Về quy trình quản lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 65 - 66)

2.2.2 Quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)

2.2.2.2 Về quy trình quản lý rủi ro thanh khoản

Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quân Đội được

thực hiện theo chiến lược cân đối thanh khoản giữa tài sản Có & tài sản Nợ. Cụ thể quy trình quản lý rủi ro thanh khoản của Ngân hàng như sau:

Bước 1: Nhận diện rủi ro thanh khoản.

Để việc quản lý rủi ro đạt hiệu quả cao nhất, ngân hàng phải nhận diện được rủi

ro thanh khoản có thể phát sinh và rủi ro tiềm ẩn để chủ động đối phó và có phương án xử lý phù hợp. Không một ngân hàng nào có thể khẳng định dự trữ thanh khoản của mình là hợp lý và đủ nếu không vượt qua được những thử thách của thị trường, biểu hiện qua: lịng tin của cơng chúng, sự biến động giá cổ phiếu của ngân hàng, áp dụng

mức lãi suất huy động cao hơn thị trường, lỗ từ việc bán tài sản, khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, vay vốn từ ngân hàng trung ương.

Bước 2: Đo lường rủi ro thanh khoản

Sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản, nhà quản trị đo lường mức độ nghiêm

Việc đo lường rủi ro thanh khoản phải đảm bảo về định tính và định lượng, được thực hiện qua các công cụ đo lường rủi ro thanh khoản. Trong những năm gần đây, một số phương pháp đo lường yêu cầu thanh khoản đã được phát triển bao gồm: Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phương pháp chỉ số thanh khoản. Các phương pháp được xây dựng dựa trên một số giả định là ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế tại một thời điểm

nhất định.

Bước 3: Xử lý rủi ro thanh khoản

Các nhà quản trị rủi ro phải tìm biện pháp xử lý. Yêu cầu của bước này là phải nhanh, kịp thời và hiệu quả, nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng.

Bước 4: Giám sát rủi ro

Việc giám sát rủi ro thanh khoản được cụ thể hóa như sau

Các hạn mức rủi ro thanh khoản được thiết lập và đảm bảo sự tuân thủ hạn mức do Ủy ban ALCO, Pháp chế, Quản lý rủi ro phê duyệt.

Khi các hạn mức bị vi phạm và/hoặc có xu hướng diễn biến xấu, phải báo cáo cho Ban Giám đốc, Ủy ban ALCO, Pháp chế & Quản lý rủi ro để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Khi các hạn mức bị vi phạm và ngân hàng bị hụt thanh khoản, Hội đồng Quản

trị trực tiếp chỉ đạo các biện pháp xử lý tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)