7. Bố cục của luận văn:
2.2 Quy trình nghiêncứu
2.2.2.1 Đo lường các biến nghiêncứu
2.2.2.1.1 Biến phụ thuộc:
- Biến X1: Mức độ CBTT :Mức độ CBTT trong luận văn chỉ đề cập đến sự đầy đủ
theo quy định cụ thể là biểu mẫu của QĐ15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính. Do đặc thù hệ thống BCTC của Việt Nam phải trình bày theo quy định sẵn, biểu mẫu dùng chung cho tất cả các ngành nghề kinh doanh. Đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế tốn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì các khoản mục được quy định bắt buộc. Đối với thuyết minh BCTC cần chi tiết một số khoản mục trong bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh. Một số các khoản mục trong thuyết minh BCTC là bắt buộc, một số vẫn có những khoản mục DN tự nguyện thuyết minh. Vì vậy trong phạm vi của đề tài này, tác giả chỉ đo lường mức độ CBTT dựa trên thuyết minh BCTC của DN niêm yết bao gồm cả thông tin bắt buộc và tự nguyện thuyết minh. Sau khi tổng hợp tất
cả các chỉ mục được thuyết minh trên BCTC của 101 công ty chọn mẫu qua 4 năm, tác giả tổng hợp được 126 các chỉ mục công bố trên thuyết minh BCTC.
Chi tiết các chỉ mục được trình bày ở phụ lục 2.3: Các chỉ mục trên thuyết minh BCTC để ghi mã.
Tiếp đến sẽ được tiến hành đánh giá theo kỹ thuật lưỡng phân (1,0). Nếu DN CBTT trong danh sách các chỉ mục được chọn thì nhận giá trị 1 và ngược lại mục không công bố nhận giá trị là 0. Chỉ số mức độ CBTT của mỗi DN được tính như sau (dựa trên cơ sở lý thuyết 1.6.2- Các chỉ số đo lường mức độ CBTT)
Với:
Ij: Chỉ số CBTT của công ty j, 0≤Ij≤1;
d = 1 nếu mục thông tin i được công bố, = 0 nếu mục thông tin i không được công bố.
n = số lượng mục thơng tin mà cơng ty có thể cơng bố, n ≤ 126 Ij = 1 nếu DN công bố đầy đủ trong thuyết minh BCTC
Biến X2: Mức độ quản trị lợi nhuận (DA): Tác giả sử dụng mơ hình modified
Jones (1995) để đo lường mức độ quản trị lợi nhuận cho tổng thể 380 công ty qua 4 năm từ năm 2010 đến 2013. Sau khi tính hệ số k1, k2, k3 cho tổng thể, từ đó tác giả tính mức độ quản trị lợi nhuận DA cho tổng thể và suy ra được mức độ quản trị lợi nhuận cho 101 mẫu được chọn. Mơ hình đã được trình bày ở cơ sở lý thuyết mục 1.2.4 – các mơ hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận trong các nghiên cứu thực nghiệm. Mơ hình như sau:
Tổng biến kế tốn dồn tích (TA) = Lợi nhuận sau thuế (năm t) – Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (năm t)
Trong đó:
NDAt là biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh được năm t TAt: Tổng biến dồn tích năm t
At-1: Tài sản cuối năm t-1 REVt: Doanh thu thuần năm t
PPEtlà nguyên giá của tài sản cố định hữu hình
Sau khi thực hiện hồi quy OLS 380 công ty từ năm 2010 đến năm 2013 (giả định rằng số liệu hồi quy không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian trong khoảng từ 2010 đến 2013) tương ứng với 1520 quan sát ta được α1 α2 α3. Thay vào phương trình tính được NDA (Biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh)
Suy ra: Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnht (DAt) = Tổng biến kế toán dồn tícht (TAt) - Biến kế tốn dồn tích khơng thể điều chỉnh (NDAt)
- Các chỉ số về Lợi nhuận sau thuế, doanh thu đươc lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Các khoản phải thu, nguyên giá tài sản cố định hữu hình được lấy từ bảng cân đối kế tốn. NDAt = TAt = α1 1 + α2 ▲REVt + α3 PPEt At-1 At-1 At-1 At-1 At-1 NDAt
= α1 1 + α2 (▲REVt-▲RECt) + α3 PPEt
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.2.2.1.2 Biến độc lập:
Biến X3: Tài sản, nhà máy và thiết bị ròng (PPE) : Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của một DN
PPE = (Tài sản cố định – Khấu hao)
Tổng tài sản
Biến X4: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lợi, hệ số này cho thấy với 1 đồng tài sản của công ty sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROA =
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
Biến X5: Chủ thể kiểm toán (AUD): Chủ thể kiểm toán sẽ nhận giá trị là 1 nếu chọn công ty kiểm toán thuộc Big 4 và 0 nếu ngược lại.
Biến X6: Quy mô của công ty (Size) được đo lường bằng cách lấy Logarith tự nhiên của tổng tài sản.
Biến X7: Địn bẩy nợ của cơng ty (LEV): Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản.
LEV =
Nợ phải trả Tổng tài sản
Qua đó tác giả tổng hợp kỳ vọng tương quan của các biến độc lập với các biến phụ thuộc qua bảng 2.1
Biến Nhân tố Chỉ tiêu đo lường
Kỳ vọng tương quan với biến phụ thuộc Mức độ CBTT Mức độ quản trị lợi nhuận X1 Mức độ CBTT PR -
X2 Mức độ quản trị lợi nhuận DA -
X3 Tài sản, nhà máy và thiết bị
ròng PPE + +
X4 Tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản ROA + +
X5 Chủ thể kiểm toán AUD + -
X6 Quy mô của công ty Size + -
X7 Đòn bẩy nợ LEV - +