Quản trị Nguồn Nhân lực tại Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu đề tài

1.4.2. Quản trị Nguồn Nhân lực tại Sacombank

Sacombank được thành lập vào ngày 21/12/1991, là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng.

Trong hầu hết nhận định về tương lai của Việt Nam, chất lượng Nguồn Nhân lực luôn luôn là mối quan ngại và cảnh báo lớn nhất. Chính vì vậy, Sacombank ln đặt ng̀n lực con người ở vị trí trọng tâm, xây dựng chiến lược quản trị Nguồn Nhân lực sáng tạo, chặt chẽ, phù hợp và bền vững.

Tại Sacombank, các chương trình đào tạo về chun mơn và kỹ năng cũng như các buổi huấn luyện thực tế được tổ chức thường xuyên. Sacombank chú trọng xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế, khuyến khích nhân viên chủ động trong học tập và phát triển nghề nghiệp của bản thân.

Chế độ lương thưởng cho nhân viên của Sacombank được xác định căn cứ theo kết quả làm việc hằng năm của nhân viên. Sacombank thường xuyên cập nhật các chính sách đãi ngộ cạnh tranh nhất dành cho các nhân viên và các ứng viên có nhu cầu ứng tuyển vào ngân hàng. Ngoài 13 tháng lương theo quy định, nhân viên của Ngân hàng còn được hưởng thêm lương thưởng cho các đơn vi, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng thi đua, thưởng sáng kiến, thưởng trong các dịp Lễ Tết của quốc gia và kỷ niệm ngày thành lập Ngân hàng.

Tất cả các nhân viên chính thức của Sacombank đều được hưởng các đãi ngộ, trợ cấp xã hội theo quy định của Luật Lao động. Ngồi ra, nhân viên cịn nhận được các phụ cấp theo chế độ như: phụ cấp đi lại, hỗ trợ phương tiện liên lạc, hỗ trợ phương tiện di chuyển, phụ cấp chuyên môn, bảo hiểm sức khỏe và được hưởng các chương trình phúc lợi hữu ích khác.

Ở Sacombank, các tổ chức như Cơng đồn, Đồn Thanh niên và các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo quy định của Pháp luật. Sacombank thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhằm kết nối nhân viên, tạo một môi trường thân thiện, gắn kết cho nhân viên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1 tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về quản trị Nguồn Nhân lực như Khái niệm Nguồn Nhân lực, quản trị Nguồn Nhân lực, vai trò và các yếu tố tác động đến quản trị Nguồn Nhân lực

Chương 1 cũng nêu rõ các chức năng chính của quản trị Nguồn Nhân lựcbao gồm Chức năng thu hút Nguồn Nhân lực (với hai nội dung chính là Hoạch định Nguồn Nhân lựcvà Quá trình tuyển dụng nhân viên); Chức năng đào tạo và phát triển Nguồn Nhân lực(bao gồm hai nội dung chính là Hội nhập mơi trường làm việc và Đào tạo phát triển Nguồn Nhân lực) và cuối cùng là chức năng Duy trì Nguồn Nhân lực (bao gồm ba nội dung chính là Đánh giá thành tích nhân viên ; Thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng ; Phúc lợi và các khoản trợ cấp đãi ngộ, kích thích về mặt tài chính và phi tài chính).

Đồng thời Chương 1 cũng nêu lên những kinh nghiệm quản trị Nguồn Nhân lực của một số ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị Nguồn Nhân lực ở các Chương 2 và 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)