giống, sao cho bằng hoặc hơn đối thủ cạnh tranh, đó là cả một quá trình nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu từ đó hạn chế những mặt còn yếu kém, phát huy thế mạnh của mình dựa trên cơ sở nắm bắt khả năng của đối thủ. Nói cách khác, đó cũng là lý do vì sao phải đánh giá tính năng đa dạng hơn, kiểu dáng đẹp hơn, thể hiện mức độ sang trọng hơn khi tiêu dùng sản phẩm đó.
2.2.4.1 Thị phần.
Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp , nếu ta xét trong thời gian ngắn tức là quy mô của doanh nghiệp ổn định, chi phí cố định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí tăng, đồng thời chi phí cho một sản phẩm giảm xuống có nghĩa là giá thành một sản phẩm giảm và ngược lại. Nếu ta xét trong thời gian dài, quy mô của doanh nghiệp thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng thì chi phí bình quân tăng lên vì phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, thuê nhân công. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi mà nó còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi, trong đó có quy mô của doanh nghiệp và sự đáp ứng cho người tiêu dùng trên thị trường.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng sản lượng nói trên, Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều đã cần tạo ra được khối lượng sản phẩm lớn và ổn định không chỉ nhằm thu được lợi nhuận cao mà còn nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời tránh ứ đọng hàng hoá dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, đuối sức trong cạnh tranh sản phẩm.
Bảng 2.12: Sản lượng tiêu thụ của Công ty và các Công ty khác
Đơn vị: Tấn
Tên công ty Thực hiện 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Chênhlệch Tỉ tệ(%) Chênhlệch Tỉ lệ(%) (%)
Xi măng Quán Triều 584.756 573.974 556.834 -10.782 -1,844 -17.140 -2,986
Xi măng La Hiên 745.156 723.834 640.477 -21.322 -2,861 -83.357 -11,516
Xi măng Quang Sơn 654.693 642.971 610.573 -11.722 -1,790 -32.398 -5,039
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Từ bảng 2.12 ta thấy, nhìn chung sản lượng tiêu thụ của 3 Công ty trong 3 năm qua đều giảm: So với năm 2012, xi măng Quán Triều giảm 17.140 tấn tức là giảm 2,986% so với năm 2012, xi măng La Hiên năm 2013 giảm 83.357 tấn tức là giảm 11,516%, xi măng Quang Sơn năm 2013 giảm 32.398 tấn tức là giảm 5,039%. Kết quả này cho thấy thị trường xi măng đang hết sức là khó khăn, cung vượt cầu, lượng tiêu thụ của các công ty xi măng đều giảm rõ rệt qua các năm. Tuy nhiên, ta thấy tốc độ giảm sản lượng tiêu thụ của Công ty xi măng Quán Triều là nhỏ nhất. Nếu xét về nguồn vốn hiện có, thâm niên kinh doanh và quy mô hoạt động thì Công ty xi măng Quán Triều là bé hơn so với Công ty xi măng La Hiên và Quang Sơn, nhưng tỷ lệ hay tốc độ giảm của Công ty xi măng Quán Triều lại thấp hơn. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động kinh doanh của công ty là khá ổn định và giữ vững được các thị trường tiềm năng. Năm 2014, công ty đề ra chính sách tổ chức chăm sóc khách hàng hiện có và phát triển thêm khách hàng mới, chủ trương đưa ra các giải pháp nhằm tăng sản lượng tiêu thụ vào các thị trường chiến lược như Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, trong đó tập trung trọng điểm tăng sản lượng tại thị trường có hiệu quả cao là Thái Nguyên, Sóc Sơn- Đông Anh, Mê Linh Vĩnh Phúc. Phấn đấu mở rộng thêm thị trường Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, nâng thị phần của sản phẩm xi măng Quán Triều tại đây. Để hoạt động tiêu thụ hiệu quả hơn công ty cần phát triển hệ thống phân phối, thiết lập quan hệ tốt đối với các đại lý tiêu thụ, tăng cường quảng cáo tới người tiêu dùng.
Doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu về hoặc có quyền đòi về do việc bán các sản phẩm hàng hoá dịch vụ được xác định là đã hoàn thành. Do vậy doanh thu được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng quý, từng năm. Để đánh giá được tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, giữa
lợi nhuận và doanh thu thông qua tỷ lệ Tỷ suất chi phí/ Doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu.
Bảng 2.13: Doanh thu của Công ty và đối các Công ty khác
Đơn vị:(Triệu VNĐ)
Tên công ty Thực hiện 2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%)
Xi măng Quán Triều 571.684 547.210 445.021 -24.474 -4,281 -102.189 -18,675
Xi măng La Hiên 658.792 646.005 641.067 -12.787 -1,941 -4.938 -0,764
Xi măng Quang Sơn 643.753 631.053 619.057 -12.700 -1,973 -11.996 -1,901
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Từ bảng 2.13 ta thấy, tình hình doanh thu của 3 Công ty đều giảm qua các năm. Nhưng tốc độ giảm của công ty cổ phần xi măng Quán Triều là nhiều biến động nhất. Biểu hiện tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty xi măng Quán Triều năm 2012 so với năm 2011 giảm 4,281%, tức là giảm 24.474 triệu VNĐ, năm 2013 so với năm 2012 giảm đến 18,675% tương đương giảm 102.089 triệu VNĐ. Tỷ lệ tăng doanh thu của Xi măng La Hiên năm 2012 so với 2011 giảm 1,941%, năm 2013 so với năm 2012 là giảm . 0,764%.Tỷ lệ tăng doanh thu của Công ty xi măng Quang Sơn năm 2012 giảm 1,973% so năm 2011, năm 2013 giảm 1,901% so năm 2012. Doanh thu của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều giảm mạnh trong năm 2013 là một phần do nhân một mặt do không đủ sản lượng sản xuất, mặt khác do nhu cầu thị trường sụt giảm mạnh, sức mua yếu. Đồng thời, do tình hình thu hồi công nợ của khách hàng còn chưa được quan tâm đúng mức, một số khách hàng còn nợ đọng, nợ quá thời hạn quy định nên đã phần nào làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tại thời điểm 31/12/2013 dư nợ khách hàng là 34,6 tỷ trong đó Sở tài chính Tỉnh Thái Nguyên nợ 12,25 tỷ do cấp xi măng xây dựng đường nông thôn trong tỉnh.
Đồng thời ta thấy doanh thu của công ty Cổ phần xi măng Quán Triều là thấp hơn so với 2 công ty còn lại chủ yếu là do lượng sản phẩm tiêu thụ được ít hơn, thị phần nhỏ hơn và do công tác thu hồi công nợ còn nhiều yếu kém. Doanh thu của công ty thấp sẽ dẫn tới không đảm bảo trang trải cho chi phí bỏ ra, tích lũy thấp, khó khăn cho việc tái sản xuất. Do vậy, khả năng cạnh tranh của công ty còn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Thị phần của Công ty là phần mà Công ty chiếm được trong toàn ngành. Hiện nay
trên thị trường xi măng tại Thái Nguyên, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt và có cơ cấu thị trường như sau:
Hình 2.1 Cơ cấu thị trường của các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên năm 2013
(Nguồn: Phòng kinh doanh- Nhà máy xi măng Quán Triều) Nhìn vào hình 2.1 ta thấy: xi măng Quán Triều chiếm thị phần nhỏ hơn so với 2 Công ty còn lại, dẫn đầu là xi măng La Hiên với 37% thị phần và tiếp theo là xi măng Quang Sơn là 33% thị phần, và thứ 3 là xi măng Quán Triều với 20% thị phần. Phần còn lại 10% là của thị phần của các loại xi măng khác như xi măng Vicem Hoàng Thạch, xi măng Nghi Sơn. Điều này phán ánh đúng thực chất của thị trường xi măng tại Thái Nguyên. Hai công ty xi măng La Hiên và Quang Sơn được thành lập trước nên tiêu thụ được nhiều hơn trên thị trường. Thị phần của công ty xi măng Quán Triều chỉ chiếm 20% chứng tỏ mức độ chiếm lĩnh thị trường của công ty còn thấp hơn so với đối thủ cạnh
trạnh. Điều này chủ yếu là do hệ thống phân phối tại thị trường Thái Nguyên còn ít (chỉ có 1 nhà phân phối chính còn lại là các đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng nhỏ lẻ - Bảng 2.9). Tuy nhiên, là công ty đi sau, mới đi vào sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường nhưng xi măng Quán Triều cũng có thị phần tương đối so với 2 công ty trên, điều đó chứng minh rằng sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận tiêu thụ.
2.2.4.2 Năng suất lao động
Bảng 2.14: Tình hình năng suất lao động giữa Công ty và các Công ty khác
Đơn vị: (Tấn/người/năm)
Tên công ty Thực hiện 2012/2011 2013/2012