Đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.5. Đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK

trên TTCK Việt Nam

2.5.1. Thành tựu đạt được

Tốc độ tồn cầu hĩa và tự do hĩa thương mại nhanh chĩng trong những năm vừa

qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về mơi trường kinh tế quốc tế. Để gia tăng năng lực cạnh tranh, hệ thống các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam đã phát triển khá

nhanh về số lượng các chi nhánh, phịng giao dịch, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng gần khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước và vươn ra cả thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đến nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đã hiện diện thương hiệu tại

43

Việt Nam và một số ngân hàng của Việt Nam đã hiện diện ở nước ngồi (Lào,

Campuchia, Myanma, Trung Quốc, Đức). Ngồi ra, mạng lưới phục vụ khách hàng cịn

được đa dạng hĩa với hàng ngàn máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ trên tồn quốc,

cố gắng đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, cũng như thực hiện mục tiêu

của NHNN nâng cao tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong hệ thống. Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh

nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.

Cĩ thể nĩi, các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam là những ngân hàng cĩ quy mơ lớn, chiếm hơn 65% tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam. Trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mình, các NHTMCP niêm yết ln tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thơng qua chiến lược tăng vốn tự cĩ, quy mơ tổng tài sản và lợi nhuận, gĩp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Trong những năm trở lại đây, bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, các ngân hàng niêm yết đã chú trọng phát triển nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng

phổ thơng như thẻ thanh tốn, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp

vụ ngân hàng đầu tư,…. để chia sẻ rủi ro với hoạt động tín dụng. Các ngân hàng niêm yết bên cạnh việc thực hiện mở rộng mạng lưới và đa dạng hĩa sản phẩm, vẫn chú tâm cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ứng dụng cơng nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực cĩ chất lượng cao cho ngành.

Kinh doanh trong giai đoạn khĩ khăn, nhưng các ngân hàng vẫn đảm bảo sự tăng

trưởng, cũng như những yêu cầu gắt gao của NHNN, cùng chia sẻ khĩ khăn với các doanh nghiệp, đã cho thấy sự nỗ lực rất nhiều từ các NHTMCP niêm yết. Điều đĩ cho thấy cơng tác quản trị điều hành đang ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững đang là vấn đề cốt lõi mà các ngân hàng quan tâm, chứ

44

khơng phải là sự đánh bong với con số lợi nhuận khơng phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam là những ngân hàng lớn, chiếm hơn 65% tổng tài sản của các NHTMCP tại Việt Nam, nhưng trong số chín ngân hàng niêm yết, quy mơ các ngân hàng khơng đồng đều. Trong khi các NHTMCP mà nhà

nước sở hữu vốn chủ yếu cĩ quy mơ lớn về cả tài sản, vốn điều lệ, hệ thống chi nhánh, bộ máy nhân sự, sức cạnh tranh cao trên thị trường tín dụng, thì trong số chín ngân hàng, vẫn cĩ ngân hàng quy mơ nhỏ như NVB hay những ngân hàng hoạt động kinh

doanh kém hiệu quả trong thời gian gần đây và nằm trong diện tái cơ cấu của NHNN như EIB, NVB. Những ngân hàng cĩ quy mơ vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình

độ cơng nghệ sẽ cĩ khoảng cách lớn so với các ngân hàng lớn. Xét trong nội bộ ngành

NH, sự cĩ mặt của các NH nước ngồi đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực NH. Các NH nước ngồi khơng chỉ cạnh tranh với các NH trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ NH hiện đại, mà cịn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh tốn, nhận tiền gửi v.v.. Mặc dù các NH VN cĩ lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhờ vai trị lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các NH nước ngồi về mức độ hiện đại hĩa cơng nghệ NH, về

nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro.

Hơn nữa, bức tranh lợi nhuận năm 2014 cho thấy các ngân hàng vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Sự phụ thuộc này cĩ tính hai mặt, nĩ cĩ thể giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận ấn tượng, nhưng cũng cĩ thể khiến ngân hàng giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ vì đây là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Việc cấp tín dụng nhưng chưa tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cơ bản, cơ cấu tín dụng khơng

được phân bổ hợp lí, tập trung vào các lĩnh vực cĩ rủi ro cao, hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro (nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tập đồn kinh tế, tổng cơng ty

45

dẫn đến tình trạng chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu gia tăng, chi phí trích lập dự phịng rủi ro lớn, dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Mặt khác, tuy đã quan tâm đến việc đa dạng hĩa sản phẩm, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhưng nhìn chung, các sản phẩm vẫn cịn đơn điệu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, trong khi thu nhập từ các sản phẩm và hoạt động

kinh doanh ngồi lãi cịn chưa ổn định, tăng giảm thất thường. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi cơng cụ tài chính, cung cấp thơng tin tài chính và dịch vụ chuyển đổi. Hoạt động NH đầu tư và kênh phân phối điện tử đã tăng trưởng nhanh chĩng nhưng tính tiện

tích và hiệu quả kinh tế chưa cao. Các hoạt động tiền tệ, lãi suất, cơng cụ tỷ giá, cơng cụ phát sinh ngoại hối, đầu tư vẫn chưa phát huy được hiệu quả cao. Nguyên nhân đến từ phía nền kinh tế, nhưng cũng đến từ chính nội tại ngân hàng vì cơng tác quản trị hoạt

động kinh doanh khác thiếu hiệu quả, thiếu đội ngũ nhân viên cĩ năng lực, kinh

nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh phi truyền thống này.

Đến nay cơng tác quản trị rủi ro đối với mỗi NH tuy đã được chú trọng, nhưng chưa

thực sự trở thành cơng cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Tình trạng vay mượn

với lãi suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền tệ liên NH trong thời gian qua suy cho cùng đều bắt nguồn từ việc các NH chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Cĩ và sự thiếu hụt của các cơng cụ quản lý hữu hiệu, trong khi một số NHTM lại muốn sử dụng triệt để phần vốn này để cho

các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số NH. Ngồi ra, các ngân hàng vẫn chưa kiểm sốt tốt các rủi ro hoạt động phát sinh trong

hoạt động, vẫn cịn cĩ các cán bộ thối hĩa, biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và làm giảm hệ số tín

46

Khơng những thế, hạn chế của các ngân hàng niêm yết cũng xuất phát từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Tăng trưởng của tồn bộ nền kinh tế thấp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp trong nước, dẫn đến việc làm và thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, doanh nghiệp ứ đọng hàng tồn kho do sức mua thấp dẫn

đến giảm nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất. Về phía khu vực các tổ chức tín dụng, do

khơng thể giảm được mặt bằng lãi suất cho vay cũng như những điều kiện vay vốn đặt ra nên khơng thể cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp cĩ nhu cầu vay vốn. Hệ quả là những doanh nghiệp này buộc phải đĩng cửa, cắt giảm tiền lương và nhân cơng. Vịng luẩn

quẩn giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và ngân hàng chưa tìm được lối thốt. Trong khi Chính Phủ đang loay hoay với bài tốn kích cầu cho nền kinh tế nhưng lại bị rang buộc bởi tỉ lệ nợ cơng/GDP đang ở mức cao và thâm hụt ngân sách triền miên từ năm này sang năm khác.

Những khĩ khăn của nền kinh tế cùng những hạn chế trong hoạt động đã cĩ những

tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của hệ thống NHTMCP niêm yết tại Việt

Nam. Khả năng sinh lợi của các ngân hàng đã khơng thể duy trì được kết quả khả quan của những năm trước và đang cĩ xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2007-2014. Trước năm

2008, tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng niêm yết rất tốt nhờ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Sau năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng

kinh tế tồn cầu, dù Chính phủ và NHNN đã cĩ những biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn gặp khĩ khăn.

Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng

nhanh, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu…đã tác động khơng nhỏ làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của các NHTMCP niêm yết trên TTCK VN.

47

CHƯƠNG 3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TSSL CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết tại việt nam (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)