Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54)

3.2 .6Kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng

3.2.7 Kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp

Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp giữa hai phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên và tác động cố định. Kết quả kiểm định Hausman thể hiện ở bảng 3.13.

Giả thiết kiểm định

Ho: βFEM là phù hợp nhưng không hiệu quả Β REM phù hợp và hiệu quả

H1: βFEM là phù hợp

Trang 48

Bảng 3.12: Kết quả kiểm định Hausman đối với mơ hình NPL

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: NPL_REM

Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 0.00000 10 1.0000

Nguồn: Tác giả tính tốn từ phần mền Eview

Như vậy, với mức ý nghĩa thống kê 5%, kiểm định Hausman (bảng 2.13) đã chấp nhận giả thuyết H0. Nghĩa là mơ hình NPL hồi quy theophương pháp REM phù hợp và hiệu quả hơn theo phương pháp FEM.

3.2.7 Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan sử dụng hàm estat dwatson để tính d (Durbin_watson), nếu d trong khoảng (1.659- 2.341) thì mơ hình khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Giả thuyết kiểm định

H0: Mơ hình hồi quy khơng có hiện tượng tự tương quan H1: Mơ hình hồi quy có hiện tượng tự tương quan

Theo kết quả hồi quy và kiểm định phù hợp của mơ hình ở bảng 2.13 giá trị của d =1.87344 như vậy ta chấp nhận giả thuyết H0 tức mơ hình hồi quy khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan.

3.2.8 Kiểm định phân phối chuẩn

Giả thuyết kiểm định

H0: Phần dư của mơ hình khơng có phân phối chuẩn (εi ≈ N(0;σ2

) H1: Phần dư của mơ hình có phân phối chuẩn

Trang 49

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ tần suất phần dƣ NPL

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Eview

Kết quả kiểm định (biểu đồ 3.4) cho thấy kết quả giá trị trung bình phần dư = 0.000013 gần bằng 0, độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.007387. Như vậy, ta bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1, tức là phần dư của mô hình có phân phối chuẩn. Do đó có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn của phần dư trong mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu không bị vi phạm.

3.2.9 Các kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào bảng kết quả bảng 3.12 và kết quả kiểm định tính phù hợp của mơ hình tác giả kiểm định 10 giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết 1:Tổng tài sản của NH càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu có thể giảm.

Kiểm định cho kết quả Prob = 0.5980 lớn hơn mức ý nghĩa 10% .Như vậy, với mức ý nghĩa 10% quy mô ngân hàng khơng có tác động tới tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam. 0 4 8 12 16 20 24 -0.01 0.00 0.01 0.02 0.03

Series: Standardized Residuals Sample 2006 2014 Observations 99 Mean 0.00395 Median -0.001292 Maximum 0.028069 Minimum -0.015129 Std. Dev. 0.007387 Skewness 0.920633 Kurtosis 4.433412 Jarque-Bera 22.46032 Probability 0.000013

Trang 50

Giả thuyết 2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm.

Kiểm định cho kết quả Prob của biến EA là 0.4504 lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10%, điều đó cho thấy Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản khơng có tương quan với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt nam với mức ý nghĩa 10%

Giả thuyết 3: Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng cao.

Kiểm định cho kết quả Prob của biến LA khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa thống kê 10% thì LA khơng tác động đến tỷ lệ nợ xấu NPL của NHTM Việt nam.

Giả thuyết 4: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng cao.

Kiểm định cho kết quả Prob = 0.0466 của biến LOANS cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng càng giảm.

Giả thuyết 5: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ càng cao thì tỷ lệ nợ xấu có thể tăng.

Kiểm định cho kết quả Pro = 0.0121 của biến tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan đồng biến ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa thống kê 5% LLR_TL càng cao thì tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam càng cao.

Giả thuyết 6: Tỷ lệ nợ xấu quá khứ càng cao thì tỷ lệ nợ xấu hiện tại càng cao

Kiểm định cho kết quả Prob = 0.0000 của biến NPLt-1 ở mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả cho thấy có mối tương quan thuận với biến NPL. Như vậy trong

Trang 51

điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ nợ xấu càng cao thì NPL của NHTM Việt nam càng tăng.

Giả thuyết 7: Tỷ suất sinh lợi trên VCSH càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm

Kiểm định cho kết quả Prob của ROE có mối quan hệ tương quan nghịch với biến NPL (Prob = 0.0027). Như vậy biến ROE có tác động ngược chiều lên NPL của ngân hàng thương mại Việt nam và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, ROE càng cao thì tỷ lệ nợ xấu NHTM Việt nam càng giảm.

Giả thuyết 8: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm.

Kiểm định cho kết quả Prob của NII khơng có mối quan hệ tương quan biến NPL (Prob = 0.3738). Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì NII khơng có tác động tới tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam.

Giả thuyết 9: Tốc độ tăng trƣởng GDP càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm.

Kiểm định cho kết quả Prob khơng có mối quan hệ tương quan với biến NPL (Prob = 0.9416)ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Như vậy với mức ý nghĩa trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ lệ tăng trưởng GDP khơng có tác động tới tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt nam.

Giả thuyết 10: Tỷ lệ lạm phát càng cao thì tỷ lệ nợ xấu càng tăng.

Kiểm định cho kết quả Prob của INF có mối quan hệ tương quan đồng biến với biến NPL (Prob =0.0218) ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Như vậy trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì tỷ lệ lạm phát càng cao sẽ tác động làm tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam càng cao ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Trang 52

3.2.10 Giải thích kết quả mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại Việt nam

3.2.10.1 Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy riêng trong mơ hình

3.2.10.1.1 Các yếu tố nội tại của ngân hàng thƣơng mại

Hệ số hồi quy của biến Tốc độ tăng trưởng tín dụng:có ý nghĩa với mức

thống kê 5% và ngược với kỳ vọng là tương quan âm. Khi các yếu tố khác không đổi Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu giảm tương ứng 0.005371 đơn vị. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2006-2014 với bộ dữ liệu từ 11 Ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng nhanh hơn tốc độ nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên, hệ số này cũng là khá nhỏ cho thấy tương quan âm là khá thấp và đây được xem là chỉ báo tốc độ tăng trưởng tín dụng khơng thể giúp giảm tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.

Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên Tổng dư nợ tín dụng: có tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam với mức ý nghĩa

5% điều này khá phù hợp với giả thuyết ban đầu. Khi các yếu tố khác không đổi khi Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên Tổng dư nợ tín dụng tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu tăng 0.341177 đơn vị. Nguyên nhân chó kết quả trên là các ngân hàng có hệ thống giám sát, quản trị rủi ro yếu khi phát sinh nợ xấu tăng cao mới tăng trích lập dự phịng nên khơng thể trích lập dự phịng đầy đủ so với tỷ lệ nợ xấu phát sinh.

Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ nợ xấu quá khứ: với mức ý nghĩa 1% Tỷ lệ nợ

xấu quá khứ có tương quan với Tỷ lệ nợ xấu hiện tại của NHTM Việt nam. Khi các yếu tố khác không đổi khi tỷ lệ nợ xấu quá khứ tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu hiện tại tăng 0.2422446 đơn vị. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu, nguyên nhân là tỷ lệ nợ xấu tăng thêm gánh nặng giải quyết nợ xấu ở hiện tại.

Hệ số hồi quy của biến Thu nhập trên VCSH: Thu nhập trên VCSH có tương

quan nghịch chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1% phù hợp với kỳ vọng ban đầu . Khi các yếu tố khác không đổi khi Thu nhập trên VCSH tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu giảm 0.053425 đơn vị. Nguyên nhân là ngân hàng nào có kết quả kinh

Trang 53

doanh tốt, tối thiểu chi phí kinh doanh và tối đa lợi nhuận điều này làm giảm nợ xấu.

3.2.10.2 Các yếu tố Vĩ mô.

Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ lạm phát: với mức ý nghĩa 1%, Tỷ lệ lạm phát

có tương quan đồng biến với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt nam. Khi các yếu tố khác không đổi nếu Tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu tăng 0.036104 đơn vị. Giải thích cho kết quả trên cho thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì Chính phủ sử dụng các công cụ nhằm giảm thiểu tỷ lệ lạm phát bằng cách hạn chế cấp tín dụng, tăng dự trữ tiền gửi ở các NH, tăng lãi suất điều này làm cho tiếp cận đối với dòng vốn của khách hàng khó khăn ảnh hưởng quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó tăng khả năng trả nợ quá hạn đối với khách hàng.

3.2.10.2Những hạn chế của mơ hình nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu của tác giả chưa đề làm rõ được tác động của yếu tố phi tài chính như: trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng, chất lượng khách hàng vay vốn,công nghệ…. Nguyên nhân chủ yếu là tác giả vẫn chưa có đầy đủ thông tin, thời gian và chi phí để dữ liệu thập dữ liệu các yếu tố trên.

Nguồn dữ liệu của các ngân hàng thương mại Việt nam bị hạn chế: Thứ nhất về số lượng ngân hàng thu thập dữ liệu chỉ dừng lại là 11 NHTM trong đó có 3 NHTM nhà nước và 8 NHTM cổ phần.Thứ hai dữ liệu thu thập chưa đầy đủ do các ngân hàng công bố rất hạn chế .

Kết quả mơ hình đã phản ánh được các nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu . Nhưng bài nghiên cứu chưa chỉ ra được mức ảnh hưởng khác nhau đối với từng nhóm vay trong hệ thống ngân hàng.

Như vậy, các bài nghiên cứu tiếp theo cần tập trung làm rõ hơn tác động của các yếu tố phi tài chính và phân tích mức độ tác động các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu đối với các nhóm vay vốn riêng biệt. Điều này có ý nghĩa giúp ta nhận định rõ nguyên nhân thực sự gây gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt nam.

Trang 54

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ những nội dụng trình bày và phân tích ở chương 3 với mục đích đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam hiện nay, tác giả có những kết luận sau:

(1) Khái quát chungvề tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt nam, đánh giá thực trạng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

(2) Khái quát 10 nhân tố tác động ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu NHTM Việt nam, lập luận và đưa ra giả thuyết, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu.

(3) Kết quả hồi quy cho thấy có 5 nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam bao gồm 4 nhân tố nội tại của ngân hàng: ROE, NPLt_1, LLR_TL, LOANS và nhân tố Vĩ mô: INF thông qua việc nhận diện các nhân tố đề cập ở trên có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thuyết phục ở chương 4 tiếp theo.

(4) Xác định yếu tố nội tại của NHTM là yếu tố quyết định đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam.

(5) Một số hạn chế của luận văn và đề xuất nghiên cứu mới cho vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam.

Trang 55

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

4.1 Mục đích xây dựng giải pháp

Sau khi nghiên cứu các yếu tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt nam hiện nay bằng phương pháp định tính và định lượng. Mục đích chương 4 là dựa trên các căn cứ khoa học đã chỉ ra và tính đặc trưng của hệ thống ngân hàng hiện nay để xây dựng hệ thống giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu hiện tại cho các NHTM Việt nam. Bên cạnh đó nhận diện các nhân tố tác động thực sự gây ra tỷ lệ nợ xấu từ đó các ngân hàng cần có những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt nam trong tương lai. Cụ thể

 Hoàn thiện cơ chế, khung pháp lý nhằm tăng tính hiệu quả của cơng ty quản lý tài sản VAMC trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu hiện tại trong hệ thống ngân hàng Việt nam.

 Đối với các NHTM cần đánh giá chính xác tỷ lệ nợ xấu hiện tại, nâng cao hệ thống quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.

 Kiến nghi đối với Chính phủ, NHNN cần có cơ chế quản lý, giám sát các NH có hiệu quả hơn.

4.2 Căn cứ đề xuất giải pháp

4.2.1 Dựa vào phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2020:

Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và Quyết định 843/QĐ- TTg ban hành ngày 31/5/2013 về Đề án “ Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “ Thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam”. Cho thấy phương hướng và mục tiêu như sau:

 Trong giai đoạn 2011-2015 tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nâng cao trật tự, kỷ cương và

Trang 56

nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng . Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.

 Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế vĩ mô. Phấn đấu đến năm 2015 xử lý cơ bản số nợ xấu hiện nay đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020.

 Cơng ty Quản lý tài sản được thành lập với tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi rỏ cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

 Mục tiêu năm 2020 phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)