Nghiên cứu ở Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

2.3.1.3.4Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ :NPLit-1

2.4 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đếnnợ xấu NHTM

2.4.2 Nghiên cứu ở Việt nam

Tại Việt nam có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động tới nợ xấu tại các NHTM và giải pháp xử lý phòng ngừa nợ xấu. Tác giả liệt kê một số bài viết sau:

Nguyễn Thị Thúy Nga (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

Luận văn sử dụng dữ liệu của 17 Ngân hàng thương mại Việt nam trong giai đoạn 2005 đến 2013, phương pháp sử dụng là thống kê mơ tả, phân tích dữ liệu bảng bằng kỹ thuật Fixed Effect Model ( Mơ hình ảnh hưởng cố định) và Random Effect Model ( Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên) tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng tới

Trang 24

nợ xấu : Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, Lãi suất thực tế, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng.

Nguyễn Khắc Hải Minh (2014). Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số

Ngân hàng thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.Luận văn nghiên cứu về các nhân tố tác động tới nợ xấu tại các NHTM Việt Nam,dữ liệu tác giả sử dụng dữ liệu của 8 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khốn trong giai đoạn 2009 đến 2013. Phân tích hồi quy với mức ý nghĩa là 5% tác giả xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu: chỉ số kinh tế Vĩ mô (tốc độ GDP, tỷ lệ lạm phát), các đặc trưng ngân hàng (Tỷ lệ nợ xấu quá khứ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy mơ ngân hàng), đề xuất các giải pháp xử lý nợ xấu.

Vũ Minh Hiếu (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt nam trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nợ xấu với dữ liệu các ngân hàng được thành lập tại Việt nam hoạt động tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (khơng bao gồm Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh giữ Việt nam và nước ngoài) trong giai đoạn 2006 đến tháng 6 năm 2014. Các yếu tố tác giả xác định có ảnh hưởng đến nợ xấu xuất phát từ ngân hàng và khách hàng.

Nguyễn Thị Vân Hiền (2014). Phân tích các yếu tố tác động tới nợ xấu tại

các Ngân hàng thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.Luận văn sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để xây dựng mơ hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng của các yếu tố và mức độ ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu với dữ liệu nghiên cứu: tỷ lệ nợ xấu, quy mơ ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn vay trên huy động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được lấy từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 29 ngân hàng giai đoạn từ 2006 đến 2013, các chỉ số vĩ mô: Tỷ lệ lạm phát (INF), Tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP).

Trƣơng Thị Liễu (2014). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến nợ xâu trong hệ

Trang 25

kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.Luận văn nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 12 Ngân hàng thương mại (NHTM) trong giai đoạn 2008 đến 2013.Phương pháp sử dụng ước lượng ảnh hưởng cố định cho mơ hình ước lượng cố định, ước lượng GMM 1 bước cho mơ hình động cho mơ hình ước lượng mơ hình động, nhóm yếu tố tác giả sử dụng là nhóm từ các chỉ biến Vĩ mơ, nhóm từ phía hoạt động ngân hàng, tác giả đề xuất những biện pháp xử lý và phịng ngừa nợ xấu.

Phạm Nguyễn Hồng Vũ (2013). Giải pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng

thương mại Việt nam. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng trọng tâm nghiên cứu là phân tích nợ xấu các Ngân hàng thương mại Việt nam trong giai đoạn 2008 đến 2013.Tác giả sử dụng phần mềm eview để xây dựng mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu qua đó đề xuất các nhóm giải pháp thích hợp với các biến nghiên cứu.

Kết luận: Tổng quan về các nghiên cứu trước đây đã khái quát về các yếu tố tác

động tới nợ xấu và phương pháp nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đây đã sử dụng. Trong luận văn tác giả vẫn giữ nguyên hai nhóm nhân tố tác tác động tới nợ xấu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cùng với bộ dữ liệu của các ngân hàng trong khoảng thời gian 2006-2014, đây được xem là khoảng thời gian có sự biến động tăng phát sinh nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt nam .

2.4.3 Đề xuất mơ hình nghiên cứu

Trên cơ sở các lý thuyết của các mơ hình nghiên cứu trước đây được tác giả trình bày phần trên. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố vĩ mô, nội tại của ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam theo mơ hình hồi quy OLS theo đường thẳng của Brook,2008 như sau:

= C + β1*SIZEit 2 *EAit3*LAit + β4*Loansit 5*

it + β6*

7 *ROEit + β8*NIIit9* GDPit-1+ β10*INFit +uit

Trang 26

Trong đó:

C: hệ số tự do, βi: hệ số hồi quy của các biến độc lập ( biến giải thích).

SIZE là quy mơ tổng tài sản ngân hàng, EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữ trên tổng tài sản, LA là tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản ngân hàng, LOANS tốc độ tăng trưởng tín dụng, LLR/TL tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng, NPLt-1 tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ , NII tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập ngân hàng, GDPt-1tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm, INF tỷ lệ lạm phát.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, trong chương 2 tác giả trình bày cơ sở lý luận của nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt nam, các nhân tố tác động tới nợ xấu của ngân hàng thương mại bao gồm nhân tố vĩ mô, nhân tố nội tại của ngân hàng thương mại.

Nhân tố nội tại ngân hàng thương mại bao gồm: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng, dự phịng rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ , chi phí hoạt động hiệu quả. Nhân tố vĩ mô bao gồm : tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP, tỷ lệ lạm phát. Tác giả cũng giới thiệu sơ lược về nội dung các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây về tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.

Trang 27

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMVN.

3.1 Thực trạng nợ xấu của NHTM Việt Nam.

3.1.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của NHTM Việt Nam.

Trước khi phân tích về thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt nam , tác giả xin giới thiệu sơ lược về tình hình hoạt động của NHTM Việt nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2014 về các chỉ tiêu như sau: Số lượng NHTM, quy mô tài sản, vốn điều lệ, cơ cấu chi tiêu- thu nhập.của NHTM Việt nam.

Về số lượng ngân hàng:Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước Việt nam

(SBV) số lượng các Ngân hàng thương mại Việt nam trong giai đoạn được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Số lƣợng NHTM trong giai đoạn 2006-2014

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

NHTM NN 5 5 5 5 5 5 5 5 5

NHTMCP 35 35 37 37 37 37 34 33 33

Nguồn: Tác giả tự thống kê từ báo cáo thường niên của NHNN

Sau 3 năm thực hiện đề án tái cấu trúc nền kinh tế với chủ đạo là hệ thống ngân hàng theo Quyết định số 254/QĐ-TTG ban hành ngày 1/3/2012 của Thủ tường chính phủ về cơ cấu lại hệ thống tín dụng giai đoạn 2011-215. Trong lộ trình tái cơ cấu bắt đầu từ đầu năm 2012 nhằm mục đích cho ra đời một số ngân hàng quy mơ lớn tầm cỡ khu vực , bên cạnh việc xử lý những đơn vị yếu kém hoạt động không hiệu quả và không minh bạch về quản trị và sở hữu. Hoạt động sáp nhập, hợp nhất trong hệ thống ngân hàng diễn ra mạnh mẽ , năm 2012 hệ thống ngân hàng chứng kiến hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Ficombank, Việt nam thương tín thành ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội(Habubank) chính thức sáp nhập vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-

Trang 28

Hà Nội (SHB). Sang năm 2013 thương vụ giữa Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM ( HDBank) nhận sáp nhập Ngân hàng Đại Á ( DaiABank) và mua lại công ty TNHH một thành viên tài chính Việt – Societe( SGVF), Tổng cơng ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt nam (Pvcombank) hợp nhất và chuyển thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt nam (Pvcombank). Bước qua năm 2014, tuy khơng có thêm vụ sáp nhập, hợp nhất nào nhưng đấy là thời gian tích lũy cho các vụ sáp nhập tiến hành trong thời gian tới.

Trong luận văn vì lý do tiếp cận dữ liệu hạn chế tác giả chỉ thu thập số liệu dựa trên báo cáo tài chính của 11 ngân hàng thương mại Việt nam không bao gồm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt nam (Agribank)( trong đó có 3 ngân hàng thương mại Nhà nước và 8 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân),tuy nhiên 11 ngân hàng trong bài nghiên cứu có thể đại diện khoảng 60% thị phần của hệ thống ngân hàng, bảng 3.2 là danh sách của 11 ngân hàng được chọn làm mẫu dữ liệu bởi các ngân hàng này có các thơng tin trên báo cáo tài chính trong giai đoạn 2006 -2014 trình bày theo quy chuẩn,hệ thống các chi nhánh,phịng giao dịch có quy mơ lớn.

Bảng 3.2 : Danh sách 11 NHTMCP Việt Nam

STT Tên Ngân hàng Tên Viết tắt

1 NH TMCP Á Châu ACB

2 NH TMCP Đông Á DONGABANK

3 NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt nam EXIMBANK

4 NH TMCP Nam Á NAMABANK

5 NH TMCP Sài Gịn Thương Tín SACOMBANK

6 NH TMCP Ngoại Thương Việt nam VIETCOMBANK

7 NH TMCP Công Thương Việt nam VIETINBANK

8 NH TMCP Quân Đội MBBANK

9 NH TMCP Kỹ Thương Việt nam TECHCOMBANK

10 NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK

Trang 29

Về quy mô tài sản:Từ số liệu từ bảng 3.3, ta thấy quy mô tài sản của 11 ngân

hàng tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2006 đến năm 2014 từ 605 nghìn tỷ đồng (2006) tăng lên 3,083 nghìn tỷ đồng (2014) đây được xem là điều kiện bắt buộc để ngân hàng tồn tại trước áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Bảng 3.3: Tốc độ tăng trƣởng Tổng tài sản của 11 NHTM Việt nam trong giai đoạn 2006-2014: Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản 605 869 1,037 1,366 1,902 2,315 2,443 2,655 3,083 Tốc độ tăng trƣởng (%) 34,1 43,7 19,3 31,7 39,2 21,7 5,5 8,7 16,1

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NHTM

Trong giai đoạn đầu từ năm 2006 đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của thời kỳ còn lại bởi giai đoạn đầu được xem giai đoạn phát triển thịnh vượng của hệ thống ngân hàng và với quy mô ban đầu nhỏ nên tốc độ tăng trưởng rất cao, thời kỳ tiếp theo chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 lên nền kinh tế Việt nam qua đó tác động tới hoạt động của hệ thống ngân hàng làm cho tốc độ tăng trưởng tài sản chậm lại. Bước qua năm 2011 với bối cảnh kinh tế Vĩ mô gặp nhiều khó khăn và ngành ngân hàng quyết liệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, tốc độ tăng trưởng tài sản đã có sự sụt giảm với các nguyên nhân là sự khống chế của ngân hàng nhà nước về tốc độ tăng trưởng tín dụng, lãi suất vay vốn cao, nền kinh tế suy thoái nên khả năng vay vốn của khách hàng cũng bị ảnh hưởng.

Về hoạt động tín dụng: Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là là hoạt động

mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của các NHTM Việt nam. Từ số liệu của bảng 3.4 cho thấy rằng trong giai đoạn 2006-2014 hoạt động tín dụng của 11 NHTM luôn tăng trưởng qua các năm, với mức tăng trưởng bình quan năm là 20,3%. Trong đó, năm 2007 với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất 54,7% điều này được giải thích

Trang 30

bởi dịng vốn đầu tư mạnh vào thị trường chứng khốn và thị trường bất động sản gây nên hiện tượng định giá quá cao cho tài sản trong nền kinh tế đó cũng là nguyên nhân gây nên nợ xấu cho các năm sau đó. Trong giai đoạn 2008-2013 trước tình hình kinh tế suy giảm với mức lạm phát cao đỉnh điểm là 23,1% vào năm 2008 khiến Ngân hàng nhà nước sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ thắt chặt giảm giảm tỷ lệ lạm phát. Thêm vào đó, tháng 9/2008, khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và lan rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ khiến các ngân hàng cho doanh nghiệp vay với những điều kiện khó khăn hơn và cũng tăng cường thu hồi nợ…Tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm hơn một nửa, chỉ còn 20,4%, và giảm liên tục từ năm 2009 tới năm 2012. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Cụ thể tăng trưởng tín dụng năm 2011 là 18,1%, năm 2012 chỉ đạt 13,3%, và năm 2013 là 13,4%. Năm 2014 , Ngân hàng nhà nước đề ra mục tiêu mở rộng tín dụng hiệu quả gắn với an tồn, nâng cao chất lượng tín dụng , mục tiêu trên trên được thông qua Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/1/2014 cụ thể Ngân hàng nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối và vàng, triển khai các giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng gắn với cơ chế giám sát , thanh tra tín dụng, kết quả năm 2014 tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống ngân hàng là 12,51%, trong đó 11 NHTM trong bài nghiên cứu là 22,5%.

Bảng 3.4: Dƣ nợ cho vay và tốc độ tăng trƣởng tín dụng của 11 NHTM Việt nam trong giai đoạn 2006-2014:

Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Dƣ nợ cho vay 307 475 572 800 1,063 1,255 1,423 1,519 1,861

Tốc độ tăng trƣởng (%) 14,9 54,7 20,4 39,8 32,8 18,1 13,3 13,4 22,5

Bình quân (%) 25,5

Trang 31

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của 11 NHTM so với toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2006-2014:

Nguồn : Báo cáo thường niên NHNN và số liệu từ BCTC của các NHTM Về hoạt động huy động vốn:NHTM Việt nam thể hiện sự tăng trưởng số

lượng về huy động trong giai đoạn 2006 -2014 thể hiện ở bảng 3.5. Trong giai đoạn này tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm khoản 23,6 %, tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng vốn huy động không đều giữa các năm, quy mô vốn huy động giữa các ngân hàng cũng có sự khác biệt nhau.Sự tăng trưởng vốn huy động đạt đỉnh vào năm 2007 ở mức 46,4% điều này được giải thích bởi mức tăng trưởng tín dụng vào năm này cũng đạt đỉnh 54,7%.Tuy nhiên qua năm 2008 tốc độ tăng trưởng huy động vốn chỉ còn 18,8% phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm đó. Trong giai đoạn 2010-2014 tốc độ tăng trưởng huy động vốn giảm rõ rệt 31,4 (2010) xuống 17,8 (2013) tới năm 2014 tăng lên 23,6 % những số liệu nêu trên phản ánh tình hình của tồn bộ nền kinh tế đang khó khăn tác động tới hoạt động cấp tín dụng và nhu cầu cần vốn của ngân hàng.

21.40% 51.39% 30.00% 37.70% 27.65% 12.00% 8.90% 12.51% 12.00% 14.90% 54.70% 20.40% 39.80% 32.80% 18.10% 13.30% 13.40%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực nghiệm về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)