Môi trường kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều (Trang 29 - 31)

2.1.5.1 Môi trường kinh doanh trong trường trong nước

Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, cũng như các ngành khác, ngành xi măng cũng phải đối diện với nguy cơ nhu cầu giảm sút. Theo dự báo của Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, nhu cầu xi măng nội địa trong ba năm 2011 -2013 ước tính sẽ giảm khoảng 14- 15 triệu tấn và đến năm 2015 nhu cầu cả nước ước tính là 60- 65 triệu tấn.

Hội Vật Liệu xây dựng dự báo, nếu tiếp tục đầu tư theo Quyết định số 1488/QĐ- TTg về quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030 thì đến 2015 ngành xi măng sẽ dư thừa 25 triệu tấn và thừa tới 40 triệu tấn đến 2020.

Đồng thời, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, giá điện và nguyên vật liệu đầu vào tăng, trong khi thị trường bất động sản bị đóng băng, làm cho mức tiêu thụ xi măng trong nước năm 2013 giảm đáng kể so với trước năm 2012. Chi phí tài chính cao cũng là một nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp xi măng gặp khó khăn lớn trong thời gian qua.

Tuy nhiên ngành xi măng trong nước đang trên đà phát triển, sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với một khối lượng lớn. Đấy là lợi thế để ngành Xi măng Việt Nam có điều kiện giao lưu hội nhập, học hỏi kinh nghiệm và tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước.

2.1.5.2 Môi trường kinh doanh quốc tế

Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều chủ yếu sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước. Đối với thị trường quốc tế, công ty chủ yếu xuất khẩu Clinker sang thị trường Trung Quốc, Campuchia. Tuy nhiên, là công ty mới thành lập, sản phẩm của còn chưa được tiêu thụ rộng rãi nên lượng xuất khẩu của công ty là thấp, chỉ chiếm khoảng 3% so với tổng lượng tiêu thụ.

2.1.5.3 Môi trường cạnh tranh của Công ty.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, nguồn lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực cạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các doanh nghiệp vươn lên phát triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động. Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến phương lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội. Cạnh tranh là biểu hiện của tính hai mặt đối lập nhau tuy nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối với Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều, là Công ty mới đi vào hoạt động được 3 năm nên có nguồn vốn tích luỹ chưa cao, kinh nghiệm kinh doanh còn chưa có nhiều song bước đầu Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trong ngành xi măng, sản phẩm của công chỉ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên mà còn đáp ứng nhu cầu trên thị trường các tỉnh khác như Tuyên Quang, Quảng Ninh, Cao Bằng,…. Điều đó đã khẳng định được về chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh găy gắt của cơ chế thị trường gồm các đơn vị cùng ngành khác như Xi măng La Hiên, Xi măng Quang Sơn, Xi măng Bỉm Sơn,…. Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, được nhà nước quan tâm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đấy chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp xi măng nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác những điểm mạnh, những lợi thế của mình của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bất lợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w