7. Bố cục của luận văn:
2.3 Kết quả nghiêncứu
2.3.4 Giải thích ý nghĩa của mơ hình và ý nghĩa các hệ số hồi quy
Sau khi tiến hành thực hiện kiểm định hệ số, hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số biến thiện của các biến độc lập để đưa ra kết quả nghiên cứu từ mơ hình được xây dựng. . Bảng 2.5 trình bày các kết quả của nghiên cứu. Kết quả cho thấy chỉ có biến CBTT, ROA và SIZE có tác động lên quản trị lợi nhuận DA. Trong đó CBTT có tác động ngược chiều lên DA; ROA và SIZE có tác động cùng chiều lên DA. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa mức độ CBTT và quản trị lợi nhuận là tiêu cực và đáng kể. Điều này khẳng định giả thuyết của nghiên cứu và từ đó cho thấy rằng quản trị lợi nhuận là một chức năng làm giảm mức độ CBTT. Thật vậy, tăng mức độ CBTT sẽ giảm thông tin bất đối xứng và tăng tính minh bạch của thơng tin và sau đó các cơng ty có ít động lực để quản trị lợi nhuận. Kết quả phù hợp với rất nhiều các nghiên cứu trước đó như nghiên cứu của Jo và Kim (2007) trong bối cảnh Hoa Kỳ, Ambrose và Bian (2009), Youssef Riahia và Ben Arab (2011), Gerald J.Lobo và Jian Zhou (2001). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Li (2010) đã kết luận rằng CBTT càng nhiều sẽ giúp các nhà đầu tư phát hiện các khoản thu nhập lợi nhuận bởi các hoạt động thực sự. Thực tế ở Việt Nam, với sự kiểm tra giám sát của các cơ quan và các cổ đơng cơng ty cịn rất thấp thì NQL có rất nhiều cơ hội để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận. Vì ban điều hành DN với tư cách là người làm thuê chịu áp lực về lợi nhuận của các cổ đông. Việc “xào nấu” số liệu đã được rất nhiều các NQL của các cơng ty sử dụng. Có thể lấy ví dụ rất điển hình về sự sai lệch này ở nhóm các DN niêm yết thuộc ngành than: số liệu tự lập của cả 8 DN niêm yết đều lệch với BCTC kiểm toán. Nhiều DN tăng lãi gấp 2, gấp 4 lần trong khi có DN lại giảm lợi nhuận còn một nửa, một phần năm. Cụ thể: CTCP Than Núi Béo (Mã chứng khốn NBC) có lợi nhuận sau thuế lệch tăng 26%; CTCP Than Hà Lầm (HLC) lệch giảm 80%; CTCP Than Mông Dương (MDC) lệch giảm 3%; CTCP Than Cọc Sáu (TC6) lệch tăng 242%; CTCP Than Cao Sơn (TCS) lệch giảm 53%; CTCP Than Vàng Danh (TVD) lệch tăng 392%; CTCP Than Đèo Nai (TDN) lệch tăng 72% và CTCP Than Hà Tu (THT) lệch tăng
13%.9 Một trong những sai lệch phổ biến trong các BCTC của DN so với BCTC sau kiểm tốn đó là tình trạng ghi nhận doanh thu ảo, ghi nhận khi chưa đủ điều kiện, áp dụng sai chuẩn mực kế toán, đặc biệt là với các DN gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thậm chí, có cả tình trạng thuyết minh chính sách kế tốn một đằng thực tế áp dụng một nẻo, đặc biệt là các khoản mục có cách hạch tốn đặc thù như doanh thu, giá vốn. Hơn nữa, không chỉ tái diễn mức độ phổ biến của tình trạng này qua các năm khơng những không giảm mà chỉ thấy tăng lên. Lợi nhuận chuyển từ lãi thành lỗ, lỗ nhiều thành lỗ ít. Ngay cả những cơng ty vốn hóa lớn trên sàn, số liệu BCTC sau kiểm tốn cũng có sự chênh lệch. Có thể các NQL thực hiện CBTT ở mức thấp nhất để giảm đi khả năng phát hiện ra những hành vi này. Hầu hết mức độ công bố đều đáp ứng mức bắt buộc, số lượng công bố tự nguyện còn rất hạn chế.
Đối với lợi nhuận trên tài sản (ROA) là đồng biến và ý nghĩa thống kê ở mức 1%, Kết quả này phù hợp với những dự đoán của một số nhà nghiên cứu khẳng định rằng các cơng ty có lợi nhuận sẽ sắp xếp một số phương pháp để thao tác thu nhập (Dechow et al, 1995.). Nếu NQL nhận thấy nguy cơ năm nay không đạt kế hoạch lợi nhuận như năm trước thì NQL có thể giảm giá bán hoặc nới lỏng các điều kiện tín dụng để tăng lượng hàng bán. Điều này làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng lên và lợi nhuận tăng lên, ROA tăng. Tuy nhiên mức lợi nhuận tăng lên này là do NQL chuyển lợi nhuận năm sau sang năm hiện tại. Vậy nên khi cơng ty có lãi khơng phải trường hợp nào cũng tốt mà quan trọng khi tăng lãi phải tăng tiền tương ứng.
Đối với quy mô công ty (size) đo lường bằng tổng tài sản. Nếu tổng tài sản càng lớn thì mức độ quản trị lợi nhuận càng cao. Ngoại trừ yếu tố tăng trưởng, có thể thấy khi DN có doanh thu tăng lên nhiều hoặc gần với dự báo thì có nhiều khả năng các NQL đã sử dụng hành vi quản trị lợi nhuận. Từ những phân tích về hành vi quản trị lợi nhuận trong đó các NQL có thể sử dụng các chính sách kế tốn để ghi nhận doanh thu và giá vốn, đưa ra các quyết định quản lý về thực hiện nghiệp vụ kinh tế như các chính sách tăng tiêu thụ sản phẩm, bán tài sản cố định nhằm tăng thu nhập trong kỳ, đẩy lợi nhuận tăng, đây là
dấu hiệu của hành vi quản trị lợi nhuận . Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Ron Kasznik (1995, 1996), DeFond và Park (1997)
Với R2 =0.5120 cho thấy mơ hình giải thích được 51.2% sự thay đổi của quản trị lợi nhuận DA qua ba biến CBTT ( CBTT), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) và quy mô công ty (SIZE).
Phương trình hồi quy:
DA= -3.79E12 – 2.94E11*CBTT +1.59E12*ROA + 3.35E11*SIZE
Từ hệ số của phương trình sắp xếp theo mức ảnh hưởng nhất đến biến phụ thuộc DA: - Quy mô công ty (SIZE)
- Công bố thông tin (CBTT) - Lợi nhuận trên tài sản (ROA)