phần Quân đội
2.5.1. Những kết quả đạt được
Việc xác lập một phương thức quản trị rủi ro đầy đủ là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công chiến lược trong giai đoạn 2011 - 2015 là trở thành một trong ba ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Trong những năm qua, MB không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, trong đó có việc quản lý rủi ro thanh khoản.
Hoàn thiện việc tổ chức hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản. MB đã hoàn thiện
tương đối độc lập nằm trong Ủy ban ALCO, khá hoàn thiện so với thực tế ở một số
ngân hàng thương mại hiện nay.
Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo. Trên nền tảng Corebanking, Ngân hàng
đã xây dựng một hệ thống thông tin, báo cáo tương đối đầy đủ, giúp MB đáp ứng được
các yêu cầu quản lý thanh khoản (dự báo thanh khoản, quyết định trạng thái thanh
khoản..), giám sát việc tuân thủ các chiến lược, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro thanh khoản và theo dõi chặt các giới hạn có thể gây rủi ro thanh khoản.
Thiết lập các chính sách, quy trình quản lý rủi ro thanh khoản. MB đã ban hành
khung chế độ nội bộ liên quan đến việc quản lý rủi ro thông qua Cẩm nang Tín dụng, theo đó, các đơn vị nghiệp vụ có liên quan có thể quản lý hiệu quả hơn rủi ro thanh
khoản hàng ngày. Khung chế độ này tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn vốn và thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ln duy trì giá trị tài sản lỏng (sẵn sàng chuyển đổi thanh tiền mặt) lớn hơn giá trị các nghĩa vụ thanh toán đến hạn. Khâu quản lý thanh khoản được tập trung tại Hội sở chính bao gồm việc phân tích các kịch bản thanh khoản theo các tình huống giả định, đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời
trong mọi trường hợp.
Phương pháp đo lường thanh khoản. MB hiện đang áp dụng phương pháp VAR
vào đo lường và quản trị rủi ro thị trường cho toàn bộ danh mục Tradingbook. Về cơ bản MB thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13 và các văn bản sửa đổi có liên quan của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là:
- Thiết lập thang đáo hạn, xác định chênh lệch ròng của luồng vốn vào và ra cho từng kỳ hạn và chênh lệch ròng gộp đối với mỗi đồng tiền (báo cáo MCO)
- Xác định và duy trì tốt khả năng chi trả đối với từng loại tiền tệ.
Chỉ số dự trữ cao. MB thực hiện nghiêm ngặt dự trữ bắt buộc đối với các khoản
hợp lý qua số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi tại các ngân hàng đại lý trên cơ sở phân tích số liệu quá khứ và dự báo nhu cầu thanh tốn trong tương lai. MB cũng duy trì giá trị và danh mục các giấy tờ có giá ở mức phù hợp, để có thể đem cầm cố chiết khấu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thì.
Tỷ lệ nợ xấu (theo chuẩn của Việt Nam) tương đối thấp. Tính đến nay, MB chưa
bị khủng hoảng nợ. Danh mục tài sản của MB nhìn chung là lành mạnh, hợp pháp.
Liên kết chiến lược với các ngân hàng thương mại vững mạnh để ln duy trì
một hạn mức tín dụng đủ lớn trong từng thời kỳ, dự phòng đáp ứng các nhu cầu thanh tốn của ngân hàng trong mọi tình huống.
2.5.2. Những tồn tại và hạn chế
Hệ thống quản trị rủi ro tuy được chú trọng xây dựng nhưng khả năng quản lý của MB vẫn chưa cao. Với tỷ suất sinh lợi của ngành ngân hàng còn cao ngất như hiện nay, khó tránh được xu hướng chạy theo những dự án hứa hẹn nhiều lợi nhuận, bng lỏng tính thanh khoản. Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản còn thiếu và yếu. Các đơn vị, bộ phận chưa thực sự làm việc hiệu quả theo đúng chức năng,
nhiệm vụ được giao.
Hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ cho quản lý rủi ro thanh khoản từng bước
được hoàn thiện, nhưng chưa đảm bảo số liệu chính xác. Báo cáo được tính tốn từ số
liệu do hệ thống ngân hàng lõi cung cấp. Do đặc thù của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cùng trình độ cơng nghệ của MB, các số liệu báo cáo này chưa thực sự đáng tin cậy.
Việc dự báo và phân tích thị trường của MB còn nhiều hạn chế. Các NHTM Việt Nam còn ỷ lại quá nhiều vào Nhà nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài,
ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an tồn cịn thường xuyên nghiên cứu, dự báo các diễn biến thị trường nên dự phòng thanh khoản hợp lý và điều chỉnh kịp thời,
không để bị động hay bất ngờ. Dưới sức ép của việc đổi mới, ngân hàng cũng đã lập ra bộ máy tổ chức theo quy định nhưng trong thực tế còn nặng về hình thức, chưa đạt hiệu suất làm việc như mong muốn. Nguyên nhân là do lạc hậu về công nghệ ngân hàng, hệ thống quản lý chưa đồng bộ với mơi trường vĩ mơ (cịn nặng về hành chính, chưa thực sự chuyển đổi theo cơ chế thị trường thị trường). Các nguyên nhân cụ thể vừa được
trình bày ở trang 62 ở trên.
Trong danh mục tài sản của MB, trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ lệ thấp vì các nhà điều hành cho rằng trái phiếu Chính Phủ sinh lợi thấp, trong khi việc sử dụng vốn
đó để cho vay sẽ tạo lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, khơng ít cổ đơng làm giàu từ kinh
doanh bất động sản, sắt thép,... chưa nhận thức đúng các đặc thù trong hoạt động ngân hàng nên luôn tạo áp lực về lợi nhuận lên Ban điều hành. Ban điều hành trong vị thế đi làm thuê cũng muốn lấy lịng các cổ đơng, nên cố bằng mọi cách tạo lợi nhuận cao. Họ chọn những danh mục đầu tư rủi ro cao hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận cao và bỏ qua những dự án sinh lợi thấp dù ít rủi ro. Về chiến lược, họ tập trung vào tầm nhìn ngắn hạn và gác lại các toan tính dài hạn.
Kết luận Chương 2
Chương 2 đã giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển, các lợi thế kinh doanh cùng một số kết quả hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội. Nhờ hoạt động ổn định và phát triển khá tốt, MB đã tổ chức bộ máy quản lý rủi ro
kể cả rủi ro thanh khoản được phân nhiệm cụ thể xuyên suốt từ Hội đồng Quản trị, Ban
điều hành đến các phòng ban chức năng tại Hội sở chính. Quy trình đề ra giúp MB tuân
thủ nghiêm túc các quy định bắt buộc về hệ số Cook, hệ số CAR, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lẹ dự trữ bắt buộc….
MB cũng chủ động đảm bảo tốt các chỉ số thông dụng về an toàn thanh khoản,
chứng tỏ sự chuẩn bị đối phó với rủi ro thanh khoản trong khả năng cho phép. Đây là cơ sở cho các giải pháp sẽ được trình bày ở Chương 3 tiếp theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI