Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu của các NHTM Việt nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

2.3.1.3.4Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ :NPLit-1

3.1 Thực trạng nợ xấu của NHTM Việt nam

3.1.3 Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu của các NHTM Việt nam:

 Những mặt đạt đƣợc về thực trạng xử lý nợ xấu cuả các NHTM Việt nam

Tác động của nợ xấu lên hệ thống ngân hàng là rất nặng nề nó tác động trên ba phương diện: (1) gia tăng quỹ dự phịng tín dụng, (2) giảm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, (3) rủi ro thanh khoản, kỳ hạn thanh toán dẫn đến rủi ro đỗ vỡ hệ thống ngân hàng. Trước tình hình đó thì Ngân hàng nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu về ngưỡng an toàn theo quy định là 3% theo chỉ thị 02/CT-NHNN ban hành ngày 27/1/2015.Công cụ chúng ta sử dụng xử lý nợ xấu thông qua công ty mua bán nợ VAMC , theo báo cáo của NHNN và công ty mua bán nợ VAMC thì tính đến cuối năm 2014 VAMC đã mua gần 121 nghìn tỷ đồng nợ gốc của 39 TCTD, thu hồi nợ và bán tài sản được 4.161 tỷ đồng. Bên cạnh đó VAMC cịn thực hiện miễn giảm lãi suất , tái cơ cấu kỳ hạn nợ cho doanh nghiệp điều này giúp các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn như hiện nay. Kết quả đạt được năm 2014 làm tiền đề cho kế hoạch năm 2015 đặt ra mua nợ 70 đến 100 nghìn tỷ đồng để đên năm 2016 thu mua được 200 nghìn tỷ đồng.

Hệ thống tài chính được tái cơ cấu nhằm kiểm sốt nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phịng theo Quyết định 254/QĐ-TTG ngày 01/3/2012 trong đó trọng tâm là hệ thống NHTM bằng cách phân loại hệ thống NHTM thành 3 nhóm :Nhóm 1, gồm các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột của hệ thống; Nhóm 2, gồm các NHTM có tài chính lành mạnh, nhưng quy mô nhỏ; Nhóm 3, gồm các NHTM có tình hình tài chính khó khăn buộc phải thực hiện tái cơ cấu làm cho hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn.

Thực trạng xử lý nợ xấu hiện nay gặp phải nhiều vấn đề khó khăn chính vì vậy NHNN thực hiện song song cơng tác phịng nợ xấu trong tương lai bằng các văn bản quu định nhằm nâng cao hệ thống quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng

Trang 36

hướng tới chuẩn mực quốc tế đang áp dụng trong đó phải kể tới Thơng tư 02/2013/TT- NHNN quy định phân loại nợ và trích lập dự phịng hướng theo chuẩn mực Basel II mà nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Những hạn chế về thực trạng xử lý nợ xấu của các NHTM Việt nam

Sau hai năm đi vào hoạt động, VAMC cũng đã gặt hái những thành công nhất định đưa tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng giảm còn 3.8% vào cuối năm 2014 .Tuy vậy, hoạt động xử lý nợ xấu vẫn có những hạn chế :

- NH sau khi tham gia bán nợ xấu cho VAMC thì vẫn chưa tách rời được gánh nặng nợ xấu lên báo cáo tài chính của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của NH và sức khỏe của nền kinh tế.

- Quá trình thu mua nợ xấu với số lượng nợ xấu lớn nhưng quá trình thu hồi giá trị các khoản nợ xấu là rất nhỏ.VAMC chỉ lưu giữ các khoản nợ xấu của ngân hàng một thời gian bằng phát hành trái phiếu đặc biệt, hết thời gian trái phiếu thì VAMC trả lại khoản nợ đó cho ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng vẫn khơng có những cải thiện thực chất.

Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Thực tế cho thấy rằng VAMC là công cụ chiến lược trong việc giảm dần nợ xấu trong hệ thống NH ,tuy nhiên với sự hạn chế trong xử lý nợ xấu hiện nay thì tác giả đưa ra các nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Cơ chế hoạt động của VAMC sử dụng là trái phiếu đặc biệt được mang lên NH để vay tiền , các NH vẫn phải trích lập dự phịng và tiến hành đòi nợ mỗi năm nên nợ xấu vẫn còn gánh nặng với NH. VAMC hoạt động theo mục tiêu không phải tối đa hóa lợi ích của các ngân hàng, với nguồn lực hiện tại hạn chế cùng với phương châm hoạt động khơng rõ ràng thì rất khó để VAMC xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống NH.

- Cơ chế mua bán nợ vẫn cịn phụ thuộc ở biện pháp hành chính, chưa theo hướng thị trường. Chính vì vậy, ngày 31/3/2015, Nghị định 34/2015/NĐ-CP ra đời về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013

Trang 37

trong đó bổ sung một số nội dung quan trọng về : vốn điều lệ VAMC tăng lên 2000 tỷ đồng, trái phiếu đặc biệt được giao dịch trên thị trường mở và tăng kỳ hạn lên 10 năm, thành phần mua bán nợ xấu cho phép các các nhân, tổ chức không cư trú ở Việt nam.

- Các khoản nợ xấu trong hệ thống NH hiện nay chủ yếu từ các khoản mục cho vay thế chấp bằng BĐS thì VAMC hay các NH khơng bán để thu hồi vốn được bởi luật sở hữu đất đai ở Việt Nam khơng cho phép như vậy. Q trình tố tụng xử lý phát mãi tài sản thế chấp kéo dài , luật pháp Việt nam chưa cho phép các doanh nghiệp phá sản phát mãi tài sản cho người nợ nên quá trình thu hồi nợ rất chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)