Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố nội lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều (Trang 34 - 43)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đv: Đồng

2.2.2 Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố nội lực.

2.2.2.1 Nguồn lực tài chính và vật chất.

Một doanh nghiệp muốn thành lập Công ty thì yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Do vậy nguồn lực tài chính là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn chính là tiền đề vật chất để thành lập Công ty, để Công ty có thể tồn tại và phát triển. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là chiếc gọng kìm chặn mọi đường tiến, khiến cho doanh nghiệp không thể đầu tư vào trang thiết bị, cải tiến công nghệ. Trong công cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi bước tiến của doanh nghiệp. Nguồn lực tài

chính của Công ty thể hiện sức sống, tình trạng sức khoẻ của Công ty. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm kinh doanh mà nhu cầu vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau cũng như việc phân bổ vốn là khác nhau. Công ty Cổ phần Xi măng Quán Triều được thành lập bởi Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc- Vinacomin. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là do sự đóng góp của cổ đông. Tuy nhiên, do lượng đầu tư ban đầu cho tài sản cố định là lớn nên vốn của công ty chủ yếu là đi vay ngắn hạn và dài hạn.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn qua 2 năm 2012-2013

ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2013 cấu (%) Năm 2012 Cơ cấu (%) Chênh lệch cơ cấu 2013/2012 NGUỒN VỐN A - Nợ phải trả 1.259.691.210.750 91,379 1.292.178.206.563 87,171 4,207 I - Nợ ngắn hạn 259.108.015.358 18,796 317.409.717.047 21,413 -2,617 II - Nợ dài hạn 1000.583.195.392 72,583 974.768.489.516 65,759 6,824 B - Vốn chủ sở hữu 118.848.405.819 8,621 190.166.085.421 12,829 -4,207 I - Vốn chủ sở hữu 250.000.000.000 18,135 250.000.000.000 16,865 1,270 TỔNG NV 1.378.539.616.569 100 1.482.344.291.984 100 0

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

Từ bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Nhà máy qua 2 năm ta thấy:

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu, cơ cấu nguồn vốn có sự dịch chuyển theo chiều hướng giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tăng tỷ trọng nợ phải trả so với năm trước. Cụ thể:

- Tỷ trọng nợ phải trả tăng 4,207% do sự thay đổi của các yếu tố:

+ Tỷ trọng nợ ngắn hạn giảm 2,627%, cho thấy các khoản nợ ngắn hạn đang có chiều hướng giảm. Đây là tín hiệu tốt cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Nhà máy được cải thiện, tuy nhiên lượng giảm còn ít.

+ Tỷ trọng nợ dài hạn tăng 6,824 % do các khoản nợ dài hạn có chiều hướng tăng theo sự đầu tư vào tài sản dài hạn, tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị.

- Tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 4,207%, cho thấy Công ty đang có nguy cơ bị chiếm dụng vốn từ bên ngoài, mất an toàn về mặt tài chính.

Nguồn vốn của Công ty giảm chủ yếu do hoạt động của công ty còn yếu kém dẫn tới sự đầu tư của vốn chủ sở hữu giảm đồng thời phần nợ là quá lớn. Công ty cần đưa ra kế hoạch tăng nguồn vốn chủ sở hữu, hạn chế việc tăng các khoản nợ phải trả để làm tăng khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Nhà máy, giảm mức độ phụ thuộc về mặt tài chính với các chủ nợ.

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản qua 2 năm 2012-2013

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Cơ cấu(%) Năm 2012 Cơ cấu(%)

Chênh lệch cơ cấu 2013/2012 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 114.248.025.080 8,288 151.499.225.898 10,220 -1,933 I - Tiền và các khoản

tương đương tiền 18.038.470.262 1,309 26.478.866.766 1,786 -0,478

II - Các khoản phải thu ngắn hạn 31.224.440.970 2,265 57.121.554.831 3,853 -1,588 IV - Hàng tồn kho 50.939.984.822 3,695 45.442.320.815 3,066 0,630 V - Tài sản ngắn hạn khác 14.025.129.026 1,017 22.456.483.486 1,515 -0,498 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 1.264.291.591.489 91,712 1.330.845.066.086 89,780 -1,933 I - Tài sản cố định 1250.924.347.878 90,743 1.325.989.135.437 89,452 -1,291 II - Tài sản dài hạn khác 13.367.243.611 0,970 4.855.930.649 0,328 -0,642 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.378.539.616.569 100,000 1.482.344.291.984 100

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán )

Từ bảng số liệu trên ta thấy: cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do công ty phải đầu tư nhiều vào tài sản

cố định như máy móc thiết bị nhà xưởng. Cụ thể: năm 2012, tài sản dài hạn chiếm 89,78% gấp gần 9 lần so với tài sản ngắn hạn (10.22%), năm 2013, tài sản dài hạn chiếm 91,712%, còn tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 8,288%.

- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Nhà máy qua 2 năm giảm 1,933%, trong đó:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền có tỷ trọng giảm 0,478%, cho thấy lượng tiền dự trữ giảm đi.

+ Khoản phải thu của ngắn hạn có tỷ trọng giảm 1,588%.

+ Năm 2013,hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối chiếm 3,965% tổng tài sản, tăng 0,63% so với năm trước chứng tỏ lượng tồn kho tăng lên, tình hình tiêu thụ giảm.

- Tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2013 giảm 1,933 % so với năm 2012, trong đó:

+ Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty (90,743% năm 2013). Qua 2 năm, tỷ trọng tài sản cố định giảm 1,291% so với năm 2012.

+ Tỷ trọng tài sản dài hạn khác giảm 0,642% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản của Công ty.

Bảng 2.5: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty tính đến 31/12/2013

Đơn vị: Cái

Stt Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng Giá trị còn lại

1 Máy nghiền xi măng Nhật 300 85%

2 Lò quay Trung Quốc 25 80%

3 Máy sấy Nhật 20 90%

4 Máy nghiền Clinker Trung Quốc 45 68%

5 Máy khí hòa than Nhật 17 88%

6 Máy làm nguội quay Nhật 5 82%

( Nguồn : Số liệu lấy từ phòng kỹ thuật của Công ty CP xi măng Quán Triều)

Qua bảng 2.5, ta thấy giá trị còn lại của máy móc tại công ty là lớn. Máy sấy được nhập khẩu từ Nhật có giá trị còn lại đến 90%, máy khí hòa than là 88%. Máy nghiền

Clinker có giá trị còn lại thấp nhất là 68%. Điều này chứng tỏ máy móc thiết bị trong toàn Công ty phần lớn là được nâng cấp, sửa chữa và mua sắm mới, số ít còn lại là máy móc cũ. Công ty đã đang và sẽ thay thế các loại máy móc cũ, lạc hậu bằng các loại máy móc hiện đại, có tính chuyên dùng cao.

2.2.2.2 Nguồn nhân lực

Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của người lao động vào. Do đó đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý có trình độ quản lý cao, có phong cách quản lý có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, khả năng ra quyết định, khả năng xây dựng ekíp quản lý v.v. Đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sáng tạo vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo của sản phẩm. Chính vì thế Công ty đã rất chú trọng từ khâu tuyển dụng cho đến khâu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, người lao động phù hợp với yêu cầu của công việc.

Với mô hình trực tuyến tham mưu Công ty đã phân bổ lao động theo các đơn vị trực thuộc, từ đó mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý số lao động của mình và báo cáo đầy đủ lên Công ty sau mỗi chu kỳ kinh doanh để từ đó Công ty có chính sách khen thưởng kịp thời, đúng công sức người lao động bỏ ra và thăng cấp cho những người có nhiều thành tích, đóng góp trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm khuyến khích tinh thần lao động trong mỗi nhân viên, tăng khả năng sáng tạo và trách nhiệm trong công việc.

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số lượng

(người) Tỷ Trọng(%) Số Lượng(Người)

Tỷ Trọng

(%)+/- %

Tổng lao động 401 100 398 100 -3 -0,748

Theo tính chất công việc

1.Lao động trực tiếp 299 74,56 297 74,62 -2 -0,669

2.Lao động gián tiếp 102 25,44 101 25,38 -1 -0,980

Theo giới tính

1. Nam 304 75,81 302 75,88 -2 -0,658

2. Nữ 97 24,19 97 24,37 0 0,000

Theo trình độ chuyên môn

1. Đại học 35 8,73 34 8,54 -1 -2,857

2. Cao đẳng 87 21,70 83 20,85 -4 -4,598

3. Công nhân kỹ thuật 186 46,38 185 46,48 -1 -0,538

4. LĐ phổ thông 93 23,19 96 24,12 3 3,226

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Nghiên cứu bảng 2.6 cho thấy, tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2012-2013 có sự biến động không lớn, tổng số lao động năm 2013 so năm 2012 là giảm 3 người tức là giảm 0,748%.

Theo tính chất công việc: Số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao, gấp hơn 3 lần lao động gián tiếp, cụ thể số lao động trực tiếp chiếm 74,62% tương ứng với 297 người, lao động gián tiếp chiếm 25,38% tương ứng 101 người (năm 2013). Qua 2 năm thì lao động trực tiếp giảm đi 2 người tức là giảm 0,669% đi do công việc sản xuất thu hẹp, lao động gián tiếp theo đó giảm 1 người tức giảm 0,98% do công ty có một số chính sách quản lý tốt.

Xét theo giới tính: Do tính chất công việc là sản xuất nên số lượng lao động nam chiếm cao hơn so với số lao động nữ. Số lao động nam gần như gấp 3 số lao động nữ, cụ

thể : 75,88% nam tương ứng là 302 người, 24,37% nữ tương ứng là 97 người(năm 2013). Qua 2 năm thì lao động nam giảm đi 2 người tức giảm 0,658% tỉ lệ chênh lệch này không có sự thay đổi lớn. Song số lao động nữ lại không có sự thay đổi.

Theo trình độ chuyên môn: Công nhân kỹ thuật chiếm tỉ trọng cao nhất chiếm 46,48% tương ứng với 185 người (năm 2013). Qua 2 năm lao động có trình độ cao đẳng giảm đi 4 người chiếm 4,598%, lao động phổ thông tăng 3 người tức tăng 3,226% . Con số này cho thấy lao động của công ty chủ yếu là lao động công nhân kỹ thuật, lượng lao động có trình độ đại học chiếm tỷ trọng thấp nhất chứng tỏ công ty thiếu nguồn nhân lực có tay nghề, chuyên môn cao.

2.2.2.3 Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu quyết định năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty. Cùng với các nguồn lực khác (vốn, con người, công nghệ), chiến lược kinh doanh vạch ra đường hướng phát triển của Công ty trong ngắn hạn và trong dài hạn phù hợp với điều kiện và kinh doanh của Công ty. Ở Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều chiến lược kinh doanh thể hiện rõ trong chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến lược đào tạo và đãi ngộ lao động, chiến lược định hướng khách hàng. Các chiến lược này nhằm vào mục đích chính là để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Về chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm: Đây là chiến lược quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của Công ty trên thị trường. Ngày nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu của họ rất lớn và đa dạng, họ thường mong muốn các sản phẩm xi măng có độ mịn, tính dẻo, bền, chắc chắn, tốc độ tinh kết nhanh đáp ứng được tiến độ của công trình. Chất lượng sản phẩm thể hiện ở lợi ích mà họ thu được với số tiền phải chi trả. Nắm bắt được nhu cầu đó, hàng năm Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm bằng cách đầu tư vào trang thiết bị máy móc, nhà xưởng và nhập những nguyên vật liệu với chất lượng tốt hơn để sản xuất ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao, ISO 9001:2008.

Về chiến lược đào tạo: Phát huy nhân tố con người Công ty luôn đặt nhân tố con người vào vào vị trí quan trọng nhất. Con người luôn có mặt trong mọi hoạt động của

Công ty dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng giá trị của con người đem lai rất to lớn và kết tinh trong mỗi sản phẩm. Công ty luôn có kế hoạch đào tạo phát triển và đãi ngộ lao động nhằm kích thích, phát huy tính sáng tạo và tự chủ, nhiệt tình của nhân viên trong mọi công việc, mọi tình huống. Hằng năm, công ty thực hiện quy trình đào tạo các cán bộ công nhân viên như tổ chức các cuộc hội thảo và thông qua đó tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý, công nhân học tập kinh nghiệm. Về chiến lược định hướng khách hàng, Công ty luôn quan tâm và có quan hệ tốt với khách hàng, với các đối tác trong và ngoài nước và cố gắng giữ gìn, củng cố các mối quan hệ đó tránh bị xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh.

Về chiến lược phát triển sản phẩm mới: Công ty luôn có đội ngũ chuyên nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Để tránh tình trạng trì trệ thụt lùi trong sản xuất kinh doanh, để cạnh tranh với các Công ty khác trong nước, nước ngoài, Công ty luôn quan tâm đến việc đa dạng hóa các loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008. Ngoài các sản phẩm truyền thống của công ty là Clinker, xi măng PCB30, xi măng PCB40, ngày 06 tháng 7 công ty đã đưa ra sản phẩm mới là xi măng Poocland hỗn hợp PCB30. Tính năng của xi măng Poocland hỗn hợp PCB 30 là loại chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền bột mịn hỗn hợp clinker với các phụ gia khoáng và một lượng thạch cao cần thiết, hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng đã nghiền mịn với xi măng Poocland không chứa phụ gia khoáng. Xi măng Poocland hỗn hợp PCB 30 đặc biệt thích hợp cho việc sản xuất các kết cấu bê tông chịu lực có tuổi thọ cao như: cột, dầm, sàn, mái nhà dân dụng và các công trình thủy lợi như đập, kè, mương, máng,…

2.2.2.4 Uy tín của Công ty

Mặc dù đi vào hoạt động chưa đầy 3 năm nhưng Công ty Cổ phần xi măng Quán Triều đã tạo được uy tín đối với các bạn hàng tại thị trường trong nước như tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng Ninh,...Sự tín nhiệm đó được biểu hiện thông qua các hợp đồng tăng lên qua các năm và mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều khu vực thị trường mới và nhiều tiềm năng như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ cho các công trình xây dựng lớn, các dự án xây dựng nông thôn mới do vậy mà nhãn hiệu sản phẩm của cũng như uy tín của Công ty đã đi vào tiềm thức của người tiêu dùng. Có được thành quả này là nhờ vào những chiến lược, những quyết định sáng suốt của ban lãnh đạo chủ chốt trong Công ty.

Bảng 2.7: Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm tại các thị trường chính của công ty năm 2013 Đv: Đồng Thị trường XM bột PCB40 Clinker Doanh thu Tỉ trọng(%) Doanh thu Tỉ trọng(%) Bắc Giang 1.272.678.910 1,53 0 0 Bắc Ninh 20.223.956.847 24,27 0 0 Cao Bằng 2.073.062.727 2,49 2.776.152.547 3,58 Hà Nội 16.018.980.702 19,22 0 0 Lạng Sơn 1.101.814.547 1,32 0 0 Quảng Ninh 0 0 42.195.310.001 54,41 Thái Nguyên 13.261.817.272 15,93 32.013.325.874 41,28 Tuyên Quang 326.252.727 0,39 0 0 Vĩnh Phúc 28.948.685.129 34,74 572.628.000 0,74 Tổng 83.227.248.861 100 77.557.416.422 100

(Nguồn: Phòng kế toán- tài vụ)

Qua bảng 2.7 ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty khá rộng lớn như các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng….Ta cũng dễ nhận ra thị trường tiêu thụ của Xi măng bột PCB40 rộng lớn hơn so với sản phẩm Clinker. Cụ thể, Xi măng bột PCB40 được bán tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, TP. Tuyên Quang,Vĩnh Phúc. Trong khi đó, Clinker chỉ

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Quán Triều (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w