Phương diện Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH indochina stone việt nam (Trang 35 - 39)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2 Thực trạng về đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Indochina

2.2.1 Phương diện Tài chính

Dựa vào số liệu bảng Cân đối kế toán (Phụ lục 1) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty IBS (Phụ lục 2) ta thấy doanh thu của IBS tăng qua các năm, đặc biệt năm 2014 mức tăng doanh thu gấp đôi so với 2012, từ 205.202 triệu đồng tăng lên đến 409.358 triệu đồng.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính

T

T Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I

PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN

1 Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 0.44% 0.15% 0.22% 2 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1.87% 0.56% 0.92% 3 Lợi nhuận biên (P) 0.79% 0.27% 0.26% 4 Vòng quay tài sản (A) 0.55 0.57 0.83 5 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

II KHẢ NĂNG THANH TOÁN

1 Khả năng thanh toán tổng quát – Ktq 1.31 1.37 1.32 2 Khả năng thanh toán ngắn hạn – Kng 1.16 1.24 1.25

3 Khả năng thanh toán nhanh – Knh 0,47 0,52 0,57

III

CƠ CẤU VỐN, TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ

KHẢ NĂNG TỰ TÀI TRỢ

1

Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu –

Ncsh 3.23 2.71 3.16

2 Hệ số nợ so với tài sản - Ntts 0,76 0,73 0,76 3 Vốn CSH/nguồn vốn 0,32 0,27 0,24

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả)

Nguyên nhân: do lãnh đạo IBS thực hiện chiến lược mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu và tăng lượng cơng trình thi cơng. Giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh nhưng lợi nhuận gộp thì lại có phần sụt giảm. Mở rộng sản xuất

mặc dù có đi kèm với tăng cường hiệu quả quản lý, thực tế là chi phí quản lý giảm từ 12.950 triệu năm 2012 xuống còn 10.229 triệu năm 2014 nhưng vẫn không bù đắp được khoản đã đầu tư vào máy móc, nhà xưởng và vật tư nguyên liệu đầu vào. Điều đó dẫn đến kết quả tổng lợi nhuận trước thuế năm 2014 vẫn thấp hơn năm 2012. Đánh giá tình tài chính của IBS từ 2012 – 2014 cụ thể như sau:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Theo bảng 2.3 tỷ số này có xu hướng giảm mạnh từ năm 2012 là 0.44% xuống còn 0.15% năm 2013 và tăng nhẹ trở lại là 0.22% năm 2014. Tỷ lệ này khá thấp tức là với 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì chỉ thu về 0.44 đồng lợi nhuận trong năm 2012, tạo ra 0.15 đồng lợi nhuận trong năm 2013 và 0.22 đồng lợi nhuận cho năm 2014. Đây là con số phản ánh năng lực thu lợi của đơn vị khi sử dụng tồn bộ các nguồn kinh tế của mình. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và mức lợi nhuận do một đồng vốn mang lại. IBS có tỷ số này thấp, báo động về khả năng sản xuất kinh doanh hiện nay. Do đó lãnh đạo cần xem lại phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả hơn để nâng cao năng suất lao động, bố trí hợp lý để các tài sản có thể được sử dụng và phát huy một cách có hiệu quả nhất tạo ra nhiều giá trị hơn trên lượng tài sản đã đầu tư, phát huy tối đa năng suất của các tài sản đã sử dụng, nâng cao khả năng sử dụng vốn hơn nữa.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của đơn vị cũng giảm mạnh từ năm 2012 đến năm 2013 và tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể năm 2012 tỷ số này là 1.87%, tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 1.87 đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ số này giảm mạnh xuống còn 0.56% tức là với 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra chỉ 0.56 đồng lợi nhuận, và sau đó năm 2014 tăng nhẹ lên 0.92% tức là với 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0.92 đồng lợi nhuận. Tỷ số này phản ánh khả năng tự tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn chủ sở hữu. Cũng dễ nhận thấy mối tương đồng tăng giảm của ROA và ROE qua các năm. Do năm 2013 là năm đơn vị đầu tư mở rộng nhà máy nên việc tập trung

nguồn lực vào máy móc thiết bị nhà xưởng cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh lúc này. Tuy nhiên tỷ số này cũng rất thấp thể hiện nhiều vấn đề còn yếu kém trong việc sản xuất kinh doanh hiện nay tại đơn vị. Đây cũng là vấn đề quan trọng mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất khi họ ra quyết định bỏ vốn vào đầu tư, với tỷ số ROE thấp như hiện nay thì nhà đầu tư sẽ cịn nhiều e ngại về các rủi ro tiềm ẩn. Do đó, đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị trong những năm tiếp theo để thu hút các nhà đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Lợi nhuận biên (P):

Lợi nhuận biên của IBS có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể như sau: năm 2012 tỷ số này là 0.79%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 0.79 đồng lợi nhuận. Đến năm 2013 tỷ số này giảm mạnh xuống còn 0.27% và đến cuối năm 2014 tỷ số này tiếp tục giảm còn 0.26%, cùng với mức doanh thu thu về nhưng lại nhuận lại có xu hướng giảm điều đó phản ánh việc sử dụng nhiều chi phí làm giảm lợi nhuận thu về. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động của về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đơn vị cần phân tích và tìm biện pháp giảm các khoản chi phí để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, từ đó tăng khả năng thu lợi của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn của IBS từ năm 2012 đến 2014 đều lớn hơn 1 và dao động tương đối ổn định. Năm 2012 tỷ lệ này là 1.16, tăng lên 1.24 năm 2013 và 1.25 năm 2014. Mặc dù các chỉ số ROA, ROE và P tương đối thấp nhưng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị tương đối tốt, rủi ro về tài chính được hạn chế tối đa, doanh nghiệp có phần cẩn trọng về các khoản nợ của mình. Tuy nhiên cần đơn vị cần thương lượng với đối tác và các nhà cung cấp về chính sách cơng nợ, để có thể giữ khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn ở mức hợp lý vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán đồng thời tận dụng được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư hiệu quả vào hoạt động kinh doanh. Vì khi tỷ số này q cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động và việc quản lý tài sản lưu động chưa hiệu

quả nên còn quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hoặc do quá nhiều nợ phải đòi… làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán nhanh :

Khả năng thanh toán nhanh của IBS đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng tăng. Tỷ số này năm 2012 là 0.47, năm 2013 tăng lên 0.52 và tiếp tục tăng thành 0.57 năm 2014. Điều này có nghĩa là IBS đang có cải thiện trong việc sử dụng tiền mặt và các khoản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn sau khi đã trừ giá trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp.

Cũng giống như khả năng thanh toán ngắn hạn, tuỳ theo các ngành nghề khác nhau thì u cầu đối với tỷ số thanh tốn nhanh cũng khác nhau. Đối với ngành sản xuất đá thì tỷ số này có thể chấp nhận được.

Năng suất lao động:

Bảng 2.2: Năng suất lao động giai đoạn 2012-2014

T

T Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014

1 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 1.634 667 1.092 2 Tổng số lao động Người 257 242 208 3 Năng suất lao động Triệu đồng / người/năm 6,36 2,76 5.25

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự. Cơng ty IBS)

Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nguyên tố như: kinh nghiệm và trình độ của người lao động, sự phát triển của máy móc khoa học cơng nghệ, mơi trường làm việc, có khi là chiến lược phát triển của doanh nghiệp…

Theo số liệu của bảng 2.4 thì năng suất lao động của IBS giảm từ 6,36triệu đồng/người năm 2012 xuống cịn 2,76 triệu đồng/người năm 2013, sau đó cuối năm 2014 tăng trở lại 5,25 triệu đồng/người. Điều đó cũng phần nào phản ánh sự thay

đổi trong chiến lược kinh mở rộng kinh doanh của IBS, việc tập trung nguồn lực và chi phí đã làm sụt giảm rõ rệt lợi nhuận thu về trong những năm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng thẻ điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH indochina stone việt nam (Trang 35 - 39)