.10 – Kết quả trọng số hồi quy của các mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động từ sự quan tâm của tổ chức lên mối quan hệ căng thẳng và hài lòng trong công việc của nhân viên kinh doanh tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3

Hệ số chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa

Mối quan hệ bất hịa 0,006000 0,004000 -0,118*00

Xung đột cơng việc gia đình -0,105000 -0,114*00 -0,117**0

Áp lực chỉ tiêu doanh số -0,081000 -0,058000 -0,032000

Xung đột vai trò -0,049000 -0,059000 -0,093000

Quá tải vai trò -0,259*** -0,237*** -0,172***

Áp lực chỉ tiêu công nợ -0,185*** -0,138**0 -0,115*00

Sự quan tâm của tổ chức 0,152**0 0,157***

Điều tiết (mối quan hệ bất hòa với sự hài lòng) 0,234***

Điều tiết (xung đột cơng việc gia đình với sự hài lịng) 0,170***

Điều tiết (áp lực chỉ tiêu doanh số với sự hài lòng) 0,109*00

Điều tiết (xung đột vai trò với sự hài lòng) 0,100*00

Điều tiết (quá tải vai trò với sự hài lịng) -0,044000

Điều tiết (áp lực chỉ tiêu cơng nợ với sự hài lòng) 0,103*00

Các chỉ số mơ hình

Hệ số xác định R2 0,206 0,225 0,432

Hệ số điều chỉnh R2adj 0,186*** 0,202*** 0,400***

Durbin – Watson 2,108 2,142 1,945

VIF Max = 1,375 Max = 1,462 Max = 1,663

Bậc tự do 6 7 13

Nguồn: Tác giả tổng hợp Ghi chú: * biểu thị P<10%, ** biểu thị P<5%, *** biểu thị P<1%

4.3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu

Tác động từ sự quan tâm của tổ chức lên mối quan hệ căng thẳng và hài lòng của nhân viên kinh doanh được nghiên cứu và thể hiện kết quả trong Bảng 4.10. Kết

quả chỉ ra rằng, Quá tải vai trò và Áp lực chỉ tiêu công nợ là hai yếu tố căng thẳng

có tác động ngược chiều đến sự hài lòng của nhân viên kinh doanh (Mơ hình 1). Trong đó, Q tải vai trị (0,259) có tác động mạnh hơn so với Áp lực chỉ tiêu công

nợ (0,185). Các yếu tố căng thẳng cịn lại khơng có ý nghĩa trong mối quan hệ

ngược chiều với sự hài lòng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan tâm có tác động cùng chiều đến sự hài lòng và làm suy giảm tác động ngược chiều của hai yếu tố căng thẳng là Quá tải vai trị

và Áp lực chỉ tiêu cơng nợ (Mơ hình 2). Trong đó, sự quan tâm làm giảm tác động tiêu cực của Áp lực chỉ tiêu công nợ (0,138; giảm -0,047) cao hơn so với Quá tải

vai trị (0,237; giảm -0,022). Bên cạnh đó, biến quan tâm của tổ chức cịn góp phần

giải thích rõ ràng sự gia tăng trong mức độ hài lòng (tăng 0,152) khi làm bộc lộ và

nhận diện được yếu tố căng thẳng Xung đột công việc gia đình (0,114), yếu tố này

có tác động ngược chiều đến sự hài lòng với mức độ tác động thấp hơn so với hai yếu tố căng thẳng trên.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khi tổ chức hướng sự quan tâm đến từng yếu tố căng thẳng thì mức độ hài lịng cũng gia tăng (từ 0,152 lên 0,157) (Mơ hình

3). Vai trị điều tiết này tiếp tục làm suy giảm tác động ngược chiều của hai yếu tố căng thẳng là Quá tải vai trò (0,172; giảm -0,065) và Áp lực chỉ tiêu công nợ (0,115; giảm -0,023). Ngược lại với mức suy giảm đó, sự quan tâm đến từng yếu tố

này lại làm gia tăng ảnh hưởng ngược chiều của Xung đột cơng việc gia đình

(0,117; tăng 0,003) và kiểm soát được yếu tố Mối quan hệ bất hịa có tác động

ngược chiều đến sự hài lòng, với mức độ tác động (0,118). Trong khi đó, hầu hết

các biến tương tác của sự quan tâm với từng yếu tố căng thẳng đều có tác động cùng chiều đến sự hài lòng (ngoại trừ Điều tiết quá tải vai trò với sự hài lịng là khơng có ý nghĩa), biến tương tác Điều tiết mối quan hệ bất hòa với sự hài lịng có tác động mạnh nhất là 0,234.

Như vậy, ảnh hưởng ngược chiều của các yếu tố căng thẳng đến sự hài lịng trước và sau khi có biến điều tiết (sự quan tâm của tổ chức) đã có sự thay đổi, theo chiều hướng suy giảm tác động (Quá tải vai trị, Áp lực chỉ tiêu cơng nợ) và bộc lộ

vai trị (Xung đột cơng việc gia đình, Mối quan hệ bất hịa). Và sự hài lòng cũng gia tăng dưới tác động điều tiết này.

(1) Ảnh hưởng của các biến độc lập đến sự hài lòng

Liên quan đến các biến độc lập, kết quả sau đây được minh chứng từ nghiên cứu này. Đầu tiên, chỉ có mối quan hệ ngược chiều giữa hai trong số sáu biến độc lập (Q tải vai trị, Áp lực chỉ tiêu cơng nợ) và sự hài lịng là có ý nghĩa thống kế.

Thứ hai, trong khi kết quả ước lượng cho hai biến độc lập vừa nêu là được như mong đợi, thì hai yếu tố căng thẳng Áp lực chỉ tiêu doanh số và Xung đột vai trị

khơng cho thấy ý nghĩa trong mối quan hệ ngược chiều với sự hài lòng trong cả ba mơ hình. Tuy nhiên, khi tổ chức hướng sự quan tâm đến từng yếu tố này thì mức độ hài lịng lại tăng lên. Như vậy có thể nói rằng, sự quan tâm của tổ chức có tác động điều tiết mạnh mẽ đến mối quan hệ căng thẳng và hài lòng của nhân viên kinh doanh, và cũng có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa hài lòng với tất cả các yếu tố căng thẳng, mặc dù hai yếu tố này chưa thể hiện rõ ràng vì tần suất của nó chưa đến mức phải báo động, nhưng rất đáng để quan tâm.

Một phát hiện khá thú vị về hai yếu tố còn lại là Xung đột cơng việc gia đình

và mối quan hệ bất hịa. Trước tiên nói về yếu tố Xung đột cơng việc gia đình, yếu

tố này chỉ được kiểm sốt khi có sự quan tâm của tổ chức ở mơ hình 2. Điều này có thể được giải thích là nhân viên kinh doanh chia sẽ nhiều hơn về tình trạng mất cân bằng giữa công việc và gia đình khi có sự quan tâm của tổ chức. Chưa dừng lại ở đó, trong khi biến điều tiết làm các yếu tố căng thẳng khác suy giảm tác động ngược chiều đến sự hài lịng thì yếu tố Xung đột cơng việc gia đình lại tăng lên. Điều này

có thể được hiểu, khi nhân viên kinh doanh nhận được nhiều sự quan tâm về mâu thuẩn này thì họ càng dễ dàng phơi bày ý kiến hơn, họ có cơ hội trình bày nhiều hơn, hoặc là họ cảm thấy bối rối, lo lắng hơn khi đột nhiên tổ chức quan tâm nhiều đến vấn đề này.

Tiếp theo nói về yếu tố mối quan hệ bất hòa, yếu tố này cũng chỉ được kiểm sốt khi có sự điều tiết của biến quan tâm ở mơ hình 3. Điều này có thể được giải thích, nhớ lại phần thống kê các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu, có đến 44,5% ý

kiến cho rằng nhân tố này khơng có ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ hài lịng. Có thể nhân viên kinh doanh chấp nhận sự tồn tại mâu thuẩn này như một phần của công việc. Nhưng khi tổ chức quan tâm nhiều hơn đến mơi trường làm việc, văn hóa giao tiếp, thành lập cơng đồn để chia sẻ những vướng mắc, khó khăn trong q trình làm việc cũng như mối quan hệ giao tiếp trong cơng việc thì vấn đề này mới được bộc lộ ra.

(2) Ảnh hưởng của các biến điều tiết đến sự hài lòng

Liên quan đến biến điều tiết, nghiên cứu này cho thấy rằng hầu hết các biến điều tiết đều có tác động cùng chiều đến sự hài lòng. Mức độ hài lòng gia tăng khi sự quan tâm giữ vai trò điều tiết tác động đến từng yếu tố căng thẳng, bất kể yếu tố căng thẳng đó có mối quan hệ ngược chiều với sự hài lịng hay khơng. Như vậy, sự quan tâm thể hiện được vai trò độc lập khi cùng lúc có tác động cùng chiều đến sự hài lòng và làm suy giảm tác động ngược chiều của các yếu tố căng thẳng.

Qua nghiên cứu này, vai trò điều tiết của sự quan tâm tác động lên mối quan hệ giữa các yếu tố căng thẳng và sự hài lịng có thể được tóm tắt như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động từ sự quan tâm của tổ chức lên mối quan hệ căng thẳng và hài lòng trong công việc của nhân viên kinh doanh tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)