Kiến nghị với Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc VINACOMIN.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều (Trang 67 - 69)

2011 2012 2013 Chênh lệch Tỉ lệ

3.3. Kiến nghị với Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc VINACOMIN.

Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều là thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc. Trong thời gian qua hoạt động kịnh doanh của Công ty chưa có nhiều hiệu quả, song để đáp ứng được nhu cầu ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh của Công ty thì vấn đề vốn là vấn đề luôn được đặt ra. Do vậy để tạo điều kiện cho Công ty phát triển hơn nữa thì nhà nước và tổng Công ty cần hỗ trợ vốn để tạo điều kiện cho các Công ty nói chung và Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều nói riêng mở rộng quy mô kinh doanh. Nhà nước và Tổng công ty có thể giảm thời gian trả nợ vốn đồng thời cải tiến thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện của Công ty. Cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng như quy định về vốn tự có trên 30%. Nhà nước cũng cần thống nhất khi đưa ra các quyết định thuế quan để tránh ách tắc, phiền hà tốn kém gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.

Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc cần có vai trò tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin và tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp xi măng nói chung và Công ty cổ phần xi măng Quán Triều nói riêng. Đồng thời

Tổng Công ty cũng phải thực hiện tốt vai trò là cơ quan điều phối, trên cơ sở tự nguyện về số lượng và mức giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời Tổng Công ty nên tham gia và hợp tác có hiệu quả với các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như Tổ chức chương trình phát triển công nghệ Liên hợp quốc (UNDP). Tổ chức phát triển công nghệ liên hợp quốc (UNIDO). Dự án Sông Mekong (MPDF). Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GTZ). Tổ chức hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA), cũng như với các tổ chức nước ngoài có liên quan để tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xi măng trong quá trình hội nhập.

Hy vọng rằng trong tương lai với sự cố gắng của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, của Nhà nước, ngành xi măng Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng, thực sự trở thành ngành có vị trí quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với Công ty cổ phần xi măng Quán Triều nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của cạnh tranh. Không có ý thức nâng cao khả năng cạnh tranh Công ty sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Do đó, đây là một vấn đề được các Công ty rất quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Muốn đạt được mục tiêu đó Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, làm tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó cần có nhứng chính sách hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi. Nếu thực hiện được điều này thì chắc chắn trong tương lai không xa sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều sẽ có một vị thế mạnh trên cả thị trường trong nước và thế giới. Với khả năng của một Sinh viên mới qua quá trình thực tập ngắn. Em hy vọng với các biện pháp này dù không nhiều song phần nào là tư liệu cho việc đề ra chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w