Lý thuyết về kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 66 - 68)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Nghiên cứu thực trạng quản trị Nguồn Nhân lực tại ACB theođịnh lượng

2.3.3.1. Lý thuyết về kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để xác định các thành phần có liên kết với nhau hay khơng; nhưng không cho biết thành phần nào cần bỏ đi và thành phần nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính tốn hệ số

tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những thành phần nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Tương quan giữa biến - tổng là hệ số cho biến mức độ liên kết giữa mộtthành phần trong yếu tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của yếu tố của một thành phần cụ thể.

Từ đó, ta có các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo như sau:

- Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo theo Hair et al (2006):

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 0,6: Thang đo yếu tố là không phù hợp (có thể trong mơi trường nghiên cứu đối tượng khơng có cảm nhận về yếu tố đó).

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0,6 – 0,7: Độ tin cậy của thang đo là chấp nhận được với các nghiên cứu mới.

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0,7 – 0,8: Độ tin cậy của thang đo chấp nhận được.

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng 0.8 – 0.95: Thang đo sử dụng tốt. + Nếu hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các thành phần có thể có hiện tượng “trùng biến” (hiện tượng nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt nhau, chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu).

- Hệ số tương quan biến - tổng: Loại các thành phần có hệ số tương quan

biến - tổng nhỏ hơn 0,3 (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

- Ngoài ra, cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha nếu loại biến, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Nếu giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo thì sẽ loại thành phần để tăng độ tin cậy của thang đo.

Như vậy, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo trong luận văn là lớn hơn 0,7 bởi vì các thành phần này tương đối quen thuộc với đối tượng được khảo sát. Tiếp đến tác giả sẽ loại các thành phần có hệ số

tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 và giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của thang đo để tăng độ tin cậy của thang đo vì những thành phần này khơng phù hợp hoặc khơng có ý nghĩa đối với thang đo. Bên cạnh đó, việc loại thành phần hay khơng khơng chỉ đơn thuần nhìn vào con số thống kê mà còn phải xem xét giá trị nội dung của khái niệm. Nếu nội dung của biến có ý nghĩa quan trọng, khơng nhất thiết chỉ vì để tăng hệ số Cronbach’s Alpha mà loại đi một biến chất lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)