Xác suất trung bình của các lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở việt nam đối với sản phẩm máy điện giải nước kangen (Trang 62)

Sau khi phân tích mối quan hệ giữa các cặp lựa chọn và sự tác động của các biến lên từng lựa chọn cụ thể, tác giả sẽ tìm hiểu mối quan hệ tổng quát hơn của cả bốn sự lựa chọn. Cho nên, để dự báo tỷ lệ của các sự lựa chọn cho mẫu số liệu, tác giả đã thực hiện lệnh “predict” trong STATA và kết quả tỷ lệ các xác suất của từng lựa chọn thể hiện trong bản Data editor của từng quan sát được thể hiện trong hình 4.10, trong đó:

 p0 = xác suất lựa chọn không mua máy.

 p1 = xác suất lựa chọn mua máy JRII.

 p2 = xác suất lựa chọn mua máy SD501.

 p3 = xác suất lựa chọn mua máy Super 501.

Bảng 4.11 thể hiện tóm tắt xác suất từng lựa chọn, kết quả cho thấy xác suất lựa chọn mua máy SD501 trung bình là lớn nhất p=36%, sau đó là xác suất lựa chọn khơng mua máy trung bình là 30%; xác suất lựa chọn mua máy JRII trung bình là 25% và cuối cùng là xác suất lựa chọn mua máy Super 501 trung bình là 9%. Từ kết quả trên cho thấy, dòng máy SD501 là lựa chọn được yêu thích nhất. Điều đó có nghĩa là người tiêu dùng sẽ đồng ý chi trả nhiều tiền hơn (khoảng 90-110 triệu cho dòng máy SD501) với mong muốn mang lại hiệu quả cho sức khỏe của họ. Với xác suất mua máy Kangen trung bình bằng 70% (là tổng của ba xác suất trung bình: xác suất mua máy JRII trung bình p1, xác suất mua máy SD501 trung bình p2 và xác suất mua máy Super 501 trung bình p3), cho thấy 70% số người được phỏng vấn đồng ý mua máy Kangen. Hay nói cách khác, có khoảng 140 người trong tổng số 200 người được phỏng vấn đồng ý mua một trong ba dòng máy Kangen.

Bảng 4.11. Tóm tắt xác suất trung bình của các lựa chọn

Tên biến Mẫu

Trung bình mẫu

Sai số

chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

p0 200 0.30 0.35 3.65e-12 0.9995

p1 200 0.25 0.22 1.48e-06 0.7654

p2 200 0.36 0.34 4.02e-06 0.9917

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Từ kết quả của việc phân tích dữ liệu đã giúp tác giả nhận diện ra được một số các nhóm đối tượng có khả năng cao trong việc đầu tư một khoản tiền lớn để mua các thiết bị chăm sóc sức khoẻ, cũng như các nhóm đối tượng sẽ khơng mua máy, ví dụ như:

 Người tiêu dùng có tổng số tiền tiết kiệm cao thì xác suất mua máy cao hơn. Tổng số tiền tiết kiệm tạo cho các gia đình có thêm nhiều cơ hội lựa chọn các nhu cầu khác nhau, trong đó có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Do đó nếu tiền tiết kiệm được càng nhiều, họ sẽ càng có nhiều động lực mua sắm các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ hơn.

 Người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với giá của sản phẩm thì xác suất mua máy cao hơn. Nếu người tiêu dùng không cảm thấy giá bán của máy quá đắt và trong khả năng của mình cho phép mua được thì họ sẽ có động lực mua máy cao hơn. Ngược lại, nếu họ cảm thấy máy quá đắt tiền hay họ không đủ khả năng trả một khoản tiền lớn trong một lần thì nhu cầu muốn mua máy của họ sẽ bị giảm xuống. Do đó muốn thúc đẩy việc tiêu dùng cần có các chính sách hỗ trợ việc chi trả.

 Hay khi người tiêu dùng cảm nhận sẽ có nhiều rủi ro đến với họ, họ sẽ không chịu bỏ một khoản tiền lớn ra để mua máy. Việc cảm nhận hiệu quả của nước Kangen khơng phải là tức thì, khơng dựa vào ngày một ngày hai, mà địi hỏi một q trình sử dụng nước lâu dài và liên tục. Do đó khi mong muốn khách hàng đầu tư lớn, chỉ để mua một thiết bị làm nước mà với số tiền đó họ có thể mua hơn mười thiết bị về nước, nếu như họ khơng hiểu rõ bản chất khác nhau thì họ chắc chắn sẽ ngần ngại trong việc đầu tư.

 Người tiêu dùng có các khoản chi tiêu cho các nhu cầu sử dụng nước càng cao thì xác suất mua máy càng cao. Máy Kangen tạo ra được năm loại nước khác nhau, ngồi loại nước chính dùng để uống cịn có các

loại như: nước sát khuẩn, nước làm đẹp…Việc đầu tư cho một chiếc máy như vậy có thể hạn chế hay kiểm sốt được việc chi tiêu cho một số loại nước, đặc biệt các loại nước làm đẹp, dưỡng da có giá thành khá cao. Những người tiêu dùng càng có nhu cầu sử dụng các loại nước làm đẹp, dưỡng da này càng có xu hướng mua máy nhiều hơn. Cho nên mục tiêu mà những người bán hàng cần hướng đến đó chính là làm sao và làm như thế nào để thông tin đến được với người tiêu dùng một cách đầy đủ và chính xác nhất. Một khi người tiêu dùng cảm nhận được giá trị tốt mà máy mang lại cho sức khoẻ của chính mình và trong khả năng chi trả của họ thì đương nhiên họ sẽ chấp nhận mua sản phẩm.

Cũng qua sự phân tích ở chương 4 phần nào phản ánh được người Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề sức khoẻ. Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển kéo theo đó là sự cải thiện trong thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân, do đó họ sẽ chú trọng hơn trong các vấn đề về sức khoẻ của bản thân. Bởi vì, ngồi mất mác về chi phí, bệnh tật cịn mang lại nhiều mất mác hơn về tinh thần, công việc, thời gian…Cho nên các biện pháp bảo hiểm cho sức khoẻ, nhất là các biện pháp phòng ngừa bệnh sẽ được quan tâm nhiều hơn. Những người quan tâm đến sức khoẻ đã có những thái độ tích cực đối với việc sử dụng sản phẩm này. Do đó họ sẵn lịng mua sản phẩm với giá cao nhưng đem lại sự an toàn cho sức khoẻ của họ và gia đình.

5.2 Ý nghĩ thực tiễn của luận văn nghiên cứu:

Tác giả thực hiện bài nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố nào sẽ tác động lên sự sẵn lòng chi trả của người dân Việt Nam đối với sản phẩm máy điện giải nước Kangen của Tập đoàn Enagic Nhật Bản. Nghiên cứu này có thể cho thấy tiềm năng của việc đầu tư vào mạng lưới phân phối chính thức sản phẩm tại Việt Nam, vì đây là một thị trường mới hồn tồn chưa có nhà phân phối chính thức nào. Hay nói cách khác nghiên cứu này đã trả lời cho câu hỏi liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm hồn tồn mới, địi hỏi người tiêu dùng cần có những hiểu biết về y khoa và sức khoẻ, kiểm chứng hiệu quả trong

thời gian dài, giá bán cao và chưa có nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng hay chưa có nhiều thơng tin chính thức tại Việt Nam... Và quan trọng hơn là đã xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả này.

Từ kết quả trên của q trình phân tích dữ liệu phỏng vấn đã cho tác giả biết được phản ứng của những người tham gia phỏng vấn đối với sản phẩm máy điện giải nước Kangen và đối tượng nào sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai, có khả năng mua sản phẩm cao. Tác giả kỳ vọng những thông tin được cung cấp từ bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho Cơng ty Cổ Phần Kinh doanh Thương mại Kangen Việt Nam (đang kinh doanh sản phẩm này) có những chiến lược đúng đắn trong việc tiếp cận các khách hàng mục tiêu, giới thiệu thông tin, phân khúc tốt thị trường và mở rộng việc kinh doanh trong tương lai nhằm mang đến cho thị trường Việt Nam một sản phẩm rất có giá trị về sức khoẻ.

Tác giả cũng kỳ vọng người tiêu dùng Việt Nam sẽ biết được nhiều thông tin về sản phẩm hơn, có được một giải pháp nhằm bảo vệ tốt cho sức khoẻ của chính mình và những người thân yêu trong gia đình.

Hạn chế của luận văn là số lượng nghiên cứu trong mẫu chưa đủ lớn để mang tính đại diện cho tồn thể người tiêu dùng ở Việt Nam. Phương pháp lấy mẫu mang tính thuận tiện, thông qua các trang mạng điện tử cho nên phần lớn chỉ tiếp cận được với lớp người tiêu dùng trung lưu. Tác giả chưa thực hiện phỏng vấn sâu đối với người được phỏng vấn.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả là:

 Thực hiện lại nghiên cứu theo hướng phân tích về hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng.

 Xin công ty Kangen Việt Nam tài trợ nhằm mở rộng và đa dạng hơn trong mẫu nghiên cứu.

5.3 Kiến nghị của tác giả:

Dưới đây là một số kiến nghị của tác giả dành cho công ty Kangen Việt Nam (là công ty đang phân phối các dòng máy Kangen tại Việt Nam).

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy yếu tố lo lắng có tác động ngược chiều đến quyết định mua máy của người tiêu dùng. Vì vậy nếu muốn họ tin tưởng và chọn mua sản phẩm, cần phải làm giảm sự lo lắng của họ, như:

 Mặc dù, máy điện giải nước Kangen đã được Bộ Y Tế Nhật Bản công nhận là một thiết bị y tế, nhưng tại Việt Nam thì chưa có. Vì vậy, Cơng ty Kangen cần nhanh chóng hoàn thành các thủ tục, qui trình để xin phép Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận máy điện giải nước Kangen là một thiết bị y tế tại Việt Nam. Việc có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền sẽ củng cố thêm lịng tin của người tiêu dùng dành cho sản phẩm.

 Công ty Kangen nên tổ chức các buổi họp báo, giới thiệu thêm thông tin đến với người tiêu dùng, công bố các giấy chứng nhận mà nước Kangen có được cũng như các kết quả kiểm nghiệm từ Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.

 Cơng ty nên tài trợ cho các cơng trình nghiên cứu khoa học về nước Kangen tại Việt Nam: các cơng trình liên quan đến một số bệnh như ưng thư, tiểu đường, gout, các bệnh lý về da, các bệnh lý về đưởng ruột…Những kết quả nghiên cứu khoa học này được thực hiện ngay trong nước có thể làm giảm những lo lắng của người tiêu dùng khi chứng minh được nước Kangen khơng có mùi vị lạ hay không ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ.

 Công ty nên phối hợp với các bệnh viện tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề dành cho một số nhóm người bệnh như ưng thư, tiểu đường, gout, các bệnh lý về da, các bệnh lý về đưởng ruột…Thông qua các ý kiến chuyên ngành từ các y bác sỹ, người bệnh sẽ hiểu rõ hơn về những hiệu quả hỗ trợ điều trị của nước Kangen (những hiệu quả đã được chứng minh khoa học).

Bên cạnh đó, những gia đình có tổng số tiền tiết kiệm cao sẽ có khả năng mua sản phẩm cao. Nhưng khá khó khăn để biết được số tiền tiết kiệm của một

gia đình là bao nhiêu, do đó chỉ có thể ước lượng một cách tương đối thơng qua tổng thu nhập và tổng chi tiêu của gia đình. Những gia đình có thu nhập cao hay thường chi tiêu nhiều cho các trang thiết bị phục vụ cho sức khỏe sẽ có khả năng mua sản phẩm cao hơn. Vì vậy, cơng ty cần gia tăng cơ hội tiếp xúc và truyền đạt thông tin sản phẩm đến họ, như là:

 Tham gia các hội chợ, triển lãm về điện máy, các buổi trưng bày. Các hội chợ này sẽ thu hút nhiều người tiêu dùng, trong đó sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng của công ty.

 Tham gia các diễn đàn thương mại, các cuộc giao lưu kinh tế, các buổi hội thảo chuyên đề…Tin tức về các buổi giao lưu này được lan truyền rộng rãi hơn đến người tiêu dùng thơng qua truyền hình, báo, đài…

 Gửi thư mời cho các khách hàng tiềm năng và định kỳ hàng tuần tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm tại công ty nhằm thu hút sự quan tâm và khách tham dự sẽ được trải nghiệm cũng như tận mắt nhìn thấy sự hoạt động của máy.

 Cơng ty có thể tìm kiếm thơng tin của các khách hàng tiềm năng thông qua các công ty chun cung cấp thơng tin có uy tín như cơng ty Dun and Bradstreet.

Để mở rộng mạng lưới kinh doanh, đưa thông tin về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn, cơng ty có thể tìm kiếm các đối tác kinh doanh như:

 Tìm kiếm và hợp tác với các nhà phân phối điện máy lớn (như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, siêu thị điện máy Chợ Lớn…) hay các nhà phân phối nhỏ lẻ.

 Hợp tác với các công ty chuyên cung cấp các thiết bị gia dụng hay các công ty chuyên cung cấp các loại máy móc trong y tế.

 Thuê các khu trưng bày trong các siêu thị lớn, có lượt khách đơng như: Lotte, Big C, Coop-mart, Aeon Mall…

Việc phải chi tiêu một khoản tiền lớn trong một lần cũng là một lý do khiến người tiêu dùng hạn chế mua máy. Cơng ty cần có các chính sách nhằm hỗ trợ người tiêu dùng trong việc thanh toán như:

 Liên kết với các ngân hàng mở các gói cho vay tiêu dùng.

 Thực hiện chương trình mua trả góp cho khách hàng.

 Cho thuê máy hàng tháng.

Cũng qua kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy dòng máy SD501 được lựa chọn nhiều nhất. Do đó tác giả đề xuất cơng ty Kangen Việt Nam có thể lựa chọn dịng máy này làm sản phẩm chủ lực trong quá trình giới thiệu và mở rộng thị trường tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

Sách tham khảo:

Lê Thành Nhân và Quan Minh Quốc Bình, 2005. Kinh tế lượng ứng dụng

cho các nhà kinh tế học y tế. Giáo trình mơn Kinh Tế Lượng, Đại học Kinh Tế

Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tiến Thơng, 2015. Mơ Hình Hóa Hành Vi Lựa Chọn: Lý Thuyết

và Ứng Dụng. University of Southern Denmark.

Phan Thế Cơng, 2012. Giáo trình mơn Kinh Tế Lượng “Chương 5: Đa Cộng Tuyến”. Trường Đại học Thương Mại Hà Nội.

Tài liệu, thông tin nội bộ của Tập đoàn Enagic, Nhật Bản và Công ty Kangen Việt Nam, 2014.

Bài đăng trên tạp chí khoa học:

Huỳnh Thị Ngọc Diệp và Hồ Huy Tựu, 2013. Sự sẵn lòng chi trả thêm đối với sản phẩm cá Basa nuôi sinh thái của người tiêu dùng tại thành phố Nha Trang. Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, số 27 - 2013, trang 94 - 103.

Nguyễn Đình Chiến, 2014. Ơ nhiễm nguồn nước ở Việt Nam - Thực trạng, nguy cơ và yêu cầu kiểm soát. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 267-

2014.

Nguyễn Văn Song và cộng sự, 2011. Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội. Tạp chí Khoa học và phát triển 2011, số 5,

trang 853 – 860.

Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2005. Nhu cầu cải thiện dịch vụ cấp nước của các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình Kinh tế và

Mơi trường Đông Nam Á -EEPSEA. Nhà xuất bản Kinh Tế thành phố Hồ Chí

Minh, chương 10, trang 199-223.

Cục quản lý tài nguyên nước, 2014. Tăng cường kiểm sốt ơ nhiễm nguồn

nước. [trang mạng] [truy cập 02/04/2015]

<http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tai-nguyen- nuoc/Tang-cuong-kiem-soat-o-nhiem-nguon-nuoc-3447> .

Cục quản lý tài nguyên nước, 2015. Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ

sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số "làng ung thư" của Việt Nam. Bộ Tài

nguyên và môi trường, 2015. [trang mạng] [truy cập 02/04/2015] <http://dwrm.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tai-nguyen-

nuoc/Tren-ca-nuoc-co-37-lang-ung-thu-do-nguon-nuoc-o-nhiem-nang-4022> . Dương Danh Mạnh, 2014. Ô nhiễm nguồn nước và vấn đề sức khỏe.

[trang mạng] <http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/24607402-o- nhiem-nguon-nuoc-va-van-de-suc-khoe.html> [truy cập 05/01/2014].

Lê Tấn Phùng, 2013. Phân tích yếu tố khẳng định -Confirmatory Factor Analysis. [trang mạng] <http://letanphung.blogspot.com/2013/10/phan-tich-yeu-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động lên sự chi trả của người tiêu dùng ở việt nam đối với sản phẩm máy điện giải nước kangen (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)