trong hệ thống đánh giá kết quả hoạt động hàng năm, Marr Bernard (2005) ghi nhận
được các chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.1: Khảo sát chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp
Chỉ tiêu %
Tài chính 96
Khách hàng 69
Quy trình nội bộ 64
Người lao động 52
Sức khỏe & an toàn lao động 24
Đổi mới 22
Các bên có lợi ích liên quan 10 Nguồn: Marr Bernard (2005)
Chỉ tiêu về tài chính chiếm một tỷ lệ rất cao trong tiêu chí đo lường kết quả hoạt động kinh doanh (96%), chính vì thế trong phạm vi nghiên cứu này chỉ tập
trung vào khía cạnh tài chính trong việc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng thẻ điểm cân bằng.
2.2 Mối quan hệ giữa các thành phần của OA và kết quả hoạt động kinh doanh doanh
Trong khái niệm khả năng thích ứng, để đo lường giá trị sự phản hồi cần điều tra cấu trúc tổ chức từ khía cạnh tài chính để nhận ra, hiểu và dự đoán những biến của tổ chức. Điều này có thể đạt được bằng hệ thống đo lường sự phản hồi, tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư, khả năng tài chính, biên độ lợi nhuận và khối lượng bán hàng của sản phẩm (Tseng và Lin, 2011).
Việc đánh giá tổ chức từ quan điểm học hỏi và đổi mới, bao gồm sự thỏa mãn của nhân viên và năng suất lao động, quản lý nguồn nhân lực và một số khía cạnh của năng lực của tổ chức có thể đạt được. Để có được sự linh hoạt, tổ chức cần triển khai hệ thống đánh giá và phát triển các sản phẩm mới, phát hiện lỗi, cải thiện thời gian chu kỳ sản xuất... Đạt được những điều này sẽ mở rộng sự linh hoạt trong tổ
chức, trong sản xuất cũng như trong số lượng sản phẩm. Với việc tạo ra sự linh hoạt trong lực lượng lao động cần tập trung vào việc học tập và đổi mới. Tổ chức tập trung chủ yếu vào thiết kế sản phẩm và tiến trình sản xuất sẽ nâng cao khả năng đáp
ứng với sự thay đổi môi trường. Việc đánh giá từ sự thỏa mãn khách hàng, khía
cạnh tài chính góp phần đạt được sự nhanh chóng của tổ chức. Vì thế, tổ chức có thể có nhiều lợi ích từ khách hàng để tạo ra nhiều hơn những sản phẩm mong muốn (Tseng và Lin, 2011).
Cuối cùng, để đạt được OA, tổ chức cần được điều tra và phân tích một cách cẩn thận từ nhiều quan điểm khác nhau.
2.2.1 Giới thiệu nghiên cứu có liên quan
Habib Ebrahimpour và đtg (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức tới kết quả kinh doanh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng 4 thành phần của khả năng thích ứng tổ chức là Sự linh hoạt (Flexibility), Sự nhanh chóng (Quickness), Năng lực (Competency) và kết quả kinh doanh bao gồm các thành phần: Doanh số bán hàng so với đối thủ cạnh tranh (Sales in compared to competitors), Tỷ lệ cổ phần (Organization market share), Sự lôi cuốn khách hàng (Customer attraction), Sự gia tăng khách hàng (Customer increase), Tỷ số ROI (Rate of return on investment), Sản phẩm mới đưa ra thị trường (New product offering to the market), Lợi nhuận rịng (Net profit) và Duy trì khách hàng (Customer retention). Nghiên cứu được thực hiện tại Iran với
131 công ty về thiết bị gia dụng. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở phân tích tương quan sử dụng chỉ số Spearman để đưa ra kết luận.
2.2.2 Kết quả nghiên cứu của Habib Ebrahimpour
Tác giả Habib đưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu và kết quả của 5 giả thuyết này như sau:
Bảng 2.2: Tóm tắt kết quả kiểm định
Mã số Giả thuyết Kết luận
H1
Có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa khả năng thích ứng tổ chức và kết quả kinh doanh trong doanh
nghiệp sản xuất Chấp nhận
H2 Có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa sự đáp ứng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản
xuất.
Chấp nhận
H3 Có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa sự linh hoạt và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất.
Chấp nhận H4 Có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa năng lực và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. Chấp nhận H5
Có một mối quan hệ tích cực và đáng kể giữa sự nhanh chóng và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản
xuất. Chấp nhận
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đưa ra các kết quả về thống kê như
sau: chỉ số Spearman giữa sự đáp ứng và kết quả kinh doanh là 0.481; giữa sự linh hoạt và kết quả kinh doanh là 0.468; giữa năng lực và kết quả kinh doanh là 0.416; giữa sự nhanh chóng và kết quả kinh doanh là 0.570. Dựa vào các số liệu này, các giả thuyết đưa ra được chấp nhận. Hơn nữa, chỉ số này giữa khả năng phản ứng tổ chức và tỷ số ROI là 0.439 và Lợi nhuận ròng là 0.533. Điều này cho thấy ảnh
hưởng của chúng lên các chỉ số tài chính là tương đối cao.
Mặc dù chỉ dừng lại ở phân tích tương quan, nhưng nghiên cứu cũng phần nào cho thấy rằng các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức có tác động tích cực và đáng kể lên hoạt động kinh doanh của tổ chức.
2.3 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.3.1 Mơ hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Charlene A. Yauch, (2011), những phát hiện nói rằng khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường có liên quan đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các nghiên cứu của Habib Ebrahimpour và đtg (2012) khẳng định rằng khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường có
mối tương quan dương với kết quả hoạt động kinh doanh.
Trong nghiên cứu này, các mối quan hệ giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường được chọn lựa dựa trên quan điểm của Habib (2012) với kết quả hoạt động kinh doanh - được đo bằng quan điểm tài chính của Balanced
Scorecard (BSC). Mơ hình nghiên cứu đề xuất của luận văn được biểu diễn qua sơ
đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức đến
kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Hình 2.4: Mơ hình giả thuyết biểu diễn tác động giữa các thành phần của khả năng thích ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh
Phương trình hồi quy bội rút ra từ mơ hình trên có dạng như sau: Phương trình 2-1: Y = β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4
Ý nghĩa của các biến thành phần trong mơ hình giả thuyết được tóm tắt như sau: X1: Sự linh hoạt X2: Sự nhanh chóng X3: Sự phản hồi X4: Năng lực Y: Kết quả hoạt động kinh doanh H1-1 H1-2 H1-3 H1-4
Bảng 2.3: Các định nghĩa về biến thành phần trong mơ hình nghiên cứu
Khái niệm Biến thành phần Ý nghĩa
Khả năng thích ứng tổ
chức
Sự linh hoạt (Flexibility)
Khả năng sản xuất và cung cấp các sản
phẩm/dịch vụ khác nhau và đạt được các mục tiêu khác nhau với cùng một thiết bị và nguồn lực
Sự nhanh chóng (Quickness)
Khả năng thực hiện các hoạt động một cách nhanh chóng
Sự phản hồi (Responsiveness)
Khả năng nhận ra và đáp ứng với những thay
đổi một cách nhanh chóng
Năng lực
(Competency) Các khả năng đạt được mục tiêu tổ chức thông qua các nguồn lực sẵn có Kết quả kinh
doanh Nhằm phản ánh kết quả lịch sử của công ty hoặc chuyển tải những hệ quả kinh tế Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Chúng ta sẽ xem xét tác động của từng biến thành phần của khả năng thích
ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh trong nghiên cứu này. Các giả thuyết được đặt ra từ mơ hình hồi quy như sau:
H1-1: Sự linh hoạt có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh H1-2: Sự nhanh chóng có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh H1-3: Sự phản hồi có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh H1-3: Năng lực có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh
Trong mơ hình này, nghiên cứu cũng sẽ tìm hiểu xem thành phần nào của khả năng thích ứng tổ chức có mức độ tác động cao nhất lên kết quả kinh doanh.
Ngoài ra nghiên cứu cịn kiểm định các giả thuyết sau:
H2: Có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các
lĩnh vực khác nhau
H3: Có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp
Sau chương này, người đọc đã hiểu sâu sắc về các khái niệm, định nghĩa và lý thuyết cơ bản sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này. Nó sẽ rất hữu ích để tạo ra
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3:
Chương 2 đã trình bày lý thuyết và các nghiên cứu trước đây của các tác giả có liên quan tới khả năng thích ứng tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh đồng
thời xây dựng mơ hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết. Chương 3 sẽ tiếp tục giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các
thang đo. Chương này gồm các phần như sau: (1) Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát,
(2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ bao gồm: Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu
thập dữ liệu, Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo, Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, Mơ hình nghiên cứu chính thức.
3.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Theo Creswell (2003), trong nghiên cứu khoa học có 3 cách để có thang đo sử dụng trong nghiên cứu: (1) Sử dụng thang đo đã có – sử dụng nguyên thang đo do các nhà nghiên cứu trước xây dựng; (2) Sử dụng thang đo đã có nhưng có bổ sung
và điều chỉnh cho phù hợp với không gian nghiên cứu và (3) Xây dựng thang đo
hoàn toàn mới.
Từ cơ sở lý thuyết trong chương 2 đã xây dựng được 2 khái niệm nghiên cứu, trong đó có khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh là thang đo đơn hướng.
Khái niệm đa hướng đó là khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường.
Các khái niệm đã được các tác giả trước đây phát triển và điều chỉnh. Tuy nhiên,
khi áp dụng vào thị trường Việt Nam, các thang đo này được xem xét lại thơng q trình thảo luận với chuyên gia là những người làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị nhằm điều chỉnh và chuyển ngữ các biến quan sát, từ đó phát triển bảng câu hỏi để thực hiện thu thập dữ liệu sơ bộ.
Theo đó, thang đo về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường của Habib (2012) bao gồm 25 biến quan sát và kết quả hoạt động kinh doanh được
đo bằng quan điểm tài chính của Balanced Scorecard (BSC) với 8 biến quan sát
(Xem chi tiết tại PHỤ LỤC 7). Ngoài ra, thang đo Likert năm điểm được sử dụng để
chọn số thích hợp tương ứng với thái độ của họ. Quy mô đo lường được chỉ định từ giá trị thấp nhất là (1) tương đương với “Rất không đồng ý”, và giá trị cao nhất (5) tương đương với “Đồng ý”.
3.1.1 Bảng câu hỏi khảo sát ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường thay đổi môi trường
Trong nghiên cứu này, khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường
được chọn lựa dựa trên quan điểm của Habib (2012). Theo quan điểm này các thành
phần của thang đo sẽ bao gồm: Sự linh hoạt (Flexibility), Sự nhanh chóng (Quickness), Sự phản hồi (Responsibility) và Năng lực (Competency).
Sự linh hoạt (Flexibility): Bao gồm khả năng sản xuất và cung cấp các sản
phẩm khác nhau và đạt được các mục tiêu khác nhau với cùng một thiết bị và nguồn lực. Tính linh hoạt bao gồm bốn lĩnh vực như sau (Kanet et al, 1999;. Arif Khan & Pillania, 2008):
Linh hoạt sản lượng
Linh hoạt trong chủng loại sản phẩm Linh hoạt của cơ cấu tổ chức
Linh hoạt của cá nhân
Nghiên cứu định tính loại bỏ thành phần “Linh hoạt trong chủng loại sản
phẩm” ra khỏi thang đo. Lý do của việc này là các chuyên gia cho biết rằng ở giai
đoạn hiện tại các tổ chức rất hạn chế trong việc phát triển, phân phối và tiếp thị các
Bảng 3.1: Thang đo sự linh hoạt
Tên biến Thành phần
Sự linh hoạt (Flexibility)
FLE1 Tổ chức có khả năng thay đổi qui mơ hoạt động phù hợp với sự gia tăng
hay suy giảm trong nhu cầu
FLE2 Nguồn lực của tổ chức có thể dễ dàng triển khai để đối phó với cơ hội và thách thức gặp phải
FLE3 Các nhà quản lý trong tổ chức có khả năng đáp ứng với hồn cảnh thay đổi thơng qua việc phân phối nhanh chóng và tổ chức các nguồn lực
Chú ý. FLE (Flexibility): Sự linh hoạt Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sự nhanh chóng (Quickness): Khả năng thực hiện các hoạt động một cách
nhanh chóng, trong đó bao gồm:
Nhanh chóng trong việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường Phân phối sản phẩm nhanh chóng và đúng thời gian
Nhanh chóng trong thời gian hoạt động Nhanh chóng trong sản xuất nguyên mẫu Tập trung tạo ra sản phẩm
Nhanh chóng trong R&D
“Nhanh chóng trong việc giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường” bị loại bỏ khỏi thang do cũng vì lý do các tổ chức ưa chuộng tập trung vào các dòng sản phẩm chủ lực. Một số chun gia khơng đồng tình về quan điểm này.
Bảng 3.2: Thang đo sự nhanh chóng
Tên biến Thành phần
Sự nhanh chóng (Quickness)
QUI4 Tổ chức có quy trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và đúng thời hạn
QUI5 Tổ chức có quy trình thực hiện hoạt động sản xuất tinh gọn
QUI6 Tổ chức có khả năng tạo ra các sản phẩm mẫu một cách nhanh chóng QUI7 Tổ chức có khả năng huy động nguồn lực một cách nhanh chóng để tập
trung làm ra sản phẩm/dịch vụ
QUI8 Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) của tổ chức hoạt động một cách nhanh chóng và có hiệu quả
Chú ý. QUI (Quickness): Sự nhanh chóng Nguồn: Tác giả tổng hợp
Sự phản hồi (Responsiveness): Khả năng nhận ra và đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng, trong đó bao gồm:
Cảm nhận, hiểu và dự đoán được những sự thay đổi
Phản ứng ngay lập tức và nhanh chóng đối với những sự thay đổi Tạo ra, điều chỉnh và hoàn thiện sự thay đổi
Cập nhật sản phẩm Phản hồi của khách hàng
Bảng 3.3: Thang đo sự phản hồi
Tên biến Thành phần
Sự phản hồi (Responsiveness)
RES9 Tổ chức có khả năng cảm nhận, hiểu và dự đoán được những sự thay đổi của mơi trường kinh doanh
RES10 Tổ chức có khả năng phản ứng ngay lập tức và nhanh chóng đối với
những sự thay đổi trong mơi trường kinh doanh
RES11 Tổ chức có khả năng tạo ra, điều chỉnh và hoàn thiện sự thay đổi RES12 Tổ chức mất nhiều thời gian trong việc cập nhật sản phẩm
RES13 Tổ chức mất nhiều thời gian để theo kịp với sự thay đổi trong phản hồi của khách hàng
Chú ý. RES (Responsiveness): Sự phản hồi Nguồn: Tác giả tổng hợp
Năng lực (Competency): bao gồm một loạt các khả năng, năng suất của các hoạt động được cung cấp để đạt được mục tiêu của tổ chức. Những yếu tố này bao gồm những điều sau đây:
Một quan điểm chiến lược
Phần mềm và phần cứng công nghệ phù hợp Chất lượng sản phẩm
Hiệu quả chi phí
Mức độ cao của giới thiệu sản phẩm mới Quản trị sự thay đổi
Khả năng kiến thức và năng lực của các cá nhân
Ảnh hưởng và hiệu quả hoạt động
Phối hợp nội bộ và bên ngoài Hội nhập
Thành phần “Một quan điểm chiến lược” và “Hội nhập” bị loại bỏ khỏi thang
Bảng 3.4: Thang đo năng lực
Tên biến Thành phần
Năng lực (Competency)
COM14 Tổ chức có sự hỗ trợ của cơng nghệ phần mềm và phần cứng phù hợp COM15 Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của tổ chức được khách hàng đánh giá