7. Bố cục của luận văn:
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢNTRỊLỢINHUẬN
1.2.5 Hậu quả của hành vi quảntrịlợinhuận thông qua chi phối các hoạtđộng kinh
DN thay đổi thời gian hoặc cấu trúc của hoạt động kinh tế nhằm mục đích thay đổi lợi nhuận. Khi đó DN có thể vượt ra khỏi hoạt động bình thường và ảnh hưởng đến hoạt động tối ưu. Để đạt được mức lợi nhuận mục tiêu, DN sẽ chi phối các hoạt động kinh tế mặc dù biết rằng chúng sẽ giảm giá trị dài hạn của DN. Có nguy cơ giảm lợi nhuận, ROA ở kỳ kinh doanh tiếp theo. Bởi vì khi sử dụng quản trị lợi nhuận thơng qua các chính sách kế tốn như tính tốn thời gian thanh lý tài sản và tăng doanh thu cuối kỳ thông qua các điều kiện nới lỏng thời gian thanh tốn về thực chất khơng làm tăng thêm lợi nhuận của DN mà chỉ đơn thuần là chuyển lợi nhuận từ kỳ sau về kỳ hiện tại nhằm tạo ra ảo tưởng rằng DN đang phát triển. Và hậu quả tất yếu là lợi nhuận giảm sút kéo theo các chỉ tiêu ROA, ROE giảm sút gây bất lợi rất lớn cho DN, không hút được vốn đầu tư thậm chí cịn gây tâm lý hoang mang cho cổ đông hiện tại.
- Ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đầu tư: Vào thời kỳ tiến hành hành vi quản trị lợi nhuận, các công ty đầu tư vượt quá mức tối ưu, và sau thời kỳ này, các công ty lại đầu tư thấp hơn mức tối ưu (Cohen và Zarowin, 2008). Hoạt động đầu tư vượt mức tối ưu nghĩa là NQL đã lạm quyền ra quyết định của mình khi chấp nhận các dự án không mang lại lợi nhuận hoặc vượt quá mức lợi nhuận tối ưu, chấp nhận các dự án có NPV âm. Khi đó tiền sẽ được sử dụng cho việc đầu tư vào các dự án mạo hiểm thay vì chi trả cổ tức, hay nói các khác việc làm này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của cổ đơng. Hoạt động đầu tư dưới mức tối ưu nghĩa là NQL chỉ chấp nhận các dự án có mức lợi nhuận thấp hơn mức lợi nhuận tối ưu, loại bỏ các dự án được phân tích có giá trị NPV dương, khi đó DN chỉ chấp nhận các dự án có mức lợi nhuận kỳ vọng thấp. Theo đó số tiền đầu tư của các cổ đông chưa được sử dụng hiệu quả và không mang lại một mức cổ tức thấp. Như vậy cả hoạt động đầu tư vượt mức tối ưu và đầu tư dưới mức tối ưu đều có ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của các cổ đơng. Cohen và Zarowin (2008) đã tiến hành so sánh các DN có cùng quy mơ, hoạt động trong cùng mộ ngành công nghiệp và làm sang tỏ giữa mức độ quản trị lợi nhuận với hoạt động đầu tư của DN. Kết quả cho thấy như sau:
Phương pháp quản
trị lợi nhuận Thời gian đo lường
Mức chênh lệch về tỷ lệ đầu tư trong tổng tài sản so với các DN không thực hiện quản trị lợi nhuận
Trên cơ sở dồn tích
Trong thời gian thực
hiện quản trị lợi nhuận +12% Sau thời gian thực hiện
quản trị lợi nhuận -3%