3.2 .6Kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng
3.2.10.1 Giải thích ý nghĩa hệ số hồi quy riêng trong mơ hình
3.2.10.1.1 Các yếu tố nội tại của ngân hàng thƣơng mại
Hệ số hồi quy của biến Tốc độ tăng trưởng tín dụng:có ý nghĩa với mức
thống kê 5% và ngược với kỳ vọng là tương quan âm. Khi các yếu tố khác không đổi Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu giảm tương ứng 0.005371 đơn vị. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2006-2014 với bộ dữ liệu từ 11 Ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng nhanh hơn tốc độ nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên, hệ số này cũng là khá nhỏ cho thấy tương quan âm là khá thấp và đây được xem là chỉ báo tốc độ tăng trưởng tín dụng khơng thể giúp giảm tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.
Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên Tổng dư nợ tín dụng: có tương quan dương với tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam với mức ý nghĩa
5% điều này khá phù hợp với giả thuyết ban đầu. Khi các yếu tố khác không đổi khi Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên Tổng dư nợ tín dụng tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu tăng 0.341177 đơn vị. Nguyên nhân chó kết quả trên là các ngân hàng có hệ thống giám sát, quản trị rủi ro yếu khi phát sinh nợ xấu tăng cao mới tăng trích lập dự phịng nên khơng thể trích lập dự phịng đầy đủ so với tỷ lệ nợ xấu phát sinh.
Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ nợ xấu quá khứ: với mức ý nghĩa 1% Tỷ lệ nợ
xấu quá khứ có tương quan với Tỷ lệ nợ xấu hiện tại của NHTM Việt nam. Khi các yếu tố khác không đổi khi tỷ lệ nợ xấu quá khứ tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu hiện tại tăng 0.2422446 đơn vị. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu, nguyên nhân là tỷ lệ nợ xấu tăng thêm gánh nặng giải quyết nợ xấu ở hiện tại.
Hệ số hồi quy của biến Thu nhập trên VCSH: Thu nhập trên VCSH có tương
quan nghịch chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1% phù hợp với kỳ vọng ban đầu . Khi các yếu tố khác không đổi khi Thu nhập trên VCSH tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu giảm 0.053425 đơn vị. Nguyên nhân là ngân hàng nào có kết quả kinh
Trang 53
doanh tốt, tối thiểu chi phí kinh doanh và tối đa lợi nhuận điều này làm giảm nợ xấu.
3.2.10.2 Các yếu tố Vĩ mô.
Hệ số hồi quy của biến Tỷ lệ lạm phát: với mức ý nghĩa 1%, Tỷ lệ lạm phát
có tương quan đồng biến với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt nam. Khi các yếu tố khác không đổi nếu Tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì tỷ lệ nợ xấu tăng 0.036104 đơn vị. Giải thích cho kết quả trên cho thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì Chính phủ sử dụng các cơng cụ nhằm giảm thiểu tỷ lệ lạm phát bằng cách hạn chế cấp tín dụng, tăng dự trữ tiền gửi ở các NH, tăng lãi suất điều này làm cho tiếp cận đối với dòng vốn của khách hàng khó khăn ảnh hưởng quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó tăng khả năng trả nợ quá hạn đối với khách hàng.
3.2.10.2Những hạn chế của mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu của tác giả chưa đề làm rõ được tác động của yếu tố phi tài chính như: trình độ chun mơn của cán bộ tín dụng, chất lượng khách hàng vay vốn,cơng nghệ…. Nguyên nhân chủ yếu là tác giả vẫn chưa có đầy đủ thơng tin, thời gian và chi phí để dữ liệu thập dữ liệu các yếu tố trên.
Nguồn dữ liệu của các ngân hàng thương mại Việt nam bị hạn chế: Thứ nhất về số lượng ngân hàng thu thập dữ liệu chỉ dừng lại là 11 NHTM trong đó có 3 NHTM nhà nước và 8 NHTM cổ phần.Thứ hai dữ liệu thu thập chưa đầy đủ do các ngân hàng công bố rất hạn chế .
Kết quả mơ hình đã phản ánh được các nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu . Nhưng bài nghiên cứu chưa chỉ ra được mức ảnh hưởng khác nhau đối với từng nhóm vay trong hệ thống ngân hàng.
Như vậy, các bài nghiên cứu tiếp theo cần tập trung làm rõ hơn tác động của các yếu tố phi tài chính và phân tích mức độ tác động các nhân tố đến tỷ lệ nợ xấu đối với các nhóm vay vốn riêng biệt. Điều này có ý nghĩa giúp ta nhận định rõ nguyên nhân thực sự gây gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt nam.
Trang 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ những nội dụng trình bày và phân tích ở chương 3 với mục đích đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam hiện nay, tác giả có những kết luận sau:
(1) Khái quát chungvề tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt nam, đánh giá thực trạng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
(2) Khái quát 10 nhân tố tác động ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu NHTM Việt nam, lập luận và đưa ra giả thuyết, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu.
(3) Kết quả hồi quy cho thấy có 5 nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam bao gồm 4 nhân tố nội tại của ngân hàng: ROE, NPLt_1, LLR_TL, LOANS và nhân tố Vĩ mô: INF thông qua việc nhận diện các nhân tố đề cập ở trên có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thuyết phục ở chương 4 tiếp theo.
(4) Xác định yếu tố nội tại của NHTM là yếu tố quyết định đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam.
(5) Một số hạn chế của luận văn và đề xuất nghiên cứu mới cho vấn đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt nam.
Trang 55
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1 Mục đích xây dựng giải pháp
Sau khi nghiên cứu các yếu tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt nam hiện nay bằng phương pháp định tính và định lượng. Mục đích chương 4 là dựa trên các căn cứ khoa học đã chỉ ra và tính đặc trưng của hệ thống ngân hàng hiện nay để xây dựng hệ thống giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu hiện tại cho các NHTM Việt nam. Bên cạnh đó nhận diện các nhân tố tác động thực sự gây ra tỷ lệ nợ xấu từ đó các ngân hàng cần có những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt nam trong tương lai. Cụ thể
Hồn thiện cơ chế, khung pháp lý nhằm tăng tính hiệu quả của công ty quản lý tài sản VAMC trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu hiện tại trong hệ thống ngân hàng Việt nam.
Đối với các NHTM cần đánh giá chính xác tỷ lệ nợ xấu hiện tại, nâng cao hệ thống quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.
Kiến nghi đối với Chính phủ, NHNN cần có cơ chế quản lý, giám sát các NH có hiệu quả hơn.
4.2 Căn cứ đề xuất giải pháp
4.2.1 Dựa vào phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển của ngành Ngân hàng giai đoạn 2011-2020:
Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về Đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” và Quyết định 843/QĐ- TTg ban hành ngày 31/5/2013 về Đề án “ Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “ Thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt nam”. Cho thấy phương hướng và mục tiêu như sau:
Trong giai đoạn 2011-2015 tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng nâng cao trật tự, kỷ cương và
Trang 56
nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng . Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1-2 ngân hàng thương mại có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực.
Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế vĩ mô. Phấn đấu đến năm 2015 xử lý cơ bản số nợ xấu hiện nay đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng đến năm 2020.
Công ty Quản lý tài sản được thành lập với tư cách công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi rỏ cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
Mục tiêu năm 2020 phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh hơn và dựa trên nền tảng công nghệ , quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của nền kinh tế.
4.2.2 Dựa vào dữ liệu phân tích Eview và kết quả hồi quy.
Trong chương 2, tác giả đã trình bày về các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu và kết quả của mơ hình nghiên cứu, cụ thể với 10 nhân tố đưa vào tương ứng với 10 giả thuyết nghiên cứu tác động tới tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt nam : Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu trên tổng tài sản(EA), Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LA), Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLR/TL), Tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ (NPLt_1), Thu nhập trên vốn chủ sỡ hữu (ROE), Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập (NII), Tốc độ tăng trưởng tín dụng (LOANS), Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP), Tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF). Kết quả mơ hình chỉ ra rằng có 5 nhân tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt nam trong đó có 4 nhân tố nội tại của ngân hàng và một nhân tố Vĩ mơ. Qua đó cho các nhà quản
Trang 57
trị ngân hàng thấy có thể giảm tỷ lệ nợ xấu bằng các biện pháp quản trị rủi ro, sự điều chỉnh hợp lý chính sách tiền tệ và tài khóa của Chính phủ có thể giải quyết các lỗ hổng kinh tế Vĩ mô mà vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.
4.2 Cơ chế, khung pháp lý việc mua bán, xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản VAMC: sản VAMC:
Những kết quả về thu mua, xử lý nợ xấu của VAMC trong thời gian vừa qua là rất đáng ghi nhận đó là đưa tỷ lệ nợ xấu giảm cịn 3.8% trong tồn hệ thống ngân hàng tính đến hết năm 2014. Tuy nhiên trong quá trình thu mua nợ xấu vẫn còn phát sinh những bất cập nên quá trình thu mua, xử lý nợ xấu vẫn chưa có được kết quả cao nhất, tác giả xin đưa ra các vướng mắc và hướng giải quyết như sau:
Thứ nhất:Vốn điều lệ VAMC được cấp so với số nợ xấu thực tế hiện nay là
con số rất khiêm tốn. Giải pháp Chính phủ cần tăng cường vốn điều lệ cho công ty VAMC, điều này được cụ thể hóa trong Nghị định 34 /2015/NĐ-CP ban hành ngày 31/03/2015 với số vốn điều lệ được tăng lên 2000 tỷ đồng. Trong chiến lược dài hạn cần để VAMC có những quyền hạn riêng để khai thác nguồn vốn huy động phù hợp với tình hình tài chính của cơng ty.
Thứ hai: Các NH tham gia bán nợ xấu cho VAMC nhưng vẫn không tách rời
mối nguy hại của nợ xấu lên báo cáo tài chính của các NH cụ thể là sau khi các NH thực hiện bán nợ xấu cho VAMC thì họ vẫn phải trích lập dự phịng cho khoản trái phiếu đặc biệt nhận được là 20%, trái phiếu đặc biệt được giao dịch hạn chế, tuy
nhiên điều này được giải quyết trong Nghị định 34/2015/ NĐ-CP ban hành ngày 31/03/2015 nhằm cho phép VAMC thêm công cụ để mua nợ xấu là trái phiếu mới so với cơng cụ ban đầu thì trái phiếu mới đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên của trái phiếu đặc biệt tạo tính hấp dẫn hơn đối với các NH khi tham gia bán
nợ xấu .
Thứ ba: Trong đề án về thành lập công ty xử lý tài sản VAMC đã nêu rõ mục
Trang 58
nợ xấu cho VAMC nhưng khoản nợ xấu đó sẽ được trả lại cho phía ngân hàng nếu xử lý không thành công. Giải pháp ở đây cần minh bạch hóa trách nhiệm mỗi bên vừa tạo động lực cho công ty quản lý tài sản VAMC , vừa tạo niềm tin cho phía ngân hàng.
Thứ tư :Kinh nghiệm xử lý nợ các nước trên thế giới cho thấy nhà nước tham
gia vào với nhiệm vụ cung ứng lượng tiền mặt để mua vào các khoản nợ xấu đợi một khoảng thời gian thị trường ấm lên sẽ đưa vào thị trường để giải quyết.Hiện nay chúng ta mới thực hiện được một nữa của công tác xử lý nợ xấu là thu mua nợ xấu ,cách giải quyết nợ xấu chúng ta vẫn chưa thành công. Nguyên nhân trên bởi điều kiện ở chúng ta không cho phép chúng ta xử lý theo phương cách như vậy bởi nguồn ngân sách ở những năm gần đây ln rơi vào tình trạng bội chi thêm vào đó gánh nặng nợ công ngày một cao lên sức phát triển của toàn khối kinh tế. Như vậy cách thu mua nợ xấu bằng trái phiếu của Chính phủ là phương án được xem là phù hợp nhất đối với thời điểm hiện nay, nhưng Chính phủ cần có những biện pháp để khơi thơng dịng vốn vào thị trường BĐS và cần tạo thị trường mua bán nợ cùng với các quy định về tính minh bạch thông tin của các khoản nợ xấu để tạo tính cơng bằng cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia vào thị trường.
4.3 Giải pháp đối với NHTM
Hiện nay hệ thống các NHTM Việt nam với số lượng các ngân hàng nhiều nhưng phần lớn các NH đều có hệ thống quản trị rủi ro kém cùng với tình hình tài chính khơng lành mạnh nên dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh thay đổi theo hướng bất lợi bằng chứng rõ ràng nhất tỷ lệ nợ xấu tăng cao sau năm 2008 khi mà chúng ta bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vì vậy, hệ thống các NHTM cần thực hiện các biện pháp để tránh lặp lại những điều tương tự xảy ra trong tương lai, cụ thể như sau:
Kiểm tra, đánh giá chính xác tình hình nợ xấu hiện tại
Tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp như hiện nay trước hết là trách nhiệm của mỗi Ngân hàng,vì vậy mỗi Ngân hàng phải chủ động nhằm xử lý nợ xấu hiện
Trang 59
tại tối ưu nhất. Thực tế hiện nay cho thấy về số liệu báo cáo tình hình nợ xấu có chênh lệch nhau rất lớn giữa báo cáo tài chính Ngân hàng và các tổ chức xếp hạng tín dụng lớn và uy tín trên thế giới, thông tin không minh bạch như trên cũng được xem là rào cản lớn nhất cho sự hợp tác giữa VAMC và các Ngân hàng khi khơng tìm được thỏa thuận hợp lý về cách thức xử lý nợ. Như vây, các Ngân hàng phải tiến hành phân loại nợ chính xác và trung thực nhất để có hướng xử lý phù hợp với từng khoản nợ, tự chủ trong việc xử lý nợ bằng nguồn tài chính của các ngân hàng và có những chính sách tín dụng hợp lý đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ các khoản vay vốn, bên cạnh đó các Ngân