3.2 .6Kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng
3.2.10 .2Những hạn chế của mơ hình nghiên cứu
4.2 Cơ chế, khung pháp lý việc mua bán, xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản
sản VAMC:
Những kết quả về thu mua, xử lý nợ xấu của VAMC trong thời gian vừa qua là rất đáng ghi nhận đó là đưa tỷ lệ nợ xấu giảm cịn 3.8% trong tồn hệ thống ngân hàng tính đến hết năm 2014. Tuy nhiên trong q trình thu mua nợ xấu vẫn còn phát sinh những bất cập nên quá trình thu mua, xử lý nợ xấu vẫn chưa có được kết quả cao nhất, tác giả xin đưa ra các vướng mắc và hướng giải quyết như sau:
Thứ nhất:Vốn điều lệ VAMC được cấp so với số nợ xấu thực tế hiện nay là
con số rất khiêm tốn. Giải pháp Chính phủ cần tăng cường vốn điều lệ cho công ty VAMC, điều này được cụ thể hóa trong Nghị định 34 /2015/NĐ-CP ban hành ngày 31/03/2015 với số vốn điều lệ được tăng lên 2000 tỷ đồng. Trong chiến lược dài hạn cần để VAMC có những quyền hạn riêng để khai thác nguồn vốn huy động phù hợp với tình hình tài chính của cơng ty.
Thứ hai: Các NH tham gia bán nợ xấu cho VAMC nhưng vẫn không tách rời
mối nguy hại của nợ xấu lên báo cáo tài chính của các NH cụ thể là sau khi các NH thực hiện bán nợ xấu cho VAMC thì họ vẫn phải trích lập dự phịng cho khoản trái phiếu đặc biệt nhận được là 20%, trái phiếu đặc biệt được giao dịch hạn chế, tuy
nhiên điều này được giải quyết trong Nghị định 34/2015/ NĐ-CP ban hành ngày 31/03/2015 nhằm cho phép VAMC thêm công cụ để mua nợ xấu là trái phiếu mới so với công cụ ban đầu thì trái phiếu mới đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên của trái phiếu đặc biệt tạo tính hấp dẫn hơn đối với các NH khi tham gia bán
nợ xấu .
Thứ ba: Trong đề án về thành lập công ty xử lý tài sản VAMC đã nêu rõ mục
Trang 58
nợ xấu cho VAMC nhưng khoản nợ xấu đó sẽ được trả lại cho phía ngân hàng nếu xử lý không thành công. Giải pháp ở đây cần minh bạch hóa trách nhiệm mỗi bên vừa tạo động lực cho công ty quản lý tài sản VAMC , vừa tạo niềm tin cho phía ngân hàng.
Thứ tư :Kinh nghiệm xử lý nợ các nước trên thế giới cho thấy nhà nước tham
gia vào với nhiệm vụ cung ứng lượng tiền mặt để mua vào các khoản nợ xấu đợi một khoảng thời gian thị trường ấm lên sẽ đưa vào thị trường để giải quyết.Hiện nay chúng ta mới thực hiện được một nữa của công tác xử lý nợ xấu là thu mua nợ xấu ,cách giải quyết nợ xấu chúng ta vẫn chưa thành công. Nguyên nhân trên bởi điều kiện ở chúng ta không cho phép chúng ta xử lý theo phương cách như vậy bởi nguồn ngân sách ở những năm gần đây ln rơi vào tình trạng bội chi thêm vào đó gánh nặng nợ cơng ngày một cao lên sức phát triển của toàn khối kinh tế. Như vậy cách thu mua nợ xấu bằng trái phiếu của Chính phủ là phương án được xem là phù hợp nhất đối với thời điểm hiện nay, nhưng Chính phủ cần có những biện pháp để khơi thơng dịng vốn vào thị trường BĐS và cần tạo thị trường mua bán nợ cùng với các quy định về tính minh bạch thông tin của các khoản nợ xấu để tạo tính cơng bằng cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia vào thị trường.