Tổng hợp số liệu dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty pepsico việt nam (Trang 53 - 55)

Thời gian Dự báo (thùng) Thực tế (thùng) Tỷ lệ % Sai số dự báo T1/ 2012 4,881,690 3,661,267 75% 25% T2/ 2012 3,268,428 2,876,217 88% 12% T3/ 2012 4,704,533 2,869,765 61% 39% T4/ 2012 4,443,556 5,421,138 122% 22% T5/ 2012 4,935,382 5,478,274 111% 11% T6/ 2012 5,165,433 3,822,420 74% 26% T7/ 2012 6,027,396 3,375,342 56% 44% T8/ 2012 5,906,280 3,720,957 63% 37%

T9/ 2012 5,685,472 3,979,830 70% 30% T10/ 2012 4,870,900 6,380,879 131% 31% T11/ 2012 4,383,810 5,216,734 119% 19% T12/ 2012 5,906,848 4,489,205 76% 24% Tổng 60,179,728 51,292,028 27% Việc dự báo chưa thực sự chính xác đã gây ra một số hậu quả cụ thể như sau:

 Thiếu hàng cho sản xuất sẽ dẫn đến khơng có hàng bán hoặc cơng ty phải tăng thêm nhiều chi phí cho việc đưa hàng hóa về gấp. Ví dụ: Đối với những đơn hàng nhập từ Ireland phải mất thời gian vận chuyển từ 6-7 tuần trên biển và 1 tuần khai báo hải quan, để rút ngắn thời gian công ty phải chấp nhận chi phí vận chuyển đường hàng khơng cao hơn rất nhiều lần so với thủy như bình thường.

 Nguyên vật liệu dư thừa không sử dụng hết cho sản xuất nhưng hết hạn sử dụng buộc phải hủy.

 Dự báo khơng chính xác, khơng có một kế hoạch dài hạn về nguyên vật liệu nên các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu bị chia nhỏ, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu khơng có được đơn giá tốt nhất mà nhiều khi cịn tốn thêm những chi phí vận chuyển... Cùng với việc xác định số lượng cần cung ứng, nhiệm vụ của hoạt động xác định nhu cầu còn là việc xác định cung ứng nguyên vật liệu với tiêu chuẩn kỹ thuật như thế nào. Nhân viên cung ứng nguyên vật liệu làm việc với bộ phận marketing để nắm bắt được đúng yêu cầu về nguyên vật liệu, hình ảnh bao bì cần cho quá trình sản xuất là như thế nào. Đối với ngun vật liệu cần có bảng thành phần, mơ tả chi tiết nguyên liệu, quy cách đóng gói bảo quản. Đối với bao bì đóng gói, cần có bản vẽ kỹ thuật được ký duyệt, nhà cung cấp phải cung cấp mẫu để làm đối chứng khi nhận hàng và đảm bảo sản xuất đúng như mẫu được duyệt.

Từ số liệu dự báo và chúng loại nguyên vật liệu, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu lên kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu từ những nguồn nào, và tỷ lệ cung ứng từ những nhà cung cấp này bao nhiêu.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống và ổn định, hàng năm công ty cũng phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới. Các sản phẩm mới sẽ yêu cầu những nguyên vật liệu mới và khác nhau. Với những sản phẩm ổn định theo yêu cầu của thị trường cũng phải liên tục tìm kiếm nhà cung cấp. Thơng thường công ty PepsiCo dựa vào một số tiêu chí cơ bản như sau để chọn nhà cung cấp:

- Đúng về chất lượng nguyên vật liệu: chất lượng cam kết. - Đúng đủ về số lượng hàng.

- Giá hàng hợp lý.

- Hạn thanh toán phù hợp.

- Đúng về nguồn gốc, xuất xứ hàng, hãng sản xuất.

- Đúng thời gian giao hàng kịp thời để bảo đảm an toàn cho sản xuất tiến hành liên tục.

Tuy nhiên việc đánh giá lựa chọn nhà cung cấp này chưa được chuẩn hóa bằng văn bản mà các nhân viên cung ứng nguyên vật liệu đang ngầm hiểu qua quá trình tìm hiểu nhà cung cấp. Đồng thời kênh thơng tin để tìm kiếm nhà cung cấp cũng hạn chế chủ yếu dự vào sự giới thiệu của ban lãnh đạo và của bên vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của công ty pepsico việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)