Các nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.4 Các nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng tại các tổ chức tín dụng

dụng

Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc):

trong nội dung này, Ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các tổ chức tín dụng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.

Thứ hai, thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các tổ chức tín dụng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Tổ chức tín dụng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tổ chức tín dụng phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao

dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt, cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

Thứ ba, duy trì một q trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng

phù hợp (10 nguyên tắc): Các tổ chức tín dụng cần có hệ thống quản lý một

cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thơng tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức tín dụng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm sốt tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng … để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. Tổ chức tín dụng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của tổ chức tín dụng.

Như vậy, trong xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:

Thứ nhất, phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

Thứ hai, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.

Thứ ba, xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thơng tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng

1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các cơng ty cho thuê tài chính và ài học cho cơng ty cho th tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

1.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại cơng ty TNHH MTV cho th tài chính – ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín (SBL)

SBL được thành lập năm 2006, là công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn thương tín. SBL chú trọng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm kiểm sốt, phịng ngừa rủi ro tín dụng.

SBL xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung có tính độc lập giữa 3 chức năng : kinh doanh, quản lí rủi ro và tác nghiệp, nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro và phát huy chuyên môn của từng cán bộ. Mơ hình quản trị rủi ro đồng bộ trên tồn hệ thống tạo cơ sở chính sách quản trị rủi ro được xây dựng thống nhất, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. SBL xây dựng chính sách cho thuê phù hợp với từng loại tài sản thuê có mức độ rủi ro tiềm ẩn khác nhau để có thể cân bằng rủi ro – lợi nhuận trong mức độ công ty chấp nhận được. Đối với khách hàng thuê, SBL xây dựng công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng thường xuyên trước và sau cho thuê nhằm đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro của khoản thuê. Danh mục cho thuê đa dạng ngành nghề, loại tài sản, đối tượng khách hàng và có điều chỉnh phù hợp theo từng thời kì phát triển kinh tế. Danh mục cho thuê được phân tích rủi ro định kì nhằm đánh giá rủi ro tiềm ẩn, có biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp và điều chỉnh danh mục cho thuê theo mức độ rủi ro của ngành, của loại tài sản thuê.

Quy trình cho thuê tài chính của SBL được xây dựng cụ thể cho các bộ phận nghiệp vụ liên quan thực hiện nhằm nâng cao năng suất lao động chuyên môn, các bộ phận kiểm tra lẫn nhau, hạn chế rủi ro tín dụng. Qui trình qui định các bước thực hiện từ giai đoạn khởi tạo cho thuê đến thanh lí hợp đồng hoặc xử lí nợ q hạn. Quy trình cho th tài chính của SBL nhấn mạnh cơng tác kiểm tra sau cho thuê, kịp thời phát hiện các khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ nhằm dự báo nợ quá hạn phát sinh.

Kết quả của việc quản trị rủi ro tại SBL là có tỉ lệ nợ xấu của năm 2011 là 1,09% trong khi đó tỉ lệ nợ xấu trung bình ngành là 45,38 % dư nợ cho thuê (Định dạng tổ chức tín dụng tại Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, 2011). Kinh nghiệm quản trị rủi ro của SBL là kinh nghiệm BLC nên học hỏi để thực hiện tốt việc quản trị rủi ro tín dụng.

Từ kinh nghiệm hoạt động cho th tài chính của SBL, ta có thể rút ra các bài học cho BLC như sau:

Thứ nhất, BLC nên xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung có tính độc lập giữa 3 chức năng : kinh doanh, quản lí rủi ro và tác nghiệp.

Thứ hai, BLC cũng cần xây dựng công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng thường xuyên trước và sau cho thuê.

Thứ ba, quy trình cho th tài chính cần xây dựng cụ thể cho các bộ phận nghiệp vụ liên quan.

1.5.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại cơng ty Cho th tài chính II – Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (ALC II)

ALC II là doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1998, là đơn vị thành viên của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho th tài chính.

Hoạt động kiểm sốt nội bộ chưa kiểm tra hết các mặt hoạt động nghiệp vụ, thành viên ban kiểm sốt kiêm nhiệm cơng việc chuyên mơn khác nên khơng đảm bảo tính độc lập, tính tách bạch chức năng tác nghiệp và kiểm soát rủi ro. Hệ thống kiểm sốt nội bộ khơng thể hiện được vai trị phịng ngừa, kiểm sốt rủi ro trong quá trình hoạt động cho thuê tài chính. Hàng loạt sai phạm do khơng tn thủ qui trình thẩm định, giám sát khách hàng sử dụng vốn lỏng lẻo làm thất thoát tài sản thuê, không tuân thủ qui định giới hạn an tồn hoạt động cấp tín dụng trong thời gian dài khơng được kiểm sốt nội bộ ngăn chặn.

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng sai phạm ở ALC II, Agribank đã thành lập tổ giám sát vào năm 2007 nhằm phục hồi thực trạng tài chính tồi tệ cho ALC II. Agribank tiếp tục bảo lãnh cho ALC II vay các tổ chức tín dụng khác và cho

ALC II vay vượt quá giới hạn nhưng cơ chế giám sát lỏng lẻo nên kết quả kinh doanh của ALC II xấu đi.

Năm 2011, dư nợ cho thuê của ALC II là 6.414 tỉ đồng, ALC II nợ các tổ chức tín dụng 6.956 tỉ đồng, trong đó, nợ Agribank là 3.766 tỉ đồng. Theo qui định tỉ lệ đảm bảo an tồn hoạt động của tổ chức tín dụng, tổng mức cho vay và bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt khơng q 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Năm 2007, Agribank cho ALC II vay 2.200 tỉ đồng, vượt 10% vốn tự có của ngân hàng này. Tuy nhiên, hội đồng quản trị Agribank vẫn tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho ALC II đến 3.770 tỉ đồng. Từ nguồn vốn vay này, ALC II cho thuê tài chính kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng.

Những tổn thất tại ALC II gây hậu quả nặng nề cho ngành cho thuê tài chính, đã để lại bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng yếu kém dẫn đến thiệt hại do rủi ro xảy ra hàng loạt vô cùng to lớn. Nguyên nhân rủi ro đến từ các sai phạm trong quy trình cho thuê: thẩm định khách hàng, tài sản thuê, năng lực bên cung cấp, kiểm tra sau cho thuê không đầy đủ và không có cơ sở hợp lí. Đồng thời, rủi ro danh mục tài sản thuê, khách hàng thuê và rủi ro đạo đức đều phát sinh với mức độ nghiêm trọng. Đây cũng là một bài học quý báo cho BLC học hỏi để rút kinh nghiệm tránh xảy ra đối với mình.

Từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ALC II, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm rút ra cho BLC như sau:

Thứ nhất, BLC nên xác định các nguyên nhân rủi ro trong quy trình cho th để có các biện pháp phịng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính.

Thứ hai, BLC cần chú trọng đến rủi ro danh mục tài sản thuê, khách hàng thuê và đặc biệt là rủi ro đạo đức trong hoạt động cho thuê tài chính.

1.5.3 Bài học cho cơng ty cho th tài chính TNHH MTV BIDV về quản trị rủi ro tín dụng. trị rủi ro tín dụng.

Đối với hoạt động xếp hạng tín dụng: BLC cần xác định tính chính xác các số liệu của báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó, việc xếp hạng tín dụng mới được phản ánh chính xác giúp BLC lựa chọn khách hàng tốt để cho thuê.

Đối với việc xây dựng các chỉ tiêu và mơ hình quản trị RRTD phù hợp với đặc điểm, quy mô của BLC. BLC cần nghiên cứu và ứng dụng mơ hình định lượng hóa RRTD phù hợp với bản thân. Và khi thực hiện quản lý tốt RRTD thì mới áp dụng được các yêu cầu của Basel II.

Đối với việc nâng cao, ý thức trình độ của nhân viên về RRTD cũng như quản trị RRTD. BLC chỉ coi quản trị RRTD là hoạt động hỗ trợ, chưa thấy được tác động tiêu cực của RRTD, vai trị của quản trị RRTD cũng như chưa có các biện pháp khắc phục rủi ro. BLC chỉ mới tập trung vào đào tạo kiến thức về RRTD đối với các nhân viên phòng quản lý rủi ro, chưa đào tạo nhiều đối với nhân viên các phòng ban khác. BLC nên áp dụng mơ hình hiện đại để kiểm tra, giám sát các khoản cho thuê.

Kết luận chương 1: Chương 1, tác giả trình bày những khái niệm và phân loại liên quan đến cho thuê tài chính, quản trị rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại cơng ty cho th tài chính. Đồng thời, tác giả cũng trình bày các nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng và một số bài học kinh nghiệm về việc quản trị rủi ro tín dụng của một số cơng ty cho th tài chính.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY CHO TH TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Khái quát công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam. TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên gọi đầy đủ: Cơng ty cho th tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên tiếng Anh: BIDV Financial Leasing Company,Ltd. Tên viết tắt: BLC

Trụ sở: 472 – 472A – 472C Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 27.05.1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành thể lệ Tín dụng thuê mua. Cơng ty Tín dụng th mua trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 128/ QĐ-NH5 ngày 26.04.1995

Ngày 09.10.1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/NĐ-CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Tháng 09.1998, Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Cơng ty tín dụng th mua, được thành lập theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Năm 2001, Cơng ty cho th tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 01.01.2005, Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tp Hồ Chí Minh được chuyển đổi thành Cơng ty Cho th tài chính II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 11/GP-NHNN ngày 17.12.2004. Cơng ty Cho th tài chính II là một pháp nhân độc lập, được

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp vốn điều lệ và thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Năm 2009, Cơng ty Cho th tài chính II mở chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng.

Tháng 11.2011, Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty Cho thuê tài chính II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sáp nhập theo quyết định số 1659 và 1660/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Pháp nhân sau sáp nhập là Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV– Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC) có trách nhiệm tiếp nhận tồn bộ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của 2 công ty trước sáp nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 40)