1.3.1. Các chuẩn mực của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision
- BCBS) bao gồm các thành viên Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Luxembourg,
Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ. Hàng năm, BCBS lập một
diễn đàn về việc hợp tác thường xuyên trong các vấn đề giám sát hoạt động ngân hàng. Những năm gần đây, diễn đàn này đã thành lập bộ tiêu chuẩn đầy đủ về giám sát hoạt
động ngân hàng, bao gồm Hiệp định Basel 2.
Basel 2 đưa ra một loạt các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất
lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng. Basel 2 bao gồm một loạt các chuẩn mực
giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo 3 mức: • Cấp độ I: Quy định yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng và
rủi ro hoạt động.
• Cấp độ II: Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến q trình giám sát.
• Cấp độ III: u cầu các ngân hàng cần cung cấp các thông tin cơ bản liên
quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị
trường.
Basel 2 có phạm vi áp dụng rộng không chỉ các ngân hàng quốc tế mà cả các công ty mẹ. Đối với rủi ro tín dụng, Basel 2 đưa ra các lựa chọn. Cụ thể, 2 phương
pháp được đề xuất là phương pháp chuẩn và phương pháp phân hạng nội bộ. Hiệp ước Basel 2 cịn đề cập đến các vấn đề chính gồm những quy định liên quan đến tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu, q trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường.
Về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR), Basel 2 đề cập đến vấn đề vốn tự có của tổ chức tín dụng, nó phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại. Vốn điều lệ của ngân hàng càng cao, chứng tỏ ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn và ngược lại, nếu vốn điều lệ của ngân hàng ít thì quy mơ hoạt động của ngân hàng thương mại cũng nhỏ. Hệ số CAR phản ánh độ an toàn của ngân hàng thương mại. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại
những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát
các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Ở Việt Nam theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN, tỷ lệ này là 9%, còn theo chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến thì vẫn là 8%.
Về quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý, Hiệp ước Basel 2 quy định các quy tắc giám sát, quản trị và hướng dẫn quản lý rủi ro đối với các ngân hàng. Quá
trình giám sát và quản trị này khơng những nhằm mục đích khẳng định việc các ngân hàng duy trì một mức vốn phù hợp đối với toàn bộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật để quản lý rủi ro tốt hơn.
1.3.2. Một số khía cạnh thiếu sót của Basel 2 về quản lý rủi ro thanh khoản
Basel 2 là một khn mẫu quy định về cơ cấu vốn an tồn cho thị trường ngân
hàng và cũng là một trong những giải pháp cho vấn đề liên quan đến tính thanh khoản. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính Mỹ, Basel đã nổi lên một số khía cạnh thiếu sót.
Khía cạnh thứ nhất, Basel 2 u cầu ngân hàng duy trì dự trữ vốn để đối phó với những rủi ro từ hoạt động ngoại bảng, cho dù những rủi ro đó là ngắn hạn và dưới một
năm. Đây là một yêu cầu cần thiết nhằm bảo đảm hỗ trợ thanh khoản khi khách hàng
đến rút tiền, tuy nhiên mức độ bắt buộc duy trì dự trữ còn hạn chế. Thị trường ngày
càng mở rộng và các sản phẩm tài chính mới trở nên phức tạp hơn, rủi ro từ hoạt động ngoại bảng cũng gia tăng lên. Do đó, sẽ tốt hơn nếu các ngân hàng có thể gia tăng mức
độ vốn dự trữ.
Khía cạnh thứ hai, chính là việc bổ sung sự giám sát kỷ luật của thị trường. Xuất phát từ q trình chứng khốn hóa đang diễn ra mạnh mẽ và mục đích cải thiện cho sự thiếu hụt thơng tin của các nhà đầu tư, Basel 2 gợi ý về một hệ thống mở cửa, cho phép người tham gia thị trường biết được những thông tin về rủi ro thiệt hại, quá trình giám sát nội bộ và vốn điều chỉnh của các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, cho đến hiện nay
chưa có một thỏa hiệp cụ thể nào được thực hiện.
Khía cạnh thứ ba là ý tưởng về một cơ sở vốn mạnh sẽ giúp hạn chế tác động
của cú sốc thanh khoản. Vốn đầy đủ có thể là hình thức tái bảo hiểm cho những người tham gia thị trường. Kể từ cuối thập niên 80, các định chế tài chính đã dựa vào lượng vốn mạnh để giải quyết những rủi ro tài chính có thể đẩy ngân hàng đến khó khăn. Tuy nhiên, trong thực tế, khơng ít ngân hàng trường vốn hóa phải đối mặt với vấn đề thanh khoản trong những điều kiện bất lợi ở đợt khủng hoảng vừa qua. Vốn mạnh chưa phải là an toàn tuyệt đối mà quan trọng là lượng vốn đó có tính lỏng như thế nào. Do đó,
thanh khoản là một phần bổ sung của chỉ số khả năng thanh tốn.
Khía cạnh cuối cùng là Basel 2 muốn củng cố thêm những ứng dụng quản lý rủi ro ngân hàng. Những tổ chức tài chính được yêu cầu thiết lập một hệ thống giám sát
nội bộ (ICAAP); hệ thống nội bộ này sẽ xác định tồn bộ vốn họ cần để đối phó với
những rủi ro gặp phải, ngoài các rủi ro ngoại bảng. Những nhà giám sát nội bộ này có nhiệm vụ xác định mức độ rủi ro nào được chấp nhận phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhận dạng những rủi ro ngân hàng cần đối phó, gọi là “Quá trình đánh giá và thể
giảm thiểu rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, một điểm hạn chế là Basel 2 lại quá đề cao mức
độ của việc tự do quyết định trong quá trình giám sát này.