Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành của nhân viên tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 4 thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Hình 2.3 : Cơ cấu lao động theo trình độ ở NHCT4 năm 2014

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 4 TPHCM TPHCM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

NHCT4 được thành lập từ năm 1988, đặt trụ sở ở 54-56 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ trực thuộc Ngân hàng Cơng Thương Thành phố Hồ Chí Minh, NHCT4 hoạt động trong cơ chế hoàn toàn bị động. Tất cả mọi vấn đề phải thực hiện theo chương trình của thành phố và nằm trong sự bảo hộ của Ngân hàng Cơng Thương Thành phố Hồ Chí Minh nên sự năng động nhạy bén trong kinh doanh hầu như bị triệt tiêu.

Năm 1994, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của các chi nhánh từ trực thuộc Ngân hàng Cơng Thương Thành phố Hồ Chí Minh sang trực thuộc Ngân hàng Công Thương Trung ương. Từ đây các chi nhánh Ngân hàng Công Thương tại TP.HCM đã vượt qua những khó khăn ban đầu, có thêm quyền hạn đồng thời gắn liền với nhiều trách nhiệm. Quá trình chuyển đổi đã giúp NHCT4 trưởng thành và hoạt động có hiệu quả hơn. NHCT4 đã từng bước sửa chữa cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, đồng thời cũng đã mạnh dạn thực hiện dịch vụ cầm cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới kinh doanh tạo tiền đề cho chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn (mở và thanh toán L/C, kinh doanh tiền tệ, cho vay...).

Từ năm 1994 đến nay, NHCT4 đã thể hiện tính tích cực trong cơ chế mới, đã trưởng thành trong nghiệp vụ cũng như trong giao dịch với khách hàng và nhiều năm liền là một trong những chi nhánh xuất sắc của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Năm 1994, NHCT4 được tặng Huân chương lao động hạng ba về thành tích kinh doanh. Năm 1998 và 2009, NHCT4 tiếp nhận Huân chương lao động hạng nhất của Chủ tịch nước. Năm 2010, NHCT4 trở thành chi nhánh cấp 1

của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Hiện tại, trụ sở của NHCT4 đã được chuyển về địa điểm mới tại 57-59 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. NHCT4 là 1 trong những chi nhánh đứng đầu của Ngân hàng Công Thương tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh với mạng lưới 8 phịng giao dịch tại các quận 4, 7 và Bình Thạnh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự tại NHCT4

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – NHCT4) Ban giám đốc: bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản

lý chung tất cả các hoạt động của ngân hàng, đề ra các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về hoạt động của ngân hàng.

Phịng tổ chức hành chính: thực hiện cơng tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi

nhánh theo chủ trương, chính sách của nhà nước và theo quy định của ngân hàng; thực hiện cơng tác quản lý văn phịng, phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh; thực hiện công tác bảo vệ an ninh và an toàn cho toàn chi nhánh.

hoạch kinh doanh; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh; thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh; làm đầu mối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, xây dựng biểu lãi suất áp dụng của chi nhánh, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng.

Phịng khách hàng doanh nghiệp: trực tiếp giao dịch với khách hàng là các

doanh nghiệp để cho vay, huy động vốn bằng VND và ngoại tệ, quản lý các sản phẩm cho vay, huy động vốn phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, là đầu mối trong quan hệ khách hàng. Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng kinh doanh giữ vị trí trọng yếu nhất của NHCT4.

Phòng bán lẻ: trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp

siêu vi mô để cho vay, huy động vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của ngân hàng.

Các phòng giao dịch: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, cung

cấp các dịch vụ ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo đúng ủy quyền và quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Cơng Thương.

Phịng kho quỹ tiền tệ: quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà

nước và Ngân hàng Công Thương; tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch trong và ngoài quầy tại trụ sở chi nhánh, và các đơn vị khác.

Phịng kế tốn: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ

và các công việc liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán liên quan đến giao dịch; quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công Thương; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 – 2014

Trong thời gian vừa qua, hoạt động huy động vốn tại NHCT4 phát triển khá tốt, tăng nhanh qua từng năm. Tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư đều tăng bất chấp lãi suất huy động giảm mạnh, cho thấy sự thành công của NHCT4 khi vượt qua được những thách thức của thị trường. Trong đó, tiền gửi doanh nghiệp tăng lên với tốc độ nhanh hơn và chiếm trọng số lớn hơn trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHCT4 tăng trưởng rất tốt nên có thêm nhiều doanh nghiệp đã chuyển dịng tiền của mình về tài khoản tại NHCT4. Để thấy rõ hơn thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCT4, tác giả sẽ trình bày cụ thể hơn ở phần sau. Tóm lại, tổng nguồn vốn huy động của NHCT4 có chiều hướng gia tăng nhanh, cụ thể như Bảng 2.1 sau đây.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng Tổng hợp – NHCT4) 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 – 2014

Bên cạnh sự thành công trong việc tăng trưởng tốt nguồn vốn huy động, NHCT4 cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc tăng trưởng dư nợ; đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn tín dụng của các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời tài trợ cho nhiều dự án lớn trọng điểm góp phần vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Tiền gửi doanh

nghiệp 1.594.328 2.120.456 2.908.772 2.981.491 4.943.617 Tiền gửi dân cư 978.018 1.408.346 1.866.318 2.407.550 2.238.504

Tiền gửi khác 185.879 167.720 186.724 252.542 366.243

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tổng hợp – NHCT4)

Tổng dư nợ cho vay tăng liên tục theo các năm như trên bảng 2.2, cuối năm 2010 tổng dư nợ tại NHCT4 chỉ đạt 2.740.487 triệu đồng, sau đó có giảm nhẹ trong năm 2011 tuy nhiên đã có sự tăng nhanh liên tục. Đến thời điểm 31/12/2014, tổng dư nợ đã đạt 4.648.443 triệu đồng, tăng 1.907.956 triệu đồng trong khoảng thời gian 4 năm, tương đương mức tăng trưởng bình quân 17,4%/năm. Cơ cấu dư nợ cũng có sự chuyển dịch tích cực bằng việc tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn như hình 2.2 bên dưới. Từ đó, ngân hàng có thể giảm áp lực tăng trưởng ổn định đồng thời hạn chế rủi ro thanh khoản cho VietinBank, chứng tỏ sự nỗ lực của toàn thể nhân viên NHCT4 đối với việc tăng trưởng dư nợ, ổn định tỷ trọng dư nợ cho vay.

Hình 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn 2010 – 2014

(Nguồn: Phòng tổng hợp – NHCT4)

Ngoài quan tâm tới việc cho vay theo thời hạn, ngân hàng còn chú trọng tới việc

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

CV ngắn hạn 677.653 731.865 1.094.142 1.706.862 2.539.700 CV trung, dài

hạn 2.082.834 1.816.787 1.889.510 2.067.458 2.108.743

đa dạng hóa tín dụng theo thành phần kinh tế, cụ thể như bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tổng hợp – NHCT4)

Xét qua các năm, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng về cả số tuyệt đối lẫn tương đối nhưng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước lại không ổn định. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của chi nhánh thể hiện định hướng tín dụng của NHCT4 trong giai đoạn này, tập trung phần lớn vào việc cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thể hiện cụ thể ở tỷ trọng năm 2010 là 96,7% và tiếp tục đạt mức cao trong các năm sau theo tỷ trọng lần lượt là: 97,1%; 97,8%; 98,6%; 91,8%.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014

Với những nỗ lực hết mình của tồn thể cán bộ công nhân viên trong thời gian qua, NHCT4 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, được thể hiện rõ trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT4 giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng (Nguồn: Phịng tổng hợp - NHCT4) Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Cho vay DNNN 90.715 73.468 67.000 55.000 380.774 Cho vay DN ngoài QD 2.649.772 2.475.166 2.916.652 3.719.320 4.267.669 Tổng cộng 2.740.487 2.548.634 2.983.652 3.774.320 4.648.443

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh thu 324.639 834.559 891.857 798.821 807.961

Chi phí 233.227 736.749 790.504 705.195 755.954

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn, cho vay và nợ xấu giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phịng tổng hợp - NHCT4)

Nhìn vào bảng 2.4 và 2.5 cho thấy giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, tổng nguồn vốn huy động và dư nợ liên tục tăng trưởng tốt qua từng năm. Tuy nhiên, doanh thu và chi phí lại khơng ổn định. Nguyên nhân là do giai đoạn vừa qua có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên thị trường tài chính nên NHCT4 phải chủ động áp dụng các giải pháp nhằm giữ chân khách hàng tốt và thu hút khách hàng mới. Theo đó, mặc dù quy mơ có sự tăng trưởng nhanh về nguồn vốn và dư nợ, nhưng hiệu quả kinh doanh khơng được duy trì ổn định. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, lợi nhuận các năm ln đạt mức bình quân khoảng trên dưới 100.000 triệu đồng, tuy nhiên đến năm 2014 lợi nhuận của Ngân hàng giảm nhanh, chỉ còn 52.007 triệu đồng, tương đương 55% lợi nhuận của năm trước. Dựa vào bảng trên có thể thấy rõ nguyên nhân là do trong năm 2014, nợ xấu của NHCT4 đã tăng lên nhanh, cuối năm 2014 con số này là 82.862 triệu đồng nợ xấu, cụ thể là nợ nhóm 5, tăng rịng 73.878 triệu đồng so với đầu năm. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước, NHCT4 phải dùng lợi nhuận để trích lập dự phịng rủi ro 100% nợ nhóm 5 tăng thêm trong năm, như vậy lợi nhuận của NHCT4 đã bị giảm trừ 73.878 triệu đồng và chỉ còn lại 52.007 triệu đồng. Như vậy, chất lượng tín dụng của NHCT4 đã giảm xuống rõ rệt kéo theo hiệu quả kinh doanh của NHCT4 cũng giảm.

2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực

Theo số liệu Bảng 2.6 bên dưới, tính đến 31/12/2014, tồn thể số lượng cơng nhân viên tại NHCT4 có 105 người, tương đương với các năm trước. Đa phần trong đó là các cán bộ lớn tuổi, có thời gian cơng tác khá lâu tại NHCT4, có tới 68 người

Năm 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Huy động vốn Cho vay 2.758.225 2.740.487 3.696.022 2.548.652 4.961.814 2.983.652 5.641.583 3.774.320 7.548.544 4.648.443 Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu 4.349 0,16% 6.458 0,26% 8.184 0,27% 8.184 0,21% 82.862 1,78%

có độ tuổi trên 30 và chỉ có 37 người có độ tuổi dưới 30, tuổi đời bình quân là 36 tuổi. Trong đó số lượng nữ chiếm phần nhỉnh hơn với 62 người (tương đương 59%), còn lại là 43 nam (tương đương 41%). Trong tổng số 105 người có 29 người là cấp lãnh đạo (tương đương 27,6%), còn lại là 76 nhân viên. Cơ cấu thâm niên công tác như sau: dưới 5 năm: 40 người, từ 5-10 năm: 25 người, trên 10 năm: 40 người.

Bảng 2.6: Tổng số lượng nhân viên qua từng năm trong giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: người

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính - NHCT4)

Tỷ lệ trình độ từ cao đẳng, đại học đến trên đại học chiếm 82,9% (87 người), cao đẳng chiếm 6,7% (7 người), cịn lại có 11 người là chỉ có bằng trung cấp hoặc tốt nghiệp phổ thông hầu hết là các nhân viên bảo vệ, lái xe khơng u cầu trình độ. Qua đó có thể thấy chất lượng nhân sự của NHCT4 khá cao, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ ở NHCT4 năm 2014

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính - NHCT4)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bố trí nhân sự hợp lý ln là một mục tiêu quan trọng của NHCT4. Các chính sách nhân sự khơng ngừng được hồn thiện với mục đích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiệt huyết và gắn bó với ngân hàng, cụ thể như: quy hoạch nhân sự cấp cao, chính sách lương đãi ngộ, chính

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

sách thi đua khen thưởng, chính sách bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ, dự án KPI... Về chính sách đãi ngộ, ngồi mức tiền lương và phụ cấp được chi trả hàng tháng, NHCT4 cịn có lương bổ sung định kỳ vào các ngày lễ Tết, thưởng theo kết quả thực hiện công việc, thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến, đóng góp giá trị cho Ngân hàng. Ngồi ra, nhằm động viên và gắn bó mỗi cá nhân cán bộ nhân viên với ngân hàng, NHCT4 áp dụng một số chế độ đãi ngộ dành cho cán bộ nhân viên và gia đình như tặng quà sinh nhật, Tết Nguyên Đán, hỗ trợ kinh phí giao lưu giữa các cán bộ nhân viên trong đơn vị. Cán bộ nhân viên NHCT4 được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ lễ Tết, gia nhập cơng đồn… theo quy định hiện hành. Hằng năm, người lao động đều được hưởng chế độ phúc lợi khám sức khỏe định kỳ, đi thăm quan nghỉ mát…Việc cử/ bổ nhiệm nhân sự được thực hiện theo quy trình cơng khai minh bạch, đảm bảo lựa chọn được những nhân sự xuất sắc, phù hợp với mục tiêu phát triển của NHCT. Bên cạnh đó, ngân hàng ln đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động tuyển dụng và đào tạo, quản lý nhân sự trên toàn hệ thống.

2.2. Thực trạng sự thỏa mãn trong cơng việc và lịng trung thành của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 4 Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Quy trình khảo sát

Bước 1: Phân tích cơ sở lý thuyết: Phân tích cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành của nhân viên, các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên.

Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát: dựa trên lý thuyết đã phân tích tổng hợp và tham khảo bảng câu hỏi của các nghiên cứu trước và lấy ý kiến chuyên gia.

Bước 3: Nghiên cứu chính thức: Tác giả đã gửi phiếu điều tra đến toàn thể nhân viên của NHCT4, bao gồm cán bộ nhân viên, cán bộ quản lý cấp phòng đã và đang làm việc tại NHCT4. Mẫu phiếu điều tra gồm 40 câu hỏi có liên quan đến thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành của nhân viên tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 4 thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)