Nhóm các biến giải thích về đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở việt nam đối với sản phẩm máy điện giải nước kangen (Trang 39 - 42)

3.4 Giải thích và cách đo lường các biến số

3.4.2 Nhóm các biến giải thích về đặc điểm kinh tế xã hội

Trong nghiên cứu này, các biến số mô tả đặc điểm kinh tế xã hội của người được phỏng vấn được đưa vào mơ hình với những giả định như sau:

Biến “SEX” được kỳ vọng có ảnh hưởng mạnh đến mức sẵn lịng chi trả với những xu hướng chi trả khác nhau giữa nam và nữ cho cùng một sản phẩm. Nam giới thường có cá tính hào phóng, chi tiêu các khoản tiền lớn, ít dè dặt trong chi tiêu nên sẽ có mức sẵn lịng chi trả cao hơn so với nữ giới, là những người vốn được xem như là “thủ quỹ” trong một gia đình. Nam giới cũng thường bị hấp dẫn bởi các sản phẩm thiên về khoa học, cơng nghệ cao hơn nữ giới vốn ưa thích sự đơn giản. Biến “SEX” căn cứ vào nhu cầu phân tích của tác giả sẽ bao gồm hai lựa chọn: không (giới tính nữ) và một (giới tính nam). Với kỳ vọng biến “SEX” sẽ tác động dương lên WTP.

Biến “AGE”: một xã hội có nhiều thế hệ cùng sinh sống, những người có độ tuổi càng cao thì họ càng chứng kiến, trải qua nhiều rủi ro bệnh tật (có xu hướng lo lắng hơn) trong cuộc đời họ hơn các bạn trẻ, nên mức sẵn lòng chi trả của họ cho một sản phẩm bảo vệ sức khoẻ có thể sẽ cao hơn. Hay nói cách khác, những người trẻ tuổi thường khoẻ mạnh hơn, có sức khoẻ tốt hơn, trải nghiệm của họ đối với bệnh tật ít hơn khiến cho sự nhận thức của họ đối với những thay đổi trong sức khoẻ không cao cho nên họ thường có xu hướng sẵn lịng chi trả cho những rủi ro về sức khoẻ thấp hơn. Biến “AGE” căn cứ vào nhu cầu phân tích của tác giả sẽ bao gồm bốn lựa chọn: một (18-30 tuổi); hai (31-40 tuổi); ba (41-50 tuổi) và bốn (51-60 tuổi) (tuổi của người phỏng vấn được tính đến ngày trả lời bảng phỏng vấn của luận văn này). Với kỳ vọng biến “AGE” sẽ tác động dương lên WTP.

Biến “PLACE” có ảnh hưởng mạnh lên mức sẵn lòng chi trả. Người dân sống ở các khu đô thị phát triển thường gặp các vấn đề về sức khoẻ nhiều do các

áp lực căng thẳng từ nhịp sống hối hả bận rộn, mơi trường sống ơ nhiễm (mức khí thải cơng nghiệp và phương tiện giao thơng nhiều, không gian sống chật hẹp, ô nhiễm tiếng ồn…); nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, chế độ ăn uống vui chơi không lành mạnh. Do đó nhu cầu sử dụng một nguồn nước dinh dưỡng, thanh lọc tốt các tạp chất, bảo vệ sức khoẻ sẽ cao hơn so với người dân không sinh sống tại các khu đô thị phát triển. Biến “PLACE” căn cứ vào nhu cầu phân tích của tác giả sẽ bao gồm hai lựa chọn: khơng (thành phố Hồ Chí Minh) và một (các tỉnh thành khác ngồi Tp. Hồ Chí Minh). Với kỳ vọng biến “PLACE” sẽ tác động dương lên WTP.

Biến “EDU” liên quan trực tiếp đến nhận thức của người dân. Trình độ càng cao họ càng nhận thức rõ các tác hại của việc suy giảm môi trường sống và sức khoẻ là như thế nào bởi những kiến thức này đã được bổ sung từ những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Do đó mức sẵn lịng chi trả của họ cho một sản phẩm về sức khoẻ sẽ cao hơn nhằm tránh những biến cố ảnh hưởng đến sức khoẻ mà họ đã nhìn thấy trước. Biến “EDU” căn cứ vào nhu cầu phân tích của tác giả sẽ bao gồm ba lựa chọn: một (trình độ 12/12), hai (bao gồm các trình độ: trung cấp, cao đẳng và đại học) và ba (bao gồm các trình độ: thạc sĩ, tiến sĩ). Với kỳ vọng biến “EDU” sẽ tác động dương lên WTP.

Biến “PE_INCOME” (thu nhập cá nhân/ tháng) và “FA_INCOME” (thu nhập cả gia đình/ tháng): thu nhập thường tỷ lệ thuận với mức sẵn lòng chi trả, khi người tiêu dùng có thu nhập càng cao thì họ càng có xu hướng nghĩ về sức khoẻ của bản thân và gia đình nhiều hơn, mong muốn chất lượng cuộc sống của mình sẽ được cải thiện hơn nên họ sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm về sức khoẻ để thoả mãn mong muốn đó. Nói như vậy khơng có nghĩa là những người có thu nhập thấp khơng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm về sức khoẻ. Họ cũng có nhu cầu về chúng, nhưng trước khi tiêu dùng họ thường đắn đo hơn bởi các chi tiêu cần thiết khác để sinh tồn, mưu sinh. Trong khoản thu nhập hạn hẹp của mình khơng cho họ nhiều sự lựa chọn. Dữ liệu của biến “PE_INCOME” được tổng hợp dựa trên câu trả lời của người được phỏng vấn và

dữ liệu của biến “FA_INCOME” do người được phỏng vấn cung cấp (đơn vị: triệu đồng/tháng). Với kỳ vọng biến “PE_INCOME” và “FA_INCOME” sẽ tác động dương lên WTP.

Tương đương, biến “SAVE”: tổng số tiền tiết kiệm được trong một năm chính là khoản dư ra để cho các gia đình có thêm cơ hội lựa chọn các nhu cầu khác nhau, trong đó có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Do đó nếu tiền tiết kiệm được càng nhiều, họ sẽ càng có nhiều động lực mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ hơn. Dữ liệu của biến “SAVE” do chính người phỏng vấn cung cấp (đơn vị: triệu đồng/năm). Với kỳ vọng biến “SAVE” sẽ tác động dương lên WTP. Biến “MARRIED”: tình trạng hơn nhân cũng có nhiều tác động lên mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng. Những người đã kết hơn hoặc có con được dự đốn sẽ có mức sẵn lịng chi trả cao hơn những người còn độc thân. Việc đã có một gia đình sẽ tạo ra một sợi dây ràng buộc về trách nhiệm của thành viên này đối với tất cả các thành viên còn lại. Nếu như bất kỳ một thành viên nào trong gia đình gặp vấn đề về sức khoẻ đều làm cho các thành viên cịn lại có cảm giác bất an, lo âu. Chính vì vậy gia đình sẽ là một nguồn động lực mạnh mẽ khiến cho mức sẵn lòng chi trả tăng cao vì ngồi nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cho bản thân cịn có nhu cầu bảo vệ sức khoẻ cho tất cả các thành viên trong gia đình. Biến “MARRIED” căn cứ vào nhu cầu phân tích của tác giả sẽ bao gồm hai lựa chọn: khơng (chưa lập gia đình) và một (đã kết hôn). Với kỳ vọng biến “MARRIED” sẽ tác động dương lên WTP.

Biến “FA_MEMBER”: số lượng thành viên trong một gia đình cũng quyết định mạnh đến việc chi tiêu mua sắm trong gia đình. Một gia đình có nhiều trẻ em, thì chi tiêu cho các nhu cầu hàng ngày sẽ cao hơn, các khoản tiết kiệm sẽ ít đi. Tuy nhiên, khi có nhiều trẻ, bố mẹ các bé sẽ quan tâm đến các biện pháp bảo vệ sức khoẻ các bé nhiều hơn. Cho nên yếu tố này có thể tác động dương lên sự sẵn lòng chi trả cho các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ. Dữ liệu của biến “FA_MEMBER” do chính người phỏng vấn cung cấp (đơn vị: người). Với kỳ vọng biến “FA_MEMBER” sẽ tác động dương lên WTP.

Việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến mức sẵn lịng chi trả sẽ cung cấp cho tác giả thơng tin về nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất, nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất và nhân tố nào không ảnh hưởng. Từ đó có thể đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề đang nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm thu hút người tiêu dùng Việt Nam quan tâm hơn đến sản phẩm máy điện giải nước Kangen.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở việt nam đối với sản phẩm máy điện giải nước kangen (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)