Mốiquanhệgiữa CBTT và thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 51 - 52)

7. Bố cục của luận văn:

1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾTVỀ MỐI QUANHỆGIỮA MỨCĐỘ CBTT VÀ QUẢN

1.3.3 Mốiquanhệgiữa CBTT và thông tin bất cân xứng

Glosten và Milgrom (1985) đã xây dựng mơ hình mối quan hệ giữa CBTT công ty và thông tin bất cân xứng. Mơ hình của họ cho thấy rằng thông tin bất cân xứng giảm khi mức độ CBTT tăng lên. Welker (1995) cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm phù hợp với kết quả này. Phát hiện của ông cho thấy sự bất đối xứng thông tin và được đo lường như khoảng chênh lệch giữa mua và bán, sẽ giảm và tính thanh khoản của thị trường tăng lên khi mức độ CBTT tăng. Lang và Lundholm (1996) báo cáo rằng mức độ CBTT là cao hơn đối với những công ty lớn hơn. Họ sử dụng sự tương quan giữa lợi nhuân và thu nhập để đo lường thông tin bất cân xứng. Một sự tương quan thấp chỉ ra rằng ít thơng tin về giá trị công ty thu được đối với những thơng tin bắt buộc cơng bố vì vậy bất đối xứng thơng tin còn lại là cao. Lang và Lundholm (1996) giải thích kết quả này như phù hợp với các cơng ty nhận được nhiều lợi ích khi cơng bố nhiều thơng tin để giảm thiểu sự bất lợi khi thông tin bất cân xứng là cao. Kết quả này cũng phù hợp với dự đoán của Glosten và Milgrom (1985), tăng cơng bố có liên quan để giảm thơng tin bất cân xứng. Lang và Lundholm (1996) cung cấp bằng chứng cho thấy các cơng ty có chính sách cơng bố nhiều thơng tin có những phân tích rộng hơn sau đó, chính xác hơn khi phân tích dự báo lợi

nhuận, ít phân tán hơn giữa các chuyên gia phân tích và ít biến động hơn trong các dự báo. Nếu sự phân tán dự báo của các chuyên gia phân tích là một thước đo cho thơng tin bất cân xứng thì những kết quả này có nghĩa rằng chính sách cơng bố nhiều thơng tin sẽ giảm vấn đề thông tin bất cân xứng. Nghiên cứu của Kim vàVerrecchia (1994) cho rằng tăng công bố những thông tin tự nguyện sẽ giảm thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và nhà đầu tư bên ngoài và các bên liên quan. Điều này sẽ cải thiện tính thanh khoản trong thị trường chứng khốn của một cơng ty, làm cho nó hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư là tổ chức. Tóm lại, CBTT sẽ làm tăng lợi ích của cơng ty qua nhiều cách. Các nhà quản lý muốn nâng cao giá trị của cơng ty họ có thể làm như vậy thơng qua việc tăng mức độ CBTT. Và chức năng của thị trường vốn có tốt hay khơng sẽ phụ thuộc vào chất lượng thông tin được công bố trên thị trường. Nếu thơng tin trên thị trường khơng chính xác ta có thể ví đó như một “sịng bạc”, các nhà đầu tư hồn tồn dựa vào sự may rủi. Tuy nhiên các nhà quản lý muốn giữ lại để có cơ hội quản trị lợi nhuận , là lý do để hạn chế CBTT bởi vì tính hiệu quả của những nổ lực quản trị lợi nhuận phụ thuộc vào mức độ bất đối xứng thông tin giữa nhà quản lý và các bên liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính với quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết tại việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)