Các giả thuyết nghiên cứu 26 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 41)

2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 25 

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 26 

Chúng ta sẽ xem xét tác động của từng biến thành phần của khả năng thích

ứng tổ chức đến kết quả hoạt động kinh doanh trong nghiên cứu này. Các giả thuyết được đặt ra từ mơ hình hồi quy như sau:

H1-1: Sự linh hoạt có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh H1-2: Sự nhanh chóng có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh H1-3: Sự phản hồi có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh H1-3: Năng lực có tác động có ý nghĩa đến kết quả kinh doanh

Trong mơ hình này, nghiên cứu cũng sẽ tìm hiểu xem thành phần nào của khả năng thích ứng tổ chức có mức độ tác động cao nhất lên kết quả kinh doanh.

Ngoài ra nghiên cứu cịn kiểm định các giả thuyết sau:

H2: Có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong các

lĩnh vực khác nhau

H3: Có sự khác biệt giữa khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi mơi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp

Sau chương này, người đọc đã hiểu sâu sắc về các khái niệm, định nghĩa và lý thuyết cơ bản sẽ được áp dụng trong nghiên cứu này. Nó sẽ rất hữu ích để tạo ra

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3:

Chương 2 đã trình bày lý thuyết và các nghiên cứu trước đây của các tác giả có liên quan tới khả năng thích ứng tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh đồng

thời xây dựng mơ hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết. Chương 3 sẽ tiếp tục giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh và đánh giá các

thang đo. Chương này gồm các phần như sau: (1) Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát,

(2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ bao gồm: Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu

thập dữ liệu, Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo, Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ, Mơ hình nghiên cứu chính thức.

3.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Theo Creswell (2003), trong nghiên cứu khoa học có 3 cách để có thang đo sử dụng trong nghiên cứu: (1) Sử dụng thang đo đã có – sử dụng nguyên thang đo do các nhà nghiên cứu trước xây dựng; (2) Sử dụng thang đo đã có nhưng có bổ sung

và điều chỉnh cho phù hợp với không gian nghiên cứu và (3) Xây dựng thang đo

hoàn toàn mới.

Từ cơ sở lý thuyết trong chương 2 đã xây dựng được 2 khái niệm nghiên cứu, trong đó có khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh là thang đo đơn hướng.

Khái niệm đa hướng đó là khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường.

Các khái niệm đã được các tác giả trước đây phát triển và điều chỉnh. Tuy nhiên,

khi áp dụng vào thị trường Việt Nam, các thang đo này được xem xét lại thơng q trình thảo luận với chuyên gia là những người làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị nhằm điều chỉnh và chuyển ngữ các biến quan sát, từ đó phát triển bảng câu hỏi để thực hiện thu thập dữ liệu sơ bộ.

Theo đó, thang đo về khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường của Habib (2012) bao gồm 25 biến quan sát và kết quả hoạt động kinh doanh được

đo bằng quan điểm tài chính của Balanced Scorecard (BSC) với 8 biến quan sát

(Xem chi tiết tại PHỤ LỤC 7). Ngoài ra, thang đo Likert năm điểm được sử dụng để

chọn số thích hợp tương ứng với thái độ của họ. Quy mô đo lường được chỉ định từ giá trị thấp nhất là (1) tương đương với “Rất không đồng ý”, và giá trị cao nhất (5) tương đương với “Đồng ý”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của khả năng thích ứng tổ chức với sự thay đổi môi trường đến kết quả hoạt động kinh doanh một nghiên cứu tại thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)