Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết tại việt nam (Trang 57 - 62)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Mơ hình nghiên cứu

3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu

Như ñã ñề cập trong mục 2.2, tính đến nay, chỉ có 9 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam (Bảng 2.1). Do năm 2012 NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) chính thích sáp nhập vào NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nên dữ liệu không bao gồm NH TMCP Nhà Hà Nội (HBB). Tuy thời ñiểm niêm yết của 9 NHTMCP là khác nhau, nhưng do

giới hạn về khả năng thu thập số liệu, cũng như tác giả khơng đi sâu vào so sánh sự

khác nhau giữa các ngân hàng niêm yết và không niêm yết, nên số liệu sẽ ñược lấy ñồng nhất ở các ngân hàng từ năm 2007-2014 (bao gồm cả giai ñoạn trước và sau khi

niêm yết).

Số liệu về các nhân tố bên trong ñược lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất đã được

kiểm tốn của 9 ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2007-2014. Báo cáo tài chính của các NHTM được thu thập từ website của các ngân hàng. Số liệu về các nhân tố bên ngồi được lấy từ trang web của World Bank từ năm 2007-2014 tại ñịa chỉ:

http://data.worldbank.org/indicator. Kết quả là mẫu nghiên cứu bao gồm 9 NHTMCP

niêm yết trên TTCK Việt Nam với 72 quan sát ñược sử dụng ñể phục vụ nghiên cứu.

3.1.2. Các biến trong mơ hình nghiên cứu

3.1.2.1 Biến phụ thuộc

Dựa theo kết quả của các bài nghiên cứu trước ñây, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường ñược sử dụng ñể ño lường TSSL của ngân hàng. Theo Rivard và Thomas (1997), ROA là chỉ tiêu tốt nhất ño

lường khả năng sinh lợi của 1 NH vì ROA khơng bị ảnh hưởng bởi địn bẩy tài chính cao của ngân hàng như ROE. Các ngân hàng có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính

cao, họ thường sử dụng nguồn vốn huy ñộng ñể thực hiện các hoạt ñộng kinh doanh

48

hữu càng nhỏ. Kết quả, cùng một mức lợi nhuận rịng, ngân hàng có thể đạt được ROE cao nhưng ROA thấp. Đây là lý do ROA trở thành chỉ số lượng hóa chính xác hơn

ROE khi đo lường tỷ suất sinh lời của ngân hàng, và nghiên cứu này sẽ chọn ROA và ROE là biến phụ thuộc ñể ño lường khả năng sinh lời của các NHTMCP niêm yết.

3.1.2.2 Biến độc lập

Dựa trên phân tích thực trạng của các nhân tố ở chương 2, việc lượng hóa các biến phụ thuộc từ những nhân tố tác ñộng ñến TSSL của ngân hàng đã phân tích ở chương 1 sẽ có kỳ vọng ở mơ hình nghiên cứu ở VN như sau:

3.1.2.2.1. Các biến ñộc lập bên trong ngân hàng

Quy mô tài sản ngân hàng (lA)

Tổng kết các bài nghiên cứu truớc ñây, mối quan hệ giữa quy mô tài sản và tỷ suất sinh lời của các NHTM có thể là âm hoặc duơng. Trong ñiều kiện kinh tế Việt Nam

hiện nay là nền kinh tế ñang phát triển, nghiên cứu này kì vọng sẽ có mối quan hệ đồng biến giữa lA với ROA và ROE của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.

Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA)

Tại Việt Nam, vai trò của vốn chủ sở hữu là cực kì quan trọng ñối với các ngân hàng trong việc tạo ra một cấu trúc vốn vững chắc, có thể giảm mức ñộ thiệt hại của các

cuộc khủng hoảng tài chính và nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng gửi

tiền vượt qua giai đoạn khó khăn của thị trường. Tuy nhiên, trong giai ñoạn 2009-2011, dưới áp lực tăng vốn ñiều lệ lên 3.000 tỷ ñồng theo quy ñịnh của Chính phủ, có ngân hàng chịu áp lực tăng vốn nhanh nhưng chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả dẫn

đến tình trạng thặng dư thanh khoản và tài sản khơng sinh lời cho ngân hàng. Chính vì

vậy, bài nghiên cứu kì vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa EA với ROA và ROE.

Quy mô tiền gửi trên tổng tài sản (DA)

Mối quan hệ giữa quy mô tiền gửi khách hàng và TSSL của các NHTM có thể là âm hoặc duơng. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam, nhất là giai ñọan 2010-2011, nhiều NH

49

có tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động lớn hơn 100%. Điều đó hàm ý sự thiếu hụt

nguồn tiền gửi khách hàng cho các hoạt ñộng kinh doanh, ñặc biệt là hoạt ñộng giải

ngân cho vay. Chính vì vậy, nghiên cứu này cũng kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa biến DA và TSSL của các NH niêm yết trong mơ hình nghiên cứu.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LoA)

Trong ñiều kiện thực tiễn ở Việt Nam, nguồn vốn thường ñược tập trung cho hoạt động tín dụng để thu được nhiều lãi vay. Tuy nhiên, nếu dư nợ tín dụng càng tăng

khơng đi cùng với kiểm sốt chất lượng tín dụng thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khơng được đảm bảo, buộc ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản vay có khả năng khơng thu hồi được, từ đó làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm TSSL

của ngân hàng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa LA với ROA và ROE của các ngân hàng niêm yết.

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPL)

Tại Việt Nam, NHNN ñã quy ñịnh cụ thể mức dự phòng rủi ro ñối với các khoản tín dụng nhằm tối thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra. Mức trích dự phịng càng lớn thì rủi ro tín dụng càng cao khi khách hàng vay khơng thanh tốn ñược khoản vay và gây ra thiệt

hại tài chính cho ngân hàng. Vì vậy, biến LPL trong nghiên cứu này ñược kỳ vọng mối tương quan âm ñối với tỷ suất sinh lời của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.

Mức ñộ ña dạng hóa hoạt động kinh doanh (NIIA)

Tất cả các nghiên cứu tham khảo ñược thực hiện trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, tại nhiều khu vực khác nhau nhưng đều thể hiện tác động tích cực giữa mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh ñến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, tác giả

cũng kì vọng mối tương quan dương giữa NIIA với ROA và ROE của các NH TMCP niêm yết trên thị trường chứng khốn VN.

Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt ñộng(CIR)

Tác ñộng của biến CIR lên tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể là âm hoặc dương. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế tại hệ thống ngân hàng Việt Nam, mối quan hệ kỳ

50

vọng giữa CIR và lợi nhuận của ngân hàng là nghịch biến, vì năng suất lao động của nhân viên tại các ngân hàng là tương ñối thấp.

3.1.2.2.2. Các biến độc lập bên ngồi ngân hàng

Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế (GR)

Tổng hợp các nghiên cứu trước ñây cho thấy tác ñộng của biến GR lên tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực. Do đó, trong nghiên cứu

này, biến GR được kỳ vọng là có mối tương quan dương hoặc âm với ROE và ROA

của các ngân hàng niêm yết.

Tỷ lệ lạm phát (INF)

Biến INF ñược ño lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam, là tốc ñộ tăng

của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Với những phân tích

ở chuơng 1, biến INF có thể tác ñộng cùng chiều hoặc ngược chiều lên TSSL của ngân

hàng trong mơ hình nghiên cứu và sẽ được kiểm ñịnh lại ở thị trường Việt Nam.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán (MC)

Bikker & Hu (2002) đã tìm ra mối tương quan âm giữa sự phát triển của thị trường

chứng khoán và tỷ suất sinh lời của ngân hàng, trong khi Naceur & Goaied (2008) lại chỉ ra mối tương quan dương. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kì vọng có mối tương quan dương hay âm giữa biến MC với TSSL của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tất cả các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy với kỳ vọng trong mơ hình nghiên cứu tại Việt Nam được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mơ hình quy

STT Ký hiệu Cơng thức tính Kỳ vọng

Biến phụ thuộc

1 ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

51

Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng

1 lA Lg (tài sản của ngân hàng) +

2 EA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản +/-

3 DA Số dư tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản +

4 LA Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng tài sản +/-

5 LLP Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ -

6 NIIA Tổng thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản +

7 CIR Tổng chi phí hoạt ñộng/Tổng thu nhập hoạt ñộng -

Nhóm biến ñộc lập bên ngoài ngân hàng

1 GR Tốc ñộ tăng trưởng GDP hàng năm +/-

2 INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm +/-

3 MC Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP +/-

3.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên mơ hình nghiên cứu được đề cập đến ở mục 1.6, với 2 biến phụ thuộc là

ROA và ROE, mơ hình nghiên cứu dưới đây cho trường hợp các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñược viết lại như sau:

! "#

$%&& '(& )* +&%, -( . ! "#

$%&& '(& )* +&%, -( .

Có rất nhiều mơ hình nghiên cứu thường được sử dụng ñể ước lượng hồi quy dữ liệu bảng. Trong đó, ba mơ hình nghiên cứu thường được nhắc đến đầu tiên là mơ hình bình phương bé nhất (pooled OLS – pOLS), mơ hình hồi quy với các tác ñộng cố ñịnh

(Fixed Effects/FEM) và mơ hình hồi quy với các tác ñộng ngẫu nhiên (Random

52

Tuy nhiên, do mơ hình pOLS khơng thể hiện được tính riêng của từng đơn vị nghiên cứu (ở ñây là các ngân hàng ñang niêm yết trên TTCK VN) cũng như chưa thể hiện sự biến động của thời gian tác động lên mơ hình cần phân tích, nên nghiên cứu sẽ sử dụng hai phương pháp ước lượng mơ hình nghiên cứu là FEM và REM. Việc lựa chọn mơ hình phù hợp hơn sẽ ñược kiểm ñịnh bằng kiểm ñịnh Hausman với giả thiết như sau:

Ho : Mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình FEM H1 : Mơ hình FEM phù hợp hơn mơ hình REM

Nếu kiểm định Hausman cho một kết quả có ý nghĩa thì mơ hình tác ñộng cố ñịnh phù hợp hơn so với mơ hình tác ñộng ngẫu nhiên và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết tại việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)