2.3.1.3.4Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ :NPLit-1
2.3.2 Những yếu tố kinh tếVĩ mô
2.3.2.1 Tốc độ tăng trƣởng Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) hàng năm
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là một quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất . Nó phản ánh mối quan hệ tương hỗ trong quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng cuối cùng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP có hai dạng gồm GDP danh nghĩa, GDP thực
GDP danh nghĩa là giá trị của tổng sản phẩm quốc nội theo giá cả đương thời khi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.
GDP thực là giá trị của tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa có điều chỉnh lạm phát.
Chỉ tiêu này tăng thể hiện nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng kéo theo sự mở rộng tín dụng của hệ thống ngân hàng cùng với đó nguồn thu nhập của các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân đủ đáp ứng khả năng chi trả của các khoản
Trang 20
vay, tuy nhiên khi nền kinh tế đi xuống ảnh hưởng đến nguồn thu của khách hàng dẫn đến tăng tỷ lệ nợ xấu. Vì vậy, nhân tố tốc độ tăng GDP có tính độ trễ về thời gian.
Tốc độ tăng GDP = GDPt-GDPt-1
GDPt-1
Giả thuyết: Tốc độ tăng GDP tỷ lệ nghịch với nợ xấu(Salas&Saurina,2002;Fofack ,2005;Rajan &Dhal,2003).
2.3.2.2 Tỷ lệ lạm phát hằng năm (INF)
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng giá theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế .Trong một nền kinh tế , lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền .
Tỷ lệ lạm phát = CPIt-CPIt-1
CPIt-1
Về cơ bản tỷ lệ lạm phát là giảm giá trị của các khoản vay nên khả năng trả nợ là thuận lợi hơn nhưng lạm phát cũng ảnh hưởng thu nhập thực của khách hàng giảm, bên cạnh đó tiền lương có tốc độ tăng chậm hơn thì lạm phát lại gây ra tăng tỷ lệ nợ xấu. Mặt khác, trong trường hợp các khoản vay áp dụng theo lãi suất thả nỗi thì lạm phát cao dẫn tới lãi suất trong các hợp đồng vay tăng cao, khi lạm phát tăng cao các chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của khách hàng vay ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh tăng nguy cơ không trả được nợ của khách hàng.
Giả thuyết: Tỷ lệ lạm phát cao dẫn tới sự tăng lên của các khoản nợ xấu (Fofack,2005).
2.4 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến nợ xấu NHTM
Trong những năm gần đây, các lý thuyết nghiên cứu về nợ xấu được các tác giả rất được quan tâm đặc biệt các tác giả dành sự hiểu biết của mình chú ý tới các biến phụ thuộc lỗ hổng tài chính. Lỗ hổng này được giải thích bởi tác động nguy hiểm của nợ xấu, tiến trình dẫn đến lỗ hổng này có quan hệ chặt với nợ xấu và khủng hoảng hệ thống Ngân hàng (Khemraj và Pasha,2009).
Trang 21
Nkusu (2011) chia lý thuyết nghiên cứu thành ba nhóm: Nhóm thứ nhât, lựa chọn các biến kinh tế Vĩ mô, chất lượng đội ngũ quản lý Ngân hàng, Chính sách kinh tế của chính phủ để giải thích nợ xấu ở các tổ chức tín dụng ở các quốc gia nghiên cứu (Dash và Kabra, 2010; Espinoza và Prasad, 2010; Louzi et al, 2010). Nhóm thứ 2, phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và các điều kiện kinh tế Vĩ mô xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới nợ xấu, dùng tỷ lệ nợ xấu để dự đoán xác suất Ngân hàng rơi vào khủng hoảng. Nhóm thứ ba, các lý thuyết nghiên cứu vừa giải thích và dự đốn nợ xấu tương ứng với những chỉ báo Vĩ mô, dữ liệu thu thập được có thể chung cho các khoản vay hay chia ra những khoản vay riêng biệt (Rinaldi và Sanchis- Arellano, 2006;Pesola, 2007; Jappelli et al..,). Như vậy, các nhân tố giải thích cho nợ xấu có thể liên quan đến các chỉ số kinh tế Vĩ mô hoặc các chỉ số đặc trưng Ngân hàng, cụ thể như sau:
2.4.1 Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Berger và Deyoung (1997)sử dụng quan hệ nhân quả Granger để kiểm định
bốn giả thuyết nghiên cứu liên quan tới gia tăng tỷ lệ nợ xấu “ bad luck”, “ bad Managemnet”,”Skimping”, “Moral hazard” với các yếu tố chất lượng khoản vay, chi phí hiệu quả, nguồn vốn của Ngân hàng, dữ liệu nghiên cứu của hệ thống Ngân hàng Mỹ với 1,290 ngân hàng thương mại giai đoạn 1985 đến năm 1994. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố chât lượng khoản vay và chi phí hiệu quả có quan hệ liên đới trực tiếp nhau, dữ liệu kết quả hỗ trợ mối quan hệ cho ba giả thuyết” bad luck”,“bad Managerment”,” Skimping” với yếu tố là chi phí hiệu quả theo đó nguyên nhân dẫn tới tăng tỷ lệ nợ xấu là do quản lý chi phí kém hiệu quả cụ thể là chi phí giám sát, kĩ năng nghiệp vụ và rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng, các khoản vay khơng có đảm bảo khi xảy ra tình trạng khách hàng khơng trả được nợ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu cao hơn đối với những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp điều này được lý giải bởi rủi ro đạo đức của các nhà quan lý muốn gia tăng danh mục đầu tư mà bất chấp các khoản vay có rủi ro cao nhằm gia tăng khối tài sản.
Trang 22
Salas và Saurina(2002) sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1985 đến 1997. Tác giả so sánh cùng một nhóm các nhân tố tác động tới nợ xấu của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư ở Tây Ban Nha. Nhóm các nhân tố tác giả sử dụng bao gồm các biến kinh tế Vĩ mô và các biến đặc trưng của ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP,khoản nợ cơng ty và hộ gia đình tốc độ tăng trưởng tín dụng hoặc mở rộng mạng lưới chi nhánh,thành phần trong danh mục đầu tư, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lãi cận biên.Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng GDP, quy mô ngân hàng và nợ xấu có quan hệ ngược chiều với nhau,các ngân hàng cho vay quá mức dễ dẫn đến các khoản nợ xấu trong tương lai.
Rajan và Dhal (2003) sử dụng phân tích hồi quy với dữ liệu bảng thu thập
hệ thống các NHTM nước Ấn Độ chỉ ra rằng các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng GDP, quy mơ ngân hàng , chính sách tín dụng và lãi suất cho vay tác động rất lớn đến tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng nước này.
Podpiera và Weill (2008) sử dụng phân tích nhân quả , phân tích động
dữ liệu bảng với cơ sở dữ liệu là các Ngân hàng Cộng hóa Séc giai đoạn 1994 đến 2005 . Kết quả cho thấy ủng hộ cho giả thuyết về khả năng quản lý kém và thiếu hiệu quả làm phát sinh nợ xấu.
Hippolyte Fofack (2005) sử dụng phân tích nhân quả, tính tương quan giữa
các biến và dữ liệu bảng để tìm hiểu những nhân tố gây ra nợ xấu ở các quốc gia trong tiểu vùng Sahara Châu Phi.Kết quả chỉ ra rằng các nhân tố lãi suất thực, tốc độ tăng GDP, chỉ số lạm phát, thu nhập trên tổng tài sản (ROA), thu nhập lãi cận biên (NIM).
Boudriga et al (2009) sử dụng phân tích động dữ liệu bảng, dữ liệu thu được
trong giai đoạn 2003 đến 2012 của 16 ngân hang Tunisia. Bài nghiên cứu về các yếu tố tác động tới nợ xấu của các khoản vay hộ gia đình,các yếu tố tác giả xác định: các yếu tố vĩ mô (GDP, lạm phát, lãi suất), các yếu tố đặc trưng ngân hàng mà cụ thể là trình độ quản lý kém.
Dash và Kabara (2010)sử dụng nguồn dữ liệu hệ thống ngân hàng thương
Trang 23
nhân tố Vĩ mô : Tốc độ tăng trưởng GDP, Tỷ lệ lạm phát, Lãi suất thực; các nhân tố đặc trưng NH: quy mô ngân hàng, lãi suất cho vay, Tốc độ tăng trưởng tín dụng, Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản.
Louzis et al (2010) phân tích động dữ liệu bảng, dữ liệu là hệ thống ngân
hàng Hy Lạp trong giai đoạn quý 1 năm 2003 đến quý 3 năm 2009, dữ liệu được chia thành theo phân loại các khoản vay: vay thế châp, vay kinh doanh, vay tiêu dùng. Các yếu tố được xác định để đưa vào mơ hình nghiên cứu: nợ cơng (tỷ lệ nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)), các biến Vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số lạm phát), các biến nội tại ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Mwanza Nkusu (2011) bài nghiên cứu trả lời các yếu tố tác động tới nợ xấu,
sự tương tác giữa nợ xấu và hiệu suất của nền kinh tế.Tác giả sử dụng hai phương pháp tiếp cận bổ sung cho nhau với dữ liệu của 26 quốc gia phát triển trong giai đoạn từ 1998 đến năm 2009. Để trả lời cho câu hỏi các yếu tố tác động tới nợ xấu tác giả sử dụng mơ hình hồi quy đơn biến các yếu tố được tác giả sử dụng: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Câu hỏi thứ hai tác giả dùng mơ hình cấu trúc tự hồi quy vector (SVAR), hàm phản ứng xung để xét mức độ của những cú sốc (shock) khác nhau đã tác động tới nợ xấu.
2.4.2 Nghiên cứu ở Việt nam
Tại Việt nam có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động tới nợ xấu tại các NHTM và giải pháp xử lý phòng ngừa nợ xấu. Tác giả liệt kê một số bài viết sau:
Nguyễn Thị Thúy Nga (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
Luận văn sử dụng dữ liệu của 17 Ngân hàng thương mại Việt nam trong giai đoạn 2005 đến 2013, phương pháp sử dụng là thống kê mô tả, phân tích dữ liệu bảng bằng kỹ thuật Fixed Effect Model ( Mơ hình ảnh hưởng cố định) và Random Effect Model ( Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên) tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng tới
Trang 24
nợ xấu : Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, Lãi suất thực tế, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng.
Nguyễn Khắc Hải Minh (2014). Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số
Ngân hàng thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.Luận văn nghiên cứu về các nhân tố tác động tới nợ xấu tại các NHTM Việt Nam,dữ liệu tác giả sử dụng dữ liệu của 8 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khốn trong giai đoạn 2009 đến 2013. Phân tích hồi quy với mức ý nghĩa là 5% tác giả xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu: chỉ số kinh tế Vĩ mô (tốc độ GDP, tỷ lệ lạm phát), các đặc trưng ngân hàng (Tỷ lệ nợ xấu quá khứ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng), đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu.
Vũ Minh Hiếu (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt nam trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nợ xấu với dữ liệu các ngân hàng được thành lập tại Việt nam hoạt động tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (khơng bao gồm Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh giữ Việt nam và nước ngoài) trong giai đoạn 2006 đến tháng 6 năm 2014. Các yếu tố tác giả xác định có ảnh hưởng đến nợ xấu xuất phát từ ngân hàng và khách hàng.
Nguyễn Thị Vân Hiền (2014). Phân tích các yếu tố tác động tới nợ xấu tại
các Ngân hàng thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.Luận văn sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dựng mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố và mức độ ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu với dữ liệu nghiên cứu: tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn vay trên huy động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được lấy từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 29 ngân hàng giai đoạn từ 2006 đến 2013, các chỉ số vĩ mô: Tỷ lệ lạm phát (INF), Tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trƣơng Thị Liễu (2014). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến nợ xâu trong hệ
Trang 25
kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.Luận văn nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 12 Ngân hàng thương mại (NHTM) trong giai đoạn 2008 đến 2013.Phương pháp sử dụng ước lượng ảnh hưởng cố định cho mơ hình ước lượng cố định, ước lượng GMM 1 bước cho mơ hình động cho mơ hình ước lượng mơ hình động, nhóm yếu tố tác giả sử dụng là nhóm từ các chỉ biến Vĩ mơ, nhóm từ phía hoạt động ngân hàng, tác giả đề xuất những biện pháp xử lý và phòng ngừa nợ xấu.
Phạm Nguyễn Hoàng Vũ (2013). Giải pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng trọng tâm nghiên cứu là phân tích nợ xấu các Ngân hàng thương mại Việt nam trong giai đoạn 2008 đến 2013.Tác giả sử dụng phần mềm eview để xây dựng mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu qua đó đề xuất các nhóm giải pháp thích hợp với các biến nghiên cứu.
Kết luận: Tổng quan về các nghiên cứu trước đây đã khái quát về các yếu tố tác
động tới nợ xấu và phương pháp nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đây đã sử dụng. Trong luận văn tác giả vẫn giữ nguyên hai nhóm nhân tố tác tác động tới nợ xấu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cùng với bộ dữ liệu của các ngân hàng trong khoảng thời gian 2006-2014, đây được xem là khoảng thời gian có sự biến động tăng phát sinh nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt nam .
2.4.3 Đề xuất mơ hình nghiên cứu
Trên cơ sở các lý thuyết của các mơ hình nghiên cứu trước đây được tác giả trình bày phần trên. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố vĩ mô, nội tại của ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam theo mơ hình hồi quy OLS theo đường thẳng của Brook,2008 như sau:
= C + β1*SIZEit +β2 *EAit +β3*LAit + β4*Loansit +β5*
it + β6*
+β7 *ROEit + β8*NIIit +β9* GDPit-1+ β10*INFit +uit
Trang 26
Trong đó:
C: hệ số tự do, βi: hệ số hồi quy của các biến độc lập ( biến giải thích).
SIZE là quy mơ tổng tài sản ngân hàng, EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữ trên tổng tài sản, LA là tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản ngân hàng, LOANS tốc độ tăng trưởng tín dụng, LLR/TL tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng, NPLt-1 tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ , NII tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập ngân hàng, GDPt-1tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm, INF tỷ lệ lạm phát.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Tóm lại, trong chương 2 tác giả trình bày cơ sở lý luận của nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt nam, các nhân tố tác động tới nợ xấu của ngân hàng thương mại bao gồm nhân tố vĩ mô, nhân tố nội tại của ngân hàng thương mại.
Nhân tố nội tại ngân hàng thương mại bao gồm: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ , chi phí hoạt động hiệu quả. Nhân tố vĩ mô bao