Các nghiêncứu về mối quanhệ CBTT và quảntrịlợinhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 55)

7. Bố cục của luận văn:

1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾTVỀ MỐI QUANHỆGIỮA MỨCĐỘ CBTT VÀ QUẢN

1.3.4 Các nghiêncứu về mối quanhệ CBTT và quảntrịlợinhuận

Theo Ron Kasznik (1995, 1996) nghiên cứu mối quan hệ giữa CBTT với việc quản trị lợi nhuận (Earnings Management) ông cho rằng:

Thứ nhất người quản lý đưa ra một dự báo về lợi nhuận trở nên khơng chính xác thì nó sẽ dẫn đến các bước cố ý để điều tiết báo cáo lợi nhuận hướng tới con số lợi nhuận dự báo trước đó, vì người quản lý sợ mất uy tín đối với dự báo khơng chính xác sẽ gặp phải những hành động pháp lý tốn kém của nhà đầu tư bất mãn. Điều này cũng trùng hợp với nghiên cứu của Bartov, E., Givoly, D., Hayn, C., (2002),

Thứ hai, độ lớn của điều tiết lợi nhuận thì có liên quan đến độ lớn chi phí đối với các sai sót trong dự báo về lợi nhuận. Chẳng hạn như chi phí kiện tụng của cổ đơng thì nó cao hơn độ lớn của điều tiết lợi nhuận nếu nhà quản lý đánh giá cao về lợi nhuận và nó càng gia tăng độ lớn của các sai sót trong dự báo về lợi nhuận.

Cũng trong nghiên cứu này, nhà quản lý đánh giá cao lợi nhuận sẽ sử dụng tích cực các khoản trích trước tùy ý để điều chỉnh báo cáo lợi nhuận đi lên hướng tới kết quả

của các con số đã dự báo trước đó, nhưng lại khơng có bằng chứng nào cho thấy những nhà quản lý đánh giá thấp lợi nhuận để điều chỉnh báo cáo lợi nhuận đi xuống.

Theo Pled, V. and Iatridi, G., E (2012) qua nghiên cứu thực nghiệm về CBTT kế toán với mức độ quản trị lợi nhuận ở thị trường chứng khoán Athens. Tác giả đã sử dụng mơ hình Jones (1991) để đo lường mức độ quản trị lợi nhuận và sử dụng mơ hình của Van Tendeloo và Vanstraelen (2005) để đo lường mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận. Kết quả cho thấy những cơng ty có xu hướng CBTT nhiều hơn thì mức độ quản trị lợi nhuận thấp hơn.

Hay trong nghiên cứu của Youssef Riahi và Mourina Ben Arab (2011). “Mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận: bằng chứng ở Tunisian” “Disclosure frequency and

earnings management: an analysis in the Tunisian context.” cũng cho thấy rằng:

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận. Vấn đề CBTT và quản trị các khoản lợi nhuận đều bị quyết định bởi nhà quản lý; do đó, các nhà quản lý có thể sẽ xem xét tương tác của nó khi thực hiện quyết định quản lý. Nghiên cứu này sử dụng một phương trình mơ hình đồng thời để kiểm tra giả thuyết rằng mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận có liên quan nghịch biến.

Phù hợp với dự đốn lý thuyết, phân tích thực nghiệm chỉ ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể về mặt thống kê giữa CBTT của công ty và quản trị lợi nhuận. Các cơng ty tiết lộ ít có xu hướng quản trị lợi nhuận nhiều hơn và ngược lại. Kết quả này vẫn đúng thậm chí sau khi kiểm sốt các tác động của biến có khả năng gây nhiễu. Bằng kết quả đạt được cho thấy một mối quan hệ tiêu cực nhất quán giữa mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận, nghiên cứu cung cấp bằng chứng về cách nhà quản lý sử dụng sự linh hoạt theo yêu cầu công bố tối thiểu hiện hành để thực hiện quyết định trong báo cáo lợi nhuận. Điều này có ý nghĩa cho việc giải thích và thông tin được chuyển tải bởi lợi nhuận trên kế toán báo cáo. Từ kết quả rút ra rằng việc CBTT nhiều hơn của cơng ty có liên quan đến quản trị lợi nhuận ít hơn và điều này cũng phù hợp với một trong những mục tiêu của thị trường chứng khốn trong việc khuyến khích các cơng ty cơng bố thêm thơng tin.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về CBTT và quản trị lợi nhuận. Đồng thời cũng trình bày mối quan hệ của CBTT và quản trị lợi nhuận với thông tin bất cân xứng. Các nội dung này được tìm hiểu nhằm mục đích:

- Khẳng định rằng, CBTT là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc cơng bố hiệu quả các nguồn lực của xã hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa DN và các đối tượng sử dụng thơng tin bên ngồi DN, kết hợp với việc tác giả đã trình bày nền tảng lý thuyết được sử dụng để giải thích hành vi quản trị lợi nhuận. Từ cơ sở lý thuyết nhận ra mối quan hệ nghịch biến giữa quản trị lợi nhuận và mức độ CBTT. CBTT sẽ làm giảm vấn đề thông tin bất cân xứng, nhưng khi thông tin bất cân xứng tăng sẽ làm tăng khả năng quản trị lợi nhuận. Với tính bắc cầu này sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục thiết kế nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ CBTT và hành vi quản trị lợi nhuận trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2:

KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CƠNG TY

NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được xây dựng trong chương 1, ở chương 2 tác giả tiếp tục phát triển các giả thuyết và xây dựng mơ hình nghiên cứu cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để xác định được mối quan hệ giữa mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)