cuộc sống, con người và nghệ thuật
Trong những truyện ngắn của mình, Nam Cao đã thơng qua nhân vật người kể truyện để bày tỏ thái độ của mình trước cuộc sống, con người, xã hội. Với vai trò đại diện của tác giả, người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao đem đến cho độc giả những đề tài, mà phần nào đã từng diễn ra, từng ảnh hưởng nhiều trong cuộc đời tác giả. Bạn cùng nghề nhà văn là Nguyễn Công Hoan từng tâm sự: "Người viết văn chịu ảnh hưởng về mặt nào nhiều nhất, thì có khả năng sáng tác về mặt ấy nhiều nhất" [17, tr.1223].
Nam Cao cũng đã nói: "Sống đã rồi hãy viết". Khơng phải đơn giản nhà văn nói ra như vậy mà câu nói ấy đã được đúc kết bằng cả một cuộc đời, lúc nào tác giả cũng suy nghĩ, chiêm nghiệm, dằn vặt mỗi khi cầm bút. Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, so với các nhà văn hiện thực phê phán
khác và các nhà văn trong Tự Lực văn đoàn, Nam Cao là người đến muộn nhưng ông sớm định hình một lối riêng. Nam Cao đã ý thức về một nghệ thuật vị nhân sinh, người viết văn không lẩn tránh sự thật, không thể thờ ơ trước biết bao người quằn quại, nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao cực khổ và lầm than. Những sự thật tàn nhẫn, nghiệt ngã luôn bám riết mọi chỗ, mọi nơi khiến nhà văn không thể viết văn chương giả dối. Nhà văn Ngô Tất Tố kêu gọi: "Hãy ngó mắt đến những kẻ hạ lưu thôn quê", Vũ Trọng Phụng tuyên bố: "Tiểu thuyết là sự thật ở đời". Nam Cao công khai quan điểm: "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối".
Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo khơng chỉ vì mưu sinh, kiếm sống mà trước hết là vì nhu cầu sáng tạo thơi thúc từ bên trong, văn chương phải mới lạ, độc đáo. Ơng khơng dễ dãi với ngịi bút của mình. Với ơng, văn chương phải có chiều sâu của nghệ thuật sáng tạo đích thực và nhà văn muốn sáng tác của mình thật sự có ích. Đó là lý do Nam Cao đã sống và viết vì mọi người, cho nhân dân, cho đất nước. Khi Cách mạng tháng Tám thành công Nam Cao dâng hiến cả cuộc đời và sự nghiệp sáng tác cho Cách mạng, sẵn sàng chối bỏ "tháp ngà" nghệ thuật thuần túy để sống và sáng tác vì mọi người, vì cuộc đời.
Những con người trong tác phẩm của Nam Cao bị bám riết bởi sự đói ăn, nghèo nàn, những định kiến cổ hủ lạc hậu, con người bị đẩy đến tình trạng bần cùng hoá hoặc lưu manh hố. Khơng gian làng, nông thôn không khác nào mảnh vườn hoang cuối mùa tiêu điều xơ xác mà bọn quyền thế là lũ sâu bọ hút hết nhựa sống, vặt trụi mọi nhành non lá biếc, tàn phá những mùa hoa. Mảnh vườn q ấy khơng thể kết trái, nếu có chăng là những quả còi quả cọc, quả điếc mà những con người khốn khổ là sản phẩm của mảnh vườn q đó. Nếu nhân vật anh Pha của Nguyễn Cơng Hoan, chị Dậu của Ngô Tất Tố là
những con người tốt thuần nhất, trọn vẹn bởi tính cách của nhân vật là do bản chất giai cấp của nhân vật chi phối, quyết định. Họ chìm nổi, thăng trầm về số phận mà lại tĩnh tại, ngun dạng về tính cách. Có thể nói, chỉ đến hàng loạt các nhân vật của Nam Cao xuất hiện như Chí Phèo, lang Rận, lão Hạc, Hộ, Thứ, San, Hồng...mới đập vỡ cái nhìn phiến diện, tĩnh tại tạo ra một cái nhìn phức tạp, đa chiều hơn và sâu sắc hơn về con người. Nhân vật dường như lúc nào cũng chịu một sức nặng trên vai, đôi khi như quằn quại, khổ đau đến tột cùng trên con đường đầy chơng gai đi tìm nhân tính của mình.
Vì thế, những tâm sự, tình cảm, ý kiến, thái độ của Nam Cao đối với hiện thực được bộc lộ trong tác phẩm qua hình tượng người kể chuyện. Trong nhóm đề tài về người trí thức, nơng dân, những người cùng đinh...ông đã dựng lên cả một thế giới mà cuộc sống đầy bế tắc. Nam Cao chế giễu, phê phán, cười chua xót và hơn hết là sự ám ảnh về vấn đề vận mệnh chung của một xã hội buồn thảm, tủi nhục, trong đó đời sống khơng cịn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc.
Người kể chuyện trong truyện ngắn Nam Cao cũng hướng tới những câu chuyện mang tính bi hài vì người kể chuyện ấy mang trong nó quan điểm của tác giả về cuộc sống.
Như vậy, người kể chuyện có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc mang tiếng nói, quan điểm của tác giả về cuộc sống con người và nghệ thuật.
1.3. Tiểu kết
Có thể nói, người kể chuyện là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện, đó là một dạng nhân vật đặc biệt trong tác phẩm, có chức năng tổ chức các nhân vật khác, tổ chức kết cấu của tác phẩm, dẫn dắt định hướng và khơi gợi khả năng đối thoại, tranh luận của người đọc. Ngoài ra người kể chuyện còn là một điểm tựa để tác giả bộc lộ những quan điểm của mình về cuộc sống, nghệ thuật. Giữa người kể truyện và tác giả có một mối liên hệ mật
thiết nhưng không đồng nhất với nhau. Người kể truyện trong truyện ngắn Nam cao tỏ ra hết sức linh hoạt trong việc di chuyển điểm nhìn, truyện được trần thuật theo điểm nhìn khách quan hoặc chủ quan hay có sự di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật, từ điểm nhìn của tác giả sang điểm nhìn nhân vật và ngược lại, như vậy sẽ tạo thuận lợi cho bạn đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao có sự chuyển biến về thế giới quan và quan điểm nghệ thuật, từ một nhà văn hiện thực phê phán dần dần chuyển thành một nhà văn Cách mạng. Người kể chuyện trong những truyện của ơng thời kỳ này cũng góp phần đem những quan điểm mới, tiếng nói mới của tác giả về con người, cuộc sống và nghệ thuật đến với bạn đọc.
Nói chung, truyện ngắn Nam Cao đạt được thành cơng là sự hồ quyện của nhiều yếu tố: Người kể chuyện, không gian, thời gian, cốt truyện, giọng điệu. Vấn đề người kể chuyện là vấn đề trung tâm trong nghệ thuật tự sự và vai trò của người kể chuyện rất quan trọng. Bên cạnh đó thì cốt truyện, giọng điệu, ngơn ngữ cũng đóng góp khơng nhỏ làm nên thành cơng của tác phẩm, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ điều này ở chương sau.
CHƢƠNG 2