng ghét, đáng khinh hoàn tồn. Cùng loại với Chí Phèo, là những “hắn” khác: Binh Chức, Năm Thọ, Binh Tư, Trương Rự, ...

Có loại “hắn” không cướp của giết người nhưng cũng là những nhân cách sa đọa méo mó, ác độc như người cha trong (Trẻ con khơng được ăn thịt

chó), hay chồng dì Hảo (Dì Hảo), của Nhu (Ở hiền), ích kỷ và tàn nhẫn cùng

trở thành nguyên nhân nỗi đau khổ triền miên trong gia đình. Cũng có loại “hắn” khác vừa đáng thương vừa đáng giận...

Gọi nhân vật của mình là “hắn”, Nam Cao bộc lộ rất độc đáo khuynh hướng hiện thực nghiệt ngã trong sáng tác của mình. Có lúc “hắn” được tác giả chuyển gọi rất trịnh trọng thành “ơng”. Đó là khi Trạch Văn Đồnh – các nhân vật thuộc vào loại “trông gớm chết” - sắp sửa cho làng một vố đau. Cái tư cách “ông” (ơng Cửu, có vai vế trong làng) được nhấn mạnh, làm đòn bẩy cho cái bất ngờ trong hành động của nhân vật, tạo tính kịch cho truyện. Và đồng thời, trong cái cách gọi “hắn” bằng “ông”, dường như ngấm ngầm một thái độ đồng tình, hả hê của tác giả. Nói ngấm ngầm vì thực ra tác giả vẫn tỏ ra lạnh lùng, nghiệt ngã với nhân vật này. Cái tư cách “ông” chẳng hề làm mờ đi cái tư cách “hắn” trong nhân vật tai quái ấy.

Còn những tên như Chí Phèo, Thị Nở đã quá quen thuộc với bạn đọc đến nỗi đó như những điển hình rất quen thuộc cho lớp người ngồi đời sống hiện thực.

3.2.2.2. Cách so sánh, phóng đại, tăng cấp.

Ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, biện pháp so sánh được dùng để đả kích thật mạnh vào nét tính cách xấu nào đó của nhân vật trào phúng, trong truyện Vũ Trọng Phụng hay sử dụng so sánh phức (có nhiều mệnh đề so sánh trong một câu) với giọng gai góc sắc nhọn chế giễu hàng loạt đối tượng theo

kiểu tạt ngang đá móc. Gặp nhiều trong văn Nam Cao là lối so sánh ví người – vật. Tiếp thu nhuần nhuyễn lời ăn tiếng nói dân gian ơng đã sử dụng những câu ví người vật với mật độ lớn theo hai dạng. Thứ nhất, dùng nguyên dạng thành ngữ: “đỉa phải vôi” (Điếu văn), “đàn cá tranh mồi” (Chí Phèo)...Thứ hai, chiếm phần nhiều hơn là vận dụng để tạo câu đưa các so sánh ở cấp độ khác nhau: “Trông anh chàng như con giun chết” (Điếu văn), “mắt híp lại như mắt lợn sề” (Lang Rận), “đa nghi như con chuột” (Nhỏ nhen), “mặt y nhăn như mặt hổ phù” (Những truyện không muốn viết)...

Đáng chú ý là các so sánh đều nhắc đến những đặc tính xấu của lồi vật: “Giọng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ” (tả chó Cái chết của con mực)... Cách sử dụng so sánh ví người – vật có lẽ xuất phát từ suy

nghĩ của ơng về hai chữ con người. Điều quan tâm của ông là làm sao cho con người gần với người hơn (mỗi con người vượt thắng phần con trong mình để đạt được tính người trong ý nghĩa cao đẹp của hai từ ấy), khi đọc những câu văn sử dụng cách so sánh ấy, ngịi bút Nam Cao khơng hạ thấp con người, ai cũng cần cần phải vươn lên sống đẹp với chữ NGƢỜI cao quý! Đằng sau cái lạnh lùng ngỡ như tàn nhẫn là cái nhìn của một tâm hồn ln đặt niềm tin vào con người.

Nhà văn cũng ưa dùng những so sánh mang tính triết lý, có những triết lý đầy suy tư dằn vặt: “Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở (...). Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt đến ai!” (Mua nhà). Có những triết lý lại chỉ mang tính hài: “Ở nhà để cãi nhau với thị. Cãi nhau hai người thì mới đúng phép và mới thích; cũng như đánh quần vợt, đánh cờ hay đấu kiếm, một người không thành cuộc ...” (Cười).

Ngồi ra phóng đại – là thủ pháp được nhà văn Nam Cao sử dụng nhằm tạo tiếng cười, thể hiện dụng ý nghệ thuật.

Đọc Nhìn người ta sung sướng ta thấy thật lạ lùng đến mức khó tin.

Thơng thường bà mẹ nào chẳng muốn con gái mình sung sướng, nhất nữa lại là con gái một. Thế mà bà lão trong truyện trên thấy con gái mình sung sướng: khơng phải lo nghĩ gì, trẻ như măng, vợ chồng âu yếm, chiều chuộng nhau thì bà tức đến thành “bệnh kinh niên”, “không thuốc nào chữa được”. Người nơng dân vốn sống đơn giản, ít tưởng tượng nên thường bị ốm khi cơ thể có bệnh. Ở đây bà cụ chỉ nhìn thấy con gái mình sung sướng mà đã phát ốm. Cứ như một thứ thuốc phiện ngấm mạnh dần và đến lúc “phá bung ra ngồi” thì bà nằm rên hừ hừ. Đến khi được lời an ủi của cháu, bà lại nghĩ đến việc tạo hạnh phúc cho cháu. Nhưng lúc biết cưới xong, cháu bà sẽ đưa vợ lên Hà Nội để được gần nhau ln thì bà lại uất lên “sầm mặt”, “ngực nóng ran”, hằn học chửi đứa cháu hư hỏng và đe cưới rồi bà còn “bắt ở nhà hầu bà đủ mười bốn năm”. Ở đây sự phóng đại làm tăng thêm hiệu quả trào phúng. Nhân vật, chi tiết được cường điệu mà vẫn có lý, được phóng đại mà vẫn chân thực. Căn bệnh kỳ quái của bà lão phải chăng là do bà suốt đời khổ sở nên nhìn người ta sung sướng hơn một chút thì thấy gai mắt, khơng thể chấp nhận được. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa triết lý về một cách nhìn: xuất phát từ sự so sánh, đối chiếu với chính bản thân để chấp nhận hoặc khơng chấp nhận một cái gì trong cuộc sống.

Khơng chỉ cường điệu ở cốt truyện mà khi xây dựng nhân vật tác giả cũng sử dụng cường điệu có khi tới mức kỳ quái. Thủ pháp này thường được nhà văn sử dụng khi miêu tả ngoại hình nhân vật. Chân dung của Thị Nở (Chí

Phèo) được nhà văn dựng lên theo lối phóng đại: “Một người ngẩn ngơ như

những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn”, “cái mặt của thị thực sự là một sự mỉa mai của hóa cơng: nó ngẩn ngơ đến nỗi, người ta cứ tưởng bề ngang hơn bề dài thế mà hai má lại hóp vào mới thật là tai hại (...)”. Tả như vậy có lẽ tác giả nhằm làm tăng cái vẻ chua chát của Chí Phèo muốn có

một người vợ như vậy cũng không xong. Mặt khác tác giả có ý hài hước để cho Thị Nở “xứng đơi” với Chí Phèo (lúc đầu truyện có tên Đôi lứa xứng đôi).

Thơng thường, người ta có thể chửi trời, chửi đời, chửi tất cả những ai làm cho họ tức giận, còn hễ ai động đến bố mẹ người ta thì khơng n. Thế mà Chí Phèo lại “chửi cha đứa nào khơng chửi nhau với hắn” quá quắt và lạ lùng hơn, hắn chửi cả người đẻ ra thân hắn thì đáng cười thật, đáng cười nhưng cũng đáng thương cho một con người cô độc giữa cuộc đời. “Cái đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn” nào hắn đâu biết, đó chỉ là tiếng chửi đổng thôi. Hắn chửi mà chẳng ai lên tiếng. Hắn là con người thừa của xã hội, con người bị bỏ rơi ngay từ lúc mới sinh ra, lớn lên cũng vậy.

Những từ ngữ phóng đại mang nội dung miêu tả các tác động trực tiếp với tâm lý, tình cảm và cơ thể bộ phận con người được Nam Cao sử dụng nhiều: “tiếng cười nảy lên đành đạch” (Nhìn người ta sung sướng), “tim tơi nhảy chồm lên như một mụ đàn bà ghen tuông” (Cái mặt khơng chơi được), “đơi mắt thì long sòng sọc, chúng như muốn nhảy vọt ra” (Những truyện

không muốn viết) ...

Tăng cấp cũng là thủ pháp được Nam Cao ưa sử dụng, tăng cấp trong hành động để thể hiện kịch tính. Đây là một đoạn văn trong Những truyện không muốn viết: “Mặt y nhăn như mặt hổ phù. Cái mũi phình ra, nó chứa đầy

khí giận. Đơi mắt thì long sịng sọc. Chúng toan nhảy vọt ra. Ghê gớm quá! Lại nghiến răng kèn kẹt nữa.

(...) Vợ tôi càng ngứa mắt. Y gầm lên. Y xốc váy lên trên đầu gối. Y giậm chân bồ bồ. Rồi y lại buông váy xuống. Y vừa nhảy cẫng lên như một con gà chọi, vừa vỗ tay đen đét mà xỉa xói vào mặt tơi :

- Đi chết đâu mà đi mãi thế? Sao không chết dẫm chết dúi ở đâu đi cho rồi?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nam cao trước cách mạng tháng 8 năm 1945 (Trang 101 - 113)