Đánh giá thực trạng tổ chức cơng tác kế tốn ở các doanh nghiệp chế biến gỗ trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh bình dương (Trang 55)

trên tỉnh Bình Dương

2.3.1. Về tổ chức chứng từ kế toán

Tổ chức chứng từ kế toán ở các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang sử dụng có những ưu điểm và hạn chế như sau:

Về ưu điểm: Các DN chế biến gỗ Bình Dương thực hiện tốt các quy định của

BTC liên quan đến chứng từ kế tốn phục vụ cho cơng tác KTTC trong DN, có xây dựng thêm một vài chứng từ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho DN như biên bản nghiệm thu gỗ, lệnh sản xuất,...

Về hạn chế: Danh mục mẫu chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế tốn khơng đủ để các DN chế biến gỗ sử dụng cho ngành nghề SXKD đặc thù của mình, kế tốn chưa nắm rõ là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần có các chứng từ bắt buộc và các chứng từ thủ tục kèm theo sao cho hợp lý, hoàn thiện, bổ sung. Ở các DN vừa và nhỏ có rất ít chứng từ cung cấp thơng tin chi tiết phục vụ cho KTQT, chứng từ kế tốn khơng được thiết kế thêm các chỉ tiêu thu thập thông tin về mặt KTQT, các thông tin trên chứng từ kế toán mà DN đang sử dụng chưa phân loại chi phí thành biến phí và định phí,... Nguyên nhân là do các chứng từ kế toán phục vụ cho KTTC được thực hiện đúng theo hướng dẫn của BTC nhưng lại thiếu đi các chứng từ hướng dẫn cho KTQT, KTQT chưa được tổ chức thành hệ thống như KTTC. Việc thiết kế các chứng từ nội bộ để ghi nhận, thu thập thơng tin ban đầu phục vụ ghi sổ kế tốn, lập báo cáo KTQT là cần thiết đối với các DN nhỏ và vừa phục vụ cho hoạch định, kiểm soát, ra quyết định của nhà quản lý.

DN chưa sử dụng chứng từ kế tốn điện tử, khơng có mở sỗ đăng ký mẫu chữ ký của lãnh đạo DN, các trưởng phòng, nhân viên, phần lớn các DN khơng có lập quy trình lưu chuyển chứng từ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác. Các DN chế biến gỗ chủ yếu có quy mơ nhỏ và vừa, khả năng tài chính hạn hẹp, khơng có quy định bắt buộc phải thực hiện nên việc sử dụng chứng từ điện tử chưa được áp dụng. Số lượng nhân viên văn phịng khơng nhiều nên các DN cho rằng cũng không cần thiết phải đăng ký mẫu chữ ký hay lập quy trình luân chuyển chứng từ.

Nhìn chung, hệ thống chứng từ kế toán ở các DN chế biến gỗ hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho KTQT.

2.3.2. Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Về ưu điểm: Các DN chế biến gỗ vận dụng hệ thống TKKT ban hành theo

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, có mở thêm nhiều tài khoản chi tiết theo dõi chi tiết tình hình tài chính trong DN. Các DN thực hiện đúng quy định về xây dựng và áp dụng hệ thống TKKT phục vụ tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và lập BCTC.

Về hạn chế: Khi vận dụng hệ thống tài khoản do BTC ban hành theo Quyết

định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, DN gặp hạn chế trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho KTQT do thiếu nhiều tài khoản chi tiết nhưng lại có nhiều TKKT đa số các DN không dùng tới, các nghiệp vụ phát sinh được hạch toán chưa chính xác vào các TKKT giữa những công ty với nhau, có cơng ty hạch toán theo hướng dẫn Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế tốn nhưng có cơng ty hạch tốn theo hướng dẫn của thông tư thuế, việc hạch toán vào các tài khoản chi tiết còn tuỳ tiện chưa thật sự phù hợp, nhiều DN tách riêng giữa KTTC và KTQT không theo dõi chung trên một hệ thống TKKT.

Các TKKT chưa phục vụ cho KTQT, thông tin chi phí chưa được phân loại theo nhiều cách khác nhau để cung cấp thông tin phục vụ cho các quyết định quản trị DN, các tài khoản chỉ được chi tiết theo yếu tố chi phí thì chưa thật sự giúp ích cho việc tập hợp thơng tin chi phí cho q trình ra quyết định. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ DN chưa thật sự quan tâm đến KTQT, ở các DN nhỏ số lượng nhân viên kế tốn ít, trình độ nhân viên cịn hạn chế, khối lượng cơng việc nhiều nên khơng có thời gian tổ chức chứng từ, tài khoản giành cho KTQT, nhu cầu về thơng tin chi phí của nhà quản trị chưa cao nên kế toán chưa thấy được sự cần thiết của việc tổ chức thông tin phục vụ KTQT chi phí.

Cịn ở các DN vừa và lớn hệ thống TKKT tách biệt thông tin giữa KTTC và KTQT, tuy nhà quản lý đã chú trọng đến thông tin của KTQT nhưng nhu cầu thơng tin chi phí chưa đa dạng nên thơng tin quản trị của kế toán cung cấp chưa phục vụ cho các hoạch định chiến lược dài hạn và ra quyết định. Vì thơng tin chi phí phục vụ cho KTQT cần được phân loại theo cách ứng xử chi phí phục vụ cho việc tính giá thành theo chi phí biến đổi và phân tích mối quan hệ chi phí-khối lượng-lợi nhuận, tập hợp thơng tin chi phí theo các đối tượng chịu chi phí khác nhau, thực hiện kế toán trách nhiệm,... Để có được thơng tin KTQT hữu ích các DN chế biến gỗ cần hồn thiện hơn về hệ thống tài khoản phục vụ cho hạch toán KTQT.

Hệ thống TKKT hiện nay mà các DN chế biến gỗ sử dụng chỉ tập trung phục vụ cho KTTC để lập BCTC, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng thể, ở tầm vĩ mơ của DN. Nhưng để có thể điều hành và quản lý DN hiệu quả, nhất thiết phải có thơng tin của KTQT. Việc thiết lập hệ thống TKKT phục vụ cung cấp thông tin đồng thời cho cả

KTTC và KTQT là cần thiết vì đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm và phù hợp với tình hình hiện nay của các DN chế biến gỗ.

2.3.3. Về tổ chức hệ thống sổ kế toán

Về ưu điểm: Các DN chế biến gỗ hiện nay sử dụng hình thức kế tốn nhật ký

chung vì nó phù hợp cho các DN vừa và nhỏ, thuận lợi để xử lý thông tin bằng thủ công hay trên phần mềm kế toán, các DN thực hiện tốt các quy định liên quan về lập sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết để lập BCTC.

Về hạn chế: Đa số các DN chế biến gỗ sử dụng mẫu sổ kế toán chi tiết do BTC

ban hành nhưng các sổ chi tiết này thiếu nhiều thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản trị theo ngành nghề đặc thù của chế biến gỗ. Ở các DN chế biến gỗ các sổ chi tiết không được thiết kế, xây dựng thêm nhiều chỉ tiêu và chưa có một hệ thống sổ chi tiết đầy đủ nhằm cung cấp thông tin để lập BCQT, nguyên nhân kế toán chưa mở nhiều sổ chi tiết theo dõi các chi phí phát sinh liên quan đến các đối tượng chịu chi phí, chi phí thực tế, kế hoạch và dự tốn,... là do chủ DN chủ yếu là DN nhỏ và vừa, nhà quản lý chưa có yêu cầu báo cáo về các thông tin liên quan đến KTQT, nếu có cũng chỉ là một vài thông tin KTQT cơ bản nên phần lớn kế tốn khơng có mở sổ chi tiết theo dõi các thông tin liên quan đến KTQT.

Để hồn thiện tổ chức cơng tác kế tốn trong các DN chế biến gỗ thì hồn thiện về mở sổ kế tốn chi tiết ghi nhận các thơng tin chi tiết hỗ trợ lập các báo cáo KTQT là cần thiết cho các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay nhằm giúp DN hồn thiện cơng tác KTQT tại đơn vị mình.

2.3.4. Về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Về ưu điểm: Các DN chế biến gỗ Bình Dương chấp hành tốt biểu mẫu lập bộ

BCTC, nộp đầy đủ các báo cáo trong bộ BCTC đúng thời gian quy định, kiểm toán BCTC đối với DN có vốn đầu tư nước ngồi theo đúng quy định hiện hành.

Về hạn chế: Dù đã tuân thủ về thời hạn nộp và lập đầy đủ các báo cáo trong bộ

BCTC theo quy định nhưng các chỉ tiêu trên báo cáo chưa đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao do BCTC không được kiểm tra lại. Phần lớn trong thuyết minh BCTC của các DN chế biến gỗ khơng có thuyết minh về báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Một tỷ lệ nhỏ DN có trình bày và cơng bố thơng tin do DN có niêm yết trên thị trường chứng

khơng có quy định bắt buộc nên chủ DN chỉ cung cấp thông tin khi có yêu cầu của ngân hàng, chủ nợ, các cổ đông.

BCQT chưa thật sự được quan tâm, chưa trở thành công cụ hỗ trợ cho lãnh đạo DN ra quyết định trong các phương án kinh doanh. Vì ở các DN nhỏ chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng hệ thống báo cáo KTQT, nguyên nhân là chủ DN trực tiếp chỉ đạo, điều hành, bám sát hoạt động SXKD hằng ngày, ra các quyết định tức thời giải quyết vấn đề phát sinh và kế tốn cũng khơng được u cầu lập các BCQT. Các DN vừa và lớn có quan tâm cũng lập chưa đầy đủ hệ thống BCQT như chưa có báo cáo về kế tốn trách nhiệm, chưa cho thấy mọi mặt của quá trình SXKD nhằm hỗ trợ tư vấn cho nhà quản lý đưa ra quyết định, ngun nhân là vì thứ nhất BCQT khơng phải là báo cáo bắt buộc phải lập theo quy định mà chỉ mang tính khuyến kích, thứ hai là trình độ chuyên mơn của người kế tốn về KTQT cịn hạn chế, khơng nhận thấy nhu cầu của nhà quản trị để tự hoàn thiện và phục vụ, lãnh đạo DN khi đưa ra quyết định thường không nghĩ đến công cụ thông tin của KTQT, không yêu cầu cũng như chưa coi trọng thông tin của loại báo cáo này.

Ta thấy các DN chế biến gỗ Bình Dương chưa có hoặc chưa hồn thiện hệ thống báo cáo KTQT dẫn đến bị thiếu thông tin ảnh hưởng lớn đến các quyết định điều hành SXKD của nhà quản trị, gây tổn thất cho DN, do đó cần nhanh chóng khắc phục hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT.

2.3.5. Về tổ chức bộ máy kế toán

Về ưu điểm: Các DN chế biến gỗ tổ chức bộ máy kế tốn theo mơ hình tập

trung phù hợp với quy mô hoạt động và điều kiện của các DN chế biến gỗ trên tỉnh Bình Dương, các DN tổ chức tốt bộ máy kế toán phục vụ cho việc thu thập, ghi chép chứng từ, sổ kế toán để lập BCTC theo quy định của nhà nước.

Về hạn chế: Các nhân viên kế toán phần lớn chưa đáp ứng u cầu cơng việc

thực tế, khơng có bản mơ tả cơng việc cho các phần hành kế tốn cụ thể, khơng có sự lưu chuyển nhân viên làm ở các phần hành kế tốn với nhau nếu có ai đó nghỉ ngang đột xuất sẽ gây trở ngại, cơng việc bị ứ đọng. Bộ máy tổ chức KTTC và KTQT tách biệt nhau là chưa hợp lý vì hiện nay quy mô của các DN chế biến gỗ chủ yếu là nhỏ và vừa, cũng có DN lớn nhưng không phải ở cấp độ tập đoàn, đa quốc gia mà tổ chức KTTC và KTQT độc lập sẽ gây lãng phí và hiệu quả đem lại không tương xứng.

Bộ máy kế toán ở các DN chế biến gỗ hiện nay tập trung vào việc thu thập, ghi chép chứng từ, cung cấp thông tin cho KTTC của công ty, phần lớn chưa có bộ phận KTQT cũng như chưa có sự kết hợp giữa KTTC và KTQT, chưa chủ động thực hiện KTQT, ở một số cơng ty có tổ chức bộ máy KTQT nhưng số lượng báo cáo rất ít chưa thật sự cung cấp được các thông tin cần thiết để quản lý và điều hành nội bộ DN. Nguyên nhân là do công việc thực hiện phục vụ KTTC lớn, chiếm nhiều thời gian của kế tốn trong khi số lượng và trình độ nhân viên kế tốn cịn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của thông tin KTQT, nhu cầu địi hỏi cung cấp thơng tin KTQT của nhà quản trị khơng cao, kế tốn vẫn thụ động trong việc thu thập, phân loại, phân tích, lập báo cáo cung cấp thông tin liên quan đến KTQT cho nhà quản trị, thông tin chỉ được cung cấp khi nhà quản trị có yêu cầu.

Tổ chức bộ máy kế toán là nội dung rất quan trọng liên quan đến yếu tố con người, cung cấp thông tin cho nhà quản lý, mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong và ngồi DN. Do đó, tổ chức bộ máy kế toán khoa học, hợp lý phù hợp với quy mô và nhu cầu sử dụng thông tin sẽ phát huy tối đa hiệu quả của DN, giúp nhà quản trị có được thơng tin tồn diện về hoạt động của DN mình.

2.3.6. Về tổ chức kiểm tra kế toán

Về ưu điểm: Các DN chế biến gỗ có quan tâm chú trọng đến tổ chức kiểm tra

cơng tác kế tốn tại đơn vị mình, đa số các DN đều có sự kiểm tra lại các nội dung trong tổ chức cơng tác kế tốn.

Về hạn chế: Cơng tác kiểm tra kế tốn ở đa số các DN chủ yếu tập trung vào

kiểm tra hóa đơn dịch vụ mua vào, bán ra, kiểm tra việc kê khai nộp thuế GTGT, sổ sách và chứng từ của các tài khoản về doanh thu, chi phí, xác định thuế TNDN, thuế TNCN có tn thủ đúng theo các quy định thuế hiện hành nhằm đối phó với các cuộc kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế và đây cũng là vấn đề mà kế toán và chủ DN quan tâm. Các DN có th kiểm tốn viên bên ngồi thì nội dung kiểm tra cũng về các thông tin liên quan đến KTTC phục vụ lập BCTC của DN.

Chưa xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm sốt tồn diện các hoạt động của bộ phận kế toán. Nguyên nhân là do nhà quản lý chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc kiểm tra kế toán, DN cần xây dựng bộ phận kiểm tra kế toán điều này sẽ giúp

nhà quản lý có cơ sở đánh giá hiệu quả, cũng như thiếu sót trong bộ phận kế toán nhằm xử lý kịp thời, tăng cường trách nhiệm quản lý, đạt mục tiêu chung do DN đề ra.

2.3.7. Về tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh

Về ưu điểm: Một số DN đã quan tâm đến việc phân tích HĐKD, dù các chỉ tiêu

phân tích chưa đầy đủ, số lượng DN tiến hành phân tích chưa nhiều nhưng cho thấy các DN đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích HĐKD cho đơn vị mình.

Về hạn chế: Phần lớn các DN chế biến gỗ có quy mơ nhỏ chưa tiến hành phân

tích HĐKD là do DN SX theo đơn đặt hàng của khách hàng, có khi cịn phụ thuộc về NVL đều này không phụ thuộc vào nổ lực của DN nên không cần thực hiện phân tích. Một vài DN vừa và lớn có tiến hành phân tích nhưng phân tích chưa đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết, nội dung phân tích khơng thống nhất ở mỗi lần phân tích, khơng đưa ra đánh giá đúng về kết quả phân tích mà chỉ nêu khái qt, khơng có xây dựng quy trình tổ chức phân tích, nguyên nhân là do việc phân tích chưa được quan tâm nhiều, chỉ phân tích một vài chỉ tiêu trên BCTC, chủ DN cũng không yêu cầu gay gắt về vấn đề này vì thật sự nhà quản lý chưa thấy được tầm quan trọng và tác dụng hữu ích của việc phân tích HĐKD phục vụ lập kế hoạch kinh doanh và định hướng phát triển DN trong tương lai, mặt khác trình độ nhân viên kế tốn cịn hạn chế nên khơng tổ chức được quy trình phân tích hợp lý phù hợp với DN.

Như vậy, các DN chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa quan tâm nhiều đến phân tích HĐKD, chỉ phân tích một vài chỉ tiêu đơn giản. Lý do là chưa có một quy trình phân tích cụ thể, chi tiết từng cơng việc phải làm, ai là người thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên tỉnh bình dương (Trang 55)