3.2 .6Kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng
3.2.10 .2Những hạn chế của mơ hình nghiên cứu
4.2 Căn cứ đề xuất giải pháp
4.2.1 Dựa vào phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2020:
Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và Quyết định 843/QĐ- TTg ban hành ngày 31/5/2013 về Đề án “ Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “ Thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam”. Cho thấy phương hướng và mục tiêu như sau:
Trong giai đoạn 2011-2015 tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nâng cao trật tự, kỷ cương và
Trang 56
nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng . Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.
Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế vĩ mô. Phấn đấu đến năm 2015 xử lý cơ bản số nợ xấu hiện nay đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020.
Công ty Quản lý tài sản được thành lập với tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi rỏ cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Mục tiêu năm 2020 phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh hơn và dựa trên nền tảng công nghệ , quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của nền kinh tế.
4.2.2 Dựa vào dữ liệu phân tích Eview và kết quả hồi quy.
Trong chương 2, tác giả đã trình bày về các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu và kết quả của mơ hình nghiên cứu, cụ thể với 10 nhân tố đưa vào tương ứng với 10 giả thuyết nghiên cứu tác động tới tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt nam : Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản(EA), Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LA), Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLR/TL), Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ (NPLt_1), Thu nhập trên vốn chủ sỡ hữu (ROE), Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập (NII), Tốc độ tăng trưởng tín dụng (LOANS), Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP), Tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF). Kết quả mơ hình chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt nam trong đó có 4 nhân tố nội tại của ngân hàng và một nhân tố Vĩ mơ. Qua đó cho các nhà quản
Trang 57
trị ngân hàng thấy có thể giảm tỷ lệ nợ xấu bằng các biện pháp quản trị rủi ro, sự điều chỉnh hợp lý chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ có thể giải quyết các lỗ hổng kinh tế Vĩ mô mà vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.