Thu nhập từ lãi cho thuê tài chính của BLC 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56)

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Thu nhập hàng năm 334 392 264 240 254

Thu nhập từ lãi cho thuê

tài chính 318 312 211 196 176

Tỉ lệ thu nhập từ lãi thuê

/ thu nhập hàng năm 95% 80% 80% 82% 69%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BLC 2010 - 2014)

Thu nhập từ lãi thuê tài chính của BLC từ năm 2010 – 2014 có xu hướng giảm dần thể hiện sự khó khăn trong kinh doanh cho thuê tài chính. Từ năm 2010, thu nhập từ lãi là 318 tỉ đồng đã giảm xuống 176 tỉ đồng vào năm 2014, tương ứng tỉ lệ thu nhập từ lãi thuê giảm từ 95% vào năm 2010 xuống 69% vào năm 2014. Để cải thiện tình hình thu nhập, BLC phải nỗ lực tìm kiếm thu nhập từ các nguồn khác như, lãi từ tiền gởi các tổ chức tín dụng, thu nợ ngoại bảng, dự phịng được hồn nhập do nợ xấu giảm …

2.2.3 Đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động CTTC tại cơng ty cho th tài chính TNHH MTV BIDV. tài chính TNHH MTV BIDV.

Nợ quá hạn Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn BLC 2010-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dư nợ có nợ quá hạn 1.544 1.428 1.108 939 763 Tổng dư nợ CTTC 3.267 3.001 2.554 1.913 1.679 Tỷ lệ dư nợ quá hạn 47,3% 47,6% 43,4% 49% 45%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BLC 2010 - 2014)

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2010-2014 tổng dư nợ quá hạn giảm và tổng dư nợ cho vay giảm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn từ 2010-2012 giảm nhưng đến năm 2013 tăng và năm 2014 lại giảm xuống là do tỷ lệ giảm dư nợ quá hạn không kịp với giảm dư nợ cho vay. Tỷ lệ dư nợ quá hạn giảm qua các năm chứng tỏ BLC đã có những cố gắng trong việc giảm nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của BLC vẫn cịn rất cao. Vì vậy BLC cần phải có giải pháp nâng cao nghiệp vụ và thực hiện tốt công tác đo lường rủi ro để nâng cao chất lượng tín dụng.

Nợ xấu

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của BLC 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu 713 397 274 212 175

Tổng dư nợ

CTTC 3.267 3.001 2.554 1.913 1679

Tỷ lệ nợ xấu 21,8% 13,2% 10,7% 11% 10,4%

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu của BLC có sự giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 21,8% nhưng đến năm 2011 giảm xuống còn 13,2%, năm 2012 còn 10,7% , năm 2013 tăng là 11% và năm 2014 giảm còn 10,4%. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu này vẫn còn cao hơn tỉ lệ nợ xấu chung của các tổ chức tín dụng là 4% đến 5%. Do đó, BLC cần quan tâm đến cơng tác quản trị rủi ro tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức mặt bằng chung.

Lãi treo

Bảng 2.9: Tỷ trọng lãi treo trên dư nợ cho thuê tài chính của BLC 2010-2014 2014

Đơn vị: tỉ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lãi treo 433 556 613 612 588

Thu nhập lãi 318 312 211 196 176

Tỉ lệ lãi treo /

thu nhập lãi 136% 178% 290% 311% 334%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BLC 2010 - 2014)

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, lãi treo của BLC có xu hướng tăng, và năm 2012 đến 2014 lãi treo có xu hướng giảm. Năm 2013, lãi treo là 612 tỉ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2010. Năm 2014, tỉ lệ lãi treo / thu nhập lãi cho thuê tài chính là 334% có nghĩa là số tiền thu nhập từ lãi thuê của BLC bị thất thốt, do khơng thu được, cao gấp hơn 3 lần số tiền thu nhập của BLC. Điều này, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến thu nhập và lợi nhuận của BLC. Bởi vì lãi thuê là nguồn thu chính của BLC nên BLC cần có biện pháp thu hồi lãi treo để tăng thu nhập.

Dự phịng rủi ro tín dụng

Bảng 2.10: Dự phịng rủi ro tín dụng của BLC 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nhìn vào bảng trên ta thấy, dự phịng RRTD của BLC khơng ổn định trong giai đoạn 2010-2014. Nhưng từ năm 2012 dự phịng RRTD có xu hướng tăng do nợ xấu công ty ở mức cao dẫn đến chi phí trích lập dự phịng qua các năm lớn. Đây là gánh nặng tài chính và là ngun nhân dẫn sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của cơng ty. Các khoản trích lập dự phịng cơng ty đã nỗ lực để thu hồi vốn. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn từ các doanh nghiệp đã phá sản và mất khả năng thanh tốn là rất khó.

2.3 Thực trạng quản trị RRTD tại công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam. hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.3.1 Những quy định chung về quản trị RRTD tại công ty CTTC TNHH MTV Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam MTV Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

Những quy định về quản trị RRTD

Thứ nhất, rủi ro và lợi nhuận cùng tồn tại và mối quan hệ ngược chiều. Trong hoạt động kinh doanh, ln có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, chấp nhận mức rủi ro cao thì có thể đạt được lợi nhuận cao và ngược lại. Vì vậy, cơng ty cho th tài chính sẽ đề ra chính sách rủi ro tín dụng và mức sinh lời dự kiến khi chịu đựng các rủi ro này. Đồng thời, công ty cho th tài chính cần có qui trình quản trị thích hợp để nhận dạng, đo lường, kiểm sốt và hạn chế rủi ro tín dụng. Các khoản thuê đều được thực hiện theo qui trình quản trị trước khi được triển khai và được phê duyệt bởi các cấp lãnh đạo thích hợp. Tóm lại, cơng ty cho th tài chính phải xác định được mức độ chấp nhận rủi ro của mình.

Thứ hai, tách biệt giữa bộ phận đề xuất và bộ phận thẩm định khoản thuê. Bộ phận phát sinh rủi ro được tách biệt với bộ phận giám sát, kiểm soát hạn chế rủi ro.

Thứ ba, xây dựng mơ hình đo lưởng rủi ro tín dụng phù hợp. Cơng ty cho th tài chính cần có hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ phù hợp để quản trị rủi ro tín dụng. Phương pháp đánh giá được lựa chọn cần phù hợp với bản chất và qui mô của công ty. Bên cạnh việc đánh giá rủi ro từng khoản thuê cụ thể, công ty cần đánh giá rủi ro trên cả danh mục cho thuê. Đồng thời, công ty cho

thuê tài chính cũng cần đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện các yếu tố kinh tế vĩ mơ thay đổi.

Quy trình và nội dung quản trị RRTD tại công ty CTTC TNHH MTV BIDV.

Quy trình quản trị RRTD tại cơng ty CTTC TNHH MTV BIDV.

Qui trình quản trị rủi ro tín dụng qui định sự phân tách giữa chức năng khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp trong toàn bộ q trình cho th tài chính.

Bước 1: Khởi tạo, thẩm định và quyết định cho thuê, đây là cơng việc của phịng quan hệ khách hàng tìm hiểu thơng tin khách hàng, thẩm định sơ bộ ban đầu và đề xuất cho thuê đối với khách hàng.

Bước 2: Phịng quản lí rủi ro thẩm định hồ sơ khách hàng các nội dung cơ bản : hồ sơ pháp lí khách hàng, năng lực tài chính, hiệu quả dự án th tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình kinh tế ngành … Trên cơ sở đó, đánh giá tổng thể các rủi ro có thể phát sinh khi cho thuê như rủi ro liên quan đến giá trị tài sản, hợp đồng mua bán, giá cả trên thị trường đầu vào và đầu ra của dự án thuê tài chính … và đề xuất các biện pháp quản lí cụ thể rủi ro có thể phát sinh

Bước 3: Căn cứ vào báo cáo thẩm định của phịng quản lí rủi ro, hội đồng tín dụng sẽ phê duyệt cho thuê đối với khách hàng.

Bước 4: Hồ sơ giải ngân được chuyển cho phịng tài chính kế toán kiểm soát và giải ngân theo nội dung hợp đồng đã kí kết

Bước 5: Phịng quan hệ khách hàng thực hiện đăng kí giao dịch đảm bảo với cơ quan chức năng và thực hiện kiểm tra sau cho thuê

Định kì hàng tháng hoặc hàng q, phịng quản lí rủi ro sẽ lập báo cáo phân loại nợ, báo cáo nợ xấu và các báo cáo tín dụng phục vụ công tác quản trị. Đồng thời, phối hợp với phòng quan hệ khách hàng theo dõi và xử lí các khoản th có dấu hiệu phát sinh rủi ro

Nội dung quản trị RRTD tại công ty CTTC TNHH MTV BIDV. * Nhận diện rủi ro tín dụng

Quá trình nhận diện rủi ro tại BLC được triển khai xuyên suốt quá trình cho thuê của khách hàng. Phòng quản lý rủi ro thực hiện quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động cho thuê tài chính tại BLC.

Trước khi xem xét hồ sơ cho thuê, phòng quan hệ khách hàng thực hiện đánh giá danh mục sản phẩm đối với từng khách hàng để từ đó khai thác các sản phẩm và cải thiện sản phẩm dịch vụ của công ty để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đánh giá rủi ro đối với từng danh mục sản phẩm.

Khi xem xét hồ sơ của khách hàng, phòng quan hệ khách hàng đã thu thập thơng tin, phân tích và thẩm định các chỉ tiêu tài chính, kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả của dự án, đánh giá tài sản đảm bảo, khả năng tài chính và năng lực trả nợ của khách hàng.

Khi thực hiện phê duyệt hồ sơ của khách hàng, phòng quản lý rủi ro thực hiện đánh giá rủi ro có thể xảy ra từ phía khách hàng, nhằm đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được của BIDV và của BLC.

Đối với cơng tác quản lý hồ sơ vay, phịng quản lý rủi ro thu thập, quản lý thông tin về hoạt động cho th tài chính, thực hiện báo cáo về cơng tác cho thuê và chất lượng cho thuê của cơng ty, lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo tiền thuê của công ty.

* Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là nhiệm vụ chủ yếu của phòng quản lý rủi ro. Phòng quan hệ khách hàng thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng, đánh giá tài sản cho thuê/tài sản đảm bảo theo quy định.

Phịng quản lý rủi ro thực hiện các cơng việc sau:

Thứ nhất, thực hiện duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý các danh mục cho thuê tại cơng ty.

Thứ hai, thực hiện quy trình, thủ tục, đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của cơng ty; đảm bảo cho khoản cho thuê an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro và tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của BLC.

Thứ ba, xác định các chỉ số liên quan đến khách hàng cho thuê tài chính (giới hạn, cơ cấu, hiệu quả, mức sinh lời…) trong hoạt động cho thuê của cơng ty.

* Kiểm sốt rủi ro tín dụng

Phòng quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra giám sát quá trình sử dụng tài sản thuê/ tài sản bào đảm tiền th (nếu có). Đơn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng).

Phòng quản lý rủi ro thực hiện giám sát phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro; thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của BLC.

Ban kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế tại các phòng và đơn vị trực thuộc cơng ty nhằm phát hiện sai sót, đảm bảo an tồn cho hoạt động.

* Tài trợ rủi ro tín dụng

Các cơng cụ tài trợ rủi ro tín dụng hiện BLC đang sử dụng vẫn còn rất đơn điệu, chủ yếu là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập hàng năm. Trích lập dự phịng để xử lí rủi ro là việc BLC dùng một phần lợi nhuận kinh doanh giành cho việc xử lí rủi ro tín dụng cho các khoản nợ được đánh giá khó có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, đây cũng là tình hình chung của các cơng ty cho th tài chính hiện nay.

2.3.1 Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại cơng ty cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV.

Những kết quả đạt được * Về mặt định tính

Đối với mơ hình quản trị rủi ro tín dụng, BLC đã đạt được những thành tựu sau:

Thứ nhất, BLC có các phịng nghiệp vụ phịng quan hệ khách hàng; phòng quản lý rủi ro; phịng quản trị tín dụng được quy định nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động quản trị RRTD.

Thứ hai, BLC đang xây dựng hệ thống thông tin core leasing để thu thập, lưu giữ thông tin khách hàng, dễ dàng tạo ra báo cáo phục vụ quản trị điều hành. Việc hồn thiện hệ thống thơng tin này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại cơng ty. Bởi vì, đây là cơ sở để cơng ty thực hiện phân tích, đánh giá những rủi ro trong hoạt động cho th tài chính để có những biện pháp xử lý và khắc phục kịp thời.

Thứ ba, BLC đã triển khai xây dựng được quy trình cho thuê cụ thể. Đây được coi là kim chỉ nam của cán bộ tín dụng thực hiện cho thuê đối với các đối tượng khách hàng khác nhau. Quy trình quy định cụ thể các bước thực hiện cho thuê, phê duyệt khoản thuê, theo dõi, kiểm tra quản trị rủi ro, xử lý nợ,…Đồng thời, BLC cũng đã ban hành qui chế hoạt động của ban xử lí nợ xấu, qui trình xử lí nợ xấu, qui chế sử dụng quĩ dự phịng để xử lí rủi ro tín dụng… Các văn bản này được được nghiên cứu bổ sung phù hợp với tình hình họat động thực tiễn, chun mơn hóa nghiệp vụ để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

Thứ tư, BLC đã thực hiện các biện pháp kiểm tra trước, trong và sau khi cho thuê cụ thể như sau: trước khi xem xét hồ sơ cho thuê, phòng quan hệ khách hàng đã thực hiện đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng thuê; trong khi phê duyệt hồ sơ cho thuê, phòng quản lý rủi ro lại tiếp tục thực hiện đánh giá rủi ro; và sau khi cho thuê, phòng quan hệ khách hàng thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ hàng năm đối với khách hàng.

Thứ năm, BLC đã phân cấp thẩm quyền quyết định cho thuê rõ ràng và đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tại công ty.

Đối với chính sách cho thuê, BLC đã xác định được ngành nghề, lĩnh vực, thị trường cho thuê và đang từng bước đa dạng hóa các sản phẩm cho thuê theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro xảy ra, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng.

Đối với nguồn nhân lực, BLC đã khơng ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thơng qua các khóa đào tạo ngắn hạn.

Đối với cơ cấu tổ chức, BLC đã xây dựng được cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng giữa các phịng ban, có sự tách biệt giữa bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận quản lý rủi ro.

* Về mặt định lượng: Tình hình nợ xấu

Trước những nỗ lực của BLC thì dự nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm dần qua các năm từ năm 2010 đến năm 2014. Nợ quá hạn năm 2014 đã giảm 50,5% so với nợ quá hạn năm 2010. Nợ xấu năm 2014 giảm 50,2% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56)