Phân tích các chỉ số thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 68 - 73)

Đội

2.3.1. Các chỉ số theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.11: Chỉ tiêu thanh khoản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tiêu chuẩn Vốn tự có/ Tổng nguồn vốn huy động (H1) 12.52% 10.60% 8.11% 9.49% 10.22% H1≥5% Vốn tự có/ Tổng tài sản Có (H2) 9.98% 8.10% 6.95% 7.33% 8.40% H2≥5% CAR 10.14% 7.70% 6.86% 6.21% 6.36% CAR≥9%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm tốn hợp nhất năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của MB

Hệ số giới hạn huy động vốn (H1) thường được gọi là Hệ số Cook

Hệ số này cho ta biết giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng, tránh tình

trạng huy động vốn quá nhiều, vượt mức bảo vệ của vốn tự có, làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy

động của NHTM phải ≤ 20 lần vốn tự có. Điều đó có nghĩa H1≥5%.

Nhìn chung, hệ số giới hạn huy động của MB vẫn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mức huy động vốn phù hợp với sức bảo vệ của vốn tự có. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ của vốn tự có trước những rủi ro là chưa cao. Trong giai đoạn 2010-

2011, hệ số H1 có sụt giảm do nguồn vốn huy động tăng mạnh, trong khi vốn tự có gia tăng chậm hoặc hầu như khơng gia tăng.

Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (tỷ lệ đòn bẩy) (H2)

Hệ số này đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của ngân hàng. Khi rủi ro xuất hiện, ngân hàng phải đối mặt với tài sản sụt giảm. Sự sụt giảm này càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Hệ số này cho phép ta đánh giá mức độ sụt giảm nhất

định của tài sản so với vốn tự có của ngân hàng.

Ở Việt Nam, để đảm bảo an toàn kinh doanh đối với các tổ chức tín dụng, Ngân

chức tín dụng phải thường xuyên duy trì tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có với tổng giá trị tài sản ở mức 5%.

Năm 2012, hệ số H2 tăng 0.38% so với năm 2011 do những khó khăn ngành ngân hàng gặp phải. Tình hình kinh tế khơng khả quan, khiến cho vay giảm mạnh kéo giảm tài sản của MB. Tình hình vẫn chưa cải thiện trong năm 2013, tuy Ngân hàng vẫn

đáp ứng những yêu cầu về an toàn vốn theo quy định, dù ở mức thấp.

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu CAR

Theo các Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và số 22/2011/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước: “Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ)”.

Ngoài việc duy trì tỷ lệ vốn riêng lẻ, tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và cơng ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất)”.

Hệ số CAR của MB < 9% là có rủi ro lớn trong điều kiên môi trường vĩ mô của Việt Nam nên mới có mức quy định cao hơn Basel . Vốn chủ sở hữu của ngân hàng

còn khá thấp. Vốn chủ sở hữu được xem là tấm đệm giúp ngân hàng chịu đựng các rủi ro thị trường cũng như các rủi ro chủ quan trong hoạt động của ngân hàng (rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức…). Khi rủi ro xảy ra dẫn đến thiệt hại tài chính, sẽ làm mất lợi

nhuận rồi tiếp theo làm giảm dần vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu ít ỏi sẽ sớm bị tiêu hao hết, ngân hàng sẽ bị phá sản. Một ngân hàng sụp đổ sẽ gây sụp đổ dây chuyền cả hệ thống ngân hàng theo hiệu ứng Domino. Vốn chủ sở hữu của MB không đủ sức bảo vệ cho ngân hàng trước rủi ro có thể do:

- Vốn tự có của ngân hàng quá thấp so với quy mô sử dụng vốn của ngân hàng - Ngân hàng dự trữ vốn quá ít, đưa nhiều vốn vào kinh doanh

- Ngân hàng cho vay tín chấp khá nhiều, lại đầu tư nhiều vào chứng khốn

Tuy nhiên việc nâng cao CAR khó khả thi hiện nay. Chính phủ rất muốn nâng vốn điều lệ của các NHTM lên 5.000 tỷ đồng theo lộ trình, nhưng chưa khả thi.

Một số ngân hàng lớn trên thế giới cụ thể là Wachovia Bank N.A. vào tháng 9/2008 đã từng tuyên bố CAR của họ đạt 13,75% so với chuẫn 8% của Basel, nhưng

chỉ vài tuần sau đó ngân hàng này phải M&A vào ngân hàng Wells Fargo. Hệ số CAR cao cũng chưa hẳn là đã tốt nếu không huy động được nguồn vốn hay huy động được mà không cho vay được làm giảm các hệ số sinh lợi R.O.A., R.O.E. của ngân hàng gây

ấn tượng không tốt. Sauk hi cân nhắc, NHNNVN chỉ yêu cầu các NHTM trong nước đảm bảo mức CAR tối thiểu 9%.

2.3.2. Phân tích các chỉ số đo lường thanh khoản của MB

Đo lường thanh khoản là một yêu cầu cấp thiết nhưng rất khó thực hiện. Tác giả

xin phân tích trạng thái thanh khoản của MB từ 2009 - 2013 dựa trên các chỉ số đo

lường thanh khoản từ H3 đến H8.

Bảng 2.12: Phân tích các chỉ tiêu thanh khoản

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 H3 (%) 2.12% 1.63% 1.12% 0.73% 0.95% H4 (%) 42.24% 43.88% 42.18% 55.76% 56.97% H5 (%) 72.90% 73.17% 65.40% 83.17% 77.96% H6 (%) 9.96% 6.60% 11.30% 21.74% 26.23% H7 2.06 1.99 1.56 1.41 1.31 H8 (%) 61.53% 52.44% 46.87% 16.32% 6.54%

Nguồn : Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của MB

Chỉ số H3 (tồn quỹ tiền mặt)

H3 của MB tương đối thấp vì MB giữ tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD không cao, khoảng dưới 1% trong tổng tài sản Có của ngân hàng. Thanh khoản của MB chưa thực sự tốt dù đã đáp ứng các yêu cầu về an toàn của NHNN. Khi rủi ro

xảy ra, MB sẽ khó chống đỡ. Thuật ngữ “quỹ tiền mặt” được dịch từ “cash” bao gồm

luôn cả số dư tiền gởi thanh tốn ở ngân hàng.

Chỉ số H4 (tỷ trọng dư nợ trong tổng tài sản)

Cho vay thường có tính lỏng thấp vì ngân hàng chỉ thu hồi vốn khi nợ đáo hạn (do bị ràng buộc bởi cam kết trong hợp đồng tín dụng). Chỉ số này nói lên sự cộng

hưởng của rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn: khi lãi suất tăng, vì ngân hàng bị ràng buộc theo hợp đồng tín dụng đã ký, thậm chí khách hàng vay cố tình trả nợ chậm để kéo dài thời gian; người gửi tiền có thể chuyển vốn đến nơi chào lãi suất cao hơn. Trong khi

phương pháp quản lý ngân hàng hiện đại là yêu cầu xem lại cơ cấu danh mục tài sản

của ngân hàng, trong đó có yêu cầu mở rộng hoạt động phi tín dụng (như hoạt động

thanh toán) nhằm tách rủi ro kỳ hạn khỏi rủi ro lãi suất. Chỉ số này càng cao, tính thanh khoản của ngân hàng càng kém.

Số liệu của MB trước 2012 không dao động nhiều và ở mức trung bình, về sau tăng lên là một dấu hiệu cảnh báo cần thận trọng phòng chống rủi ro thanh khoản.

Chỉ số H5 (hệ số sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay)

Chỉ số H5 của MB khoảng 80% và tương đối ổn định là tốt khi trên nguồn huy

động từ dân cư và các tổ chức kinh tế, ngoài tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện hành phải tính

ln quỹ đảm bảo thanh tốn dưới dạng tiền mặt tại quỹ, tiền gửi thanh toán tại NHNN và các ngân hàng đại lý đảm bảo yêu cầu chuyển tiền thanh toán của khách hàng.

Nếu H5 < 80% thì tốt cho thanh khoản, rủi ro thanh khoản thấp nhưng cũng làm giảm khả năng sinh lợi tức là ngân hàng huy động vốn nhưng không cho vay ra được.

H5 từ 80% đến 100%, có nghĩa ngân hàng lập dự trữ bắt buộc và quỹ đảm bảo thanh toán bằng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng, nên dễ gặp rủi ro tín dụng và rủi ro kỳ hạn. Khi đi vay vốn, ngân hàng phải trả lãi vay trong khi dự trữ bắt buộc và quỹ đảm bảo thanh tốn lại khơng sinh lợi. Trường hợp H5 >100%, ngân hàng sử dụng vốn

vay từ các tổ chức tín dụng khác thường với kỳ hạn rất ngắn (ngày, tuần hay tháng) để cho vay dù với kỳ hạn 3, 6 hay 9 tháng thì nguy cơ rủi ro kỳ hạn cộng hưởng với rủi ro

lãi suất (kỳ hạn càng ngắn lãi suất càng chóng thay đổi) dẫn đến rủi ro thanh khoản là rất cao.

Chỉ số H6 (Chỉ số chứng khốn có tính lỏng cao)

MB nắm giữ số lượng lớn chứng khốn được cho là có tính lỏng cao để khi cần

có thể bán và xin ứng trước ngay tiền bán. Nhưng thị giá của chứng khốn có thể đảo chiều bất ngờ khiến ngân hàng phải chịu lỗ đồng thời ảnh hưởng xấu đến kế hoạch

thanh khoản của ngân hàng. Ở một số nước, việc kinh doanh chứng khốn được phép

trích trích dự phịng chứng khốn giảm giá nhưng Việt Nam chưa vận dụng hình thức này.

Chỉ số H7 (quan hệ trên thị trường 2) thể hiện sự chủ động của ngân

hàng dùng quan hệ trên thị trường liên ngân hàng để giải quyết vấn đề thanh khoản. H7 thấp cho thấy ngân hàng bị động trong khả năng thanh khoản và ngược lại khi H7 cao.

H7 > 1 : Ngân hàng chủ động trong thanh khoản

H7 < 1 : Ngân hàng bị động trong các vấn đề thanh khoản

Chỉ số H7 của MB lần lượt là 2.06, 1.99, 1.56, 1.41, 1.31 khá ổn định và đều > 1 nhưng đang có xu hướng giảm.

Chỉ số H8 (hệ số đảm bảo thanh toán)

Chỉ số H8 là nguồn thanh khoản dự phòng sau mức dự trữ bắt buộc thể hiện tính chủ động của ngân hàng đề giữ thanh khoản. H8 cao chứng tỏ ngân hàng chủ động và có thanh khoản tốt nhưng phải hy sinh khả năng kiếm lời.

Trước năm 2011, MB giữ chỉ số H8 khá cao, đảm bảo tốt khả năng thanh toán

nhưng chịu chi phí cơ hội lớn. Năm 2013, tỷ lệ này giảm thấp, là một cảnh báo về rủi ro thanh khoản của MB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)