Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 30 - 32)

1.2 Quản lý rủi ro thanh khoản

1.2.3.3 Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Nhiều ngân hàng ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức

bình quân ngành, nghĩa là nhu cầu thanh khoản được ước tính dựa trên chỉ số thanh

khoản và các chỉ báo khác của trạng thái thanh khoản.

Chỉ số thanh khoản: đo lường tổn thất mà một ngân hàng gánh chịu, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, phải bán tháo tài sản so với mức giá của tài sản đó trên thị

trường (ở điều kiện bình thường). Cơng thức đo lường chỉ số thanh khoản được xác định như sau

I = ∑ [wi x (Pi / P*i) ] I : Chỉ số thanh khoản

wi : Tỷ trọng của tài sản thứ i trong danh mục tài sản Pi: Giá bán tháo tài sản của tài sản thứ i

P*i: Giá thị trường của tài sản thứ i Các chỉ báo trạng thái thanh khoản khác: Tổng yêu cầu thanh

khoản của ngân hàng

Dự trữ thanh khoản vốn

+ Chỉ tiêu chứng khốn thanh khoản (Chứng khốn Chính phủ / Tổng tài sản): so sánh tỷ lệ những chứng khoán lỏng mà ngân hàng nắm giữ với tổng danh mục tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

+ Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi (Tiền gửi thanh toán / Tiền gửi kỳ hạn), trong đó Tiền gửi thanh tốn bao gồm những khoản tiền gửi có thể được rút thơng qua phát hành séc; Tiền gửi kỳ hạn bao gồm những khoản tiền gửi có kỳ hạn cố định và phải chịu phạt nếu rút vốn trước hạn. Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của cơ sở tiền gửi mà ngân hàng sở hữu, tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu

thanh khoản sẽ giảm.

+ Chỉ tiêu chứng khoán cam kết (Chứng khoán cam kết / Tổng chứng khoán nắm giữ): tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

+ Chỉ tiêu đầu tư ngắn hạn (Đầu tư ngắn hạn / Vốn nhạy cảm): trong đó Đầu tư ngắn hạn bao gồm tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng khác và chứng khoán ngắn hạn. Tỷ lệ này càng cao gợi ý rằng trạng thái thanh khoản của ngân hàng đang được củng cố.

+ Chỉ số về trạng thái tiền mặt (Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức nhận tiền gửi khác / Tổng tài sản): tỷ lệ này càng cao ngụ ý rằng ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời nhưng lại kém sinh lời.

+ Chỉ số năng lực cho vay (Cho vay và cho thuê ròng / Tổng tài sản): là một chỉ số thanh khoản âm vì cho vay và cho thuê là những tài sản có tính lỏng thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.

+ Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên: tiền gửi thường xuyên thuộc các tài khoản quy mô nhỏ của khách hàng và các tài khoản này thường ít bị rút bất thường.

+ Chỉ tiêu tiền gửi môi giới: tiền gửi mơi giới có mức nhạy cảm cao đối với lãi suất và có thể bị rút ra nhanh chóng, ngân hàng nắm giữ càng nhiều tiền gửi mơi giới thì khả năng khủng hoảng thanh khoản càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)