4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2 Giải pháp về thực hiện đo lường đánh giá BSC
- Giao chỉ tiêu, theo dõi thực hiện và đánh giá kết quả: Sau khi xây dựng các thước đo, chỉ tiêu và kế hoạch hành động, nhà quản lý sẽ tiến hành giao chỉ tiêu và xác định bộ phận hay cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm về kết quả của các thước đo đó. Việc giao chỉ tiêu này phải có được sự đồng thuận và thống nhất trong tổ chức, trên cơ sở khách quan, điều kiện tình hình thực tế và được quy định rõ ràng, điều đó tạo ra sự rõ ràng minh bạch và chủ động trong công việc của từng nhân viên. Cuối cùng nhà quản lý tiến hành đánh giá kết quả thông qua việc so sánh kết quả thực hiện với chỉ tiêu đặt ra để làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu chiến lược, thước đo, kế hoạch hành động phù hợp trong các năm áp dụng BSC tiếp theo. Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá năng lực nhân viên cuối năm để xem xét khen thưởng hay xử phạt.
- Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và nhân viên. Đây là thước đo khó đo lường nhất vì cách thức đo lường phức tạp nhiều công đoạn nhưng đây lại là các thước đo quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh của IBS. Hiện nay công ty vẫn chưa có một nghiên cứu thật sự chính xác có độ tin cậy cao về mức độ hài lòng của khách hàng và nhân viên, cơng ty chưa có cuộc điều tra khảo sát nào trước đây, do vậy việc đo lường sự hài lòng của
khách hàng và nhân viên là vô cùng cần thiết, nên được đầu tư nghiên cứu thực hiện hàng năm. Để có một kết quả điều tra đáng tin cậy, IBS cũng cần phải đầu tư nguồn lực và chi phí hợp lý nhằm khuyến khích và tạo thái độ tích cực của nhân viên và khách hàng đối với việc điều tra khảo sát trên.