Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữliệu 36 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)

3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 36 

3.2.1 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữliệu 36 

Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ là để phát hiện và khắc phục các lỗi có thể có trong thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức (Cavana, Delahaye & Sekaran 2001; Diamantopoulos & Winklhofer 2001; Litwin 1995; Malhotra 2004; Polit, Beck & Hungler 2005) và thường để tinh chỉnh và sửa đổi các câu hỏi nhằm giúp đảm bảo độ tin cậy và giá trị của các thang đo (Flynn & ctg

1990) (trích từ Nguyen, 2010). Ngồi ra, nghiên cứu sơ bộ được sử dụng để ước

tính tỷ lệ hồi đáp cho các phiếu khảo sát và xác định cỡ mẫu của nghiên cứu chính. Do đó, nghiên cứu sơ bộ được công nhận rộng rãi như là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của các công cụ khảo sát (Gree & ctg, 1988). Vì vậy, nghiên cứu sơ bộ cần phải được thực hiện để xem xét lại các thang đo trong bối cảnh của Việt Nam và các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh. Trong điều kiện của một mẫu nghiên cứu sơ bộ, Green & ctg (1988) cho rằng đối tượng nghiên cứu sơ bộ nên

càng giống mẫu chính thức càng tốt, đại diện trả lời điển hình, hoặc ngắn gọn hơn,

nên phản ánh các thành phần của cuộc điều tra chính. Tuy nhiên, lấy mẫu thuận tiện cũng thường được sử dụng đểtạo ra một mẫu cho nghiên cứu sơ bộ (Calder & ctg, 1981) với một kích thước mẫu đề nghị từ 12 đến 30 (Hunt & ctg, 1982) hoặc từ 25

đến 100 (Bolton, 1993).

Như vậy, trong nghiên cứu sơ bộ, để đảm bảo cho mẫu nghiên cứu chính thức và có thể đáp ứng yêu cầu xử lý của phần mềm SPSS 22.0 thì đối tượng điều tra là các cấp quản lý của các doanh nghiệp. Và 104 phiếu khảo sát được gửi đi. Kết quả thu về 104 phiếu trả lời hợp lệ. Kết quả 104 phiếu được đưa vào xử lý sơ bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)