7. Bố cục của luận văn:
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢNTRỊLỢINHUẬN
1.2.1 Khái niệm về quảntrịlợi nhuận:
Theo Schipper (1989) Hành vi quản trị lợi nhuận là hành vi có mục đích đối với quy trình lập và trình bày BCTC nhằm đạt được lợi ích cá nhân.
đổi BCTC để gây hiểu lầm cho một số đối tượng liên quan về thực trạng kinh tế của DN hoặc nhằm tác động đến kết quả của các hợp đồng kinh tế mà chúng dựa trên số liệu kế toán.
Theo Ronen và Yaari (2008) cung cấp định nghĩa đầy đủ hơn về hành vi quản trị lợi nhuận như sau: Hành vi quản trị lợi nhuận là một tập hợp các quyết định quản lý mà kết quả không phản ánh đúng thu nhập thực trong ngắn hạn, có tính chất tối đa hóa giá trị DN mà nhà quản lý đã biết về chúng.
Hay theo Đường Nguyễn Hưng (2013) hành vi quản trị lợi nhuận là hành động quản trị lợi nhuận kế toán của NQL DN nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua việc sử dụng các cơng cụ của kế tốn3.
Từ đó ta nhận thấy quản trị lợi nhuận là hành động có mục đích của NQL bằng cách sử dụng các hình thức chi phối thu nhập như lựa chọn chính sách kế tốn hay thơng qua thực hiện các nghiệp vụ kinh tế, sử dụng các hành động quản lý nhằm mục đích gây hiểu nhầm khi cung cấp thông tin cho người sử dụng để đạt được lợi ích gì đó.
Ở đây cần làm rõ bản chất của hành vi quản trị lợi nhuận. Người quản lý được quyền vận dụng các xét đốn chủ quan của mình trong việc lựa chọn chính sách và thực hiện các ước tính để phản ánh một cách đúng đắn hơn bản chất kinh tế của thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của DN. Còn hành vi quản trị lợi nhuận được hiểu như là việc vận dụng khơng đúng đắn các chính sách và thực hiện các ước tính kế tốn và quyết định thời điểm thực hiện các nghiệp vụ một cách có ý đồ dẫn đến việc phản ánh không trung thực bản chất của thực thể kinh tế của DN. Như vậy, ngay cả khi lựa chọn đó làm sai lệch lợi nhuận công bố so với kết quả hoạt động kinh doanh thực sự của DN thì cũng thuộc hành vi quản trị lợi nhuận. Việc thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận là nhằm thu được những lợi ích nhất định cho DN hoặc cho nhà quản lý. Và do bản chất của sự việc thường là không đúng đắn nên sẽ gây tác động tiêu cực đến nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan đến DN. Trường hợp phổ biến là người sử dụng thông tin BCTC của DN để ra
3 Phương pháp và thủ tục áp dụng trong kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm yết tại Việt Nam đối với hành
quyết định có thể dẫn đến quyết định khơng tối ưu. Trong một số trường hợp khác, việc thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận của DN có thể là nhằm bảo đảm các hợp đồng mà có các điều khoản ràng buộc dựa trên thơng tin kế tốn khơng bị vi phạm, ví dụ, trong hợp đồng vay vốn mà DN ký kết với ngân hàng. Vấn đề này sẽ được tác giả thể hiện rõ hơn trong phần mục đích của hành vi quản trị lợi nhuận.
Từ những phân tích trên, theo nhận định của tác giả quản trị lợi nhuận là hành vi tiêu cực theo hướng chủ quan của nhà quản lý, được xem là hành vi cơ hội, xuất phát từ sự xung đột lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản lý.