Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn Lao động Tổng nguồn vốn Lao động
Công nghiệp <5 tỷ đồng < 200 người 5-10 tỷ đồng 200-500 người Thương mại,
dịch vụ
<5 tỷ đồng < 50 người 5-10 tỷ đồng 50-100 người - Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (Vietinbank) thì định nghĩa: DNNVV là các doanh nghiệp có dưới 500 lao động, có vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ đồng, có vốn lưu động nhỏ hơn 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng nhỏ hơn 20 tỷ đồng. Sự xác định nhằm phân loại đối tượng cho vay vốn và số vốn cho vay đối với các doanh nghiệp.
- Quỹ hỗ trợ DNVVN thuộc chương trình VN-EU cho rằng DNVVN là các doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản khơng q 2 triệu USD và có số lao động không quá 500 người.
1.3.2.2 Đặc điểm trong hoạt động và quản lý của DNNVV:
Khi nói về DNNVV thì các yêu cầu nội tại của DNNVV tạo nên những nét đặc điểm của DNNVV, nổi bật trong các đặc điểm của DNNVV có thể kể đến đặc điểm trong hoạt động của DNNVV và đặc điểm trong quản lý của DNNVV. Về đặc điểm trong hoạt động, ngoài đặc điểm dùng để phân loại DNNVV đã được nêu trên thì bản thân DNNVV có thể kể ra những đặc điểm sau10
:
a) Đặc điểm về hoạt động:
(1) Trong các DNNVV thì doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm đại bộ phận. Hình thức sở hữu chủ yếu nằm trong hai loại: doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn.
(2) Hoạt động kinh doanh của các DNNVV rất đa dạng, thuộc mọi lĩnh vực và ngành nghề nhưng tập trung và phổ biến là các ngành nghề thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Riêng trong lĩnh vực sản xuất thì các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn hoạt động theo phương thức tiểu thủ công hoặc gia công để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nội địa.
(3) Hiệu quả kinh doanh của DNNVV thường không cao và chịu áp lực cạnh tranh rất lớn nên tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp thường rất thấp (có nhiều doanh nghiệp ra đời hoạt động và tồn tại chỉ trên dưới một năm). (4) Phần lớn các DNNVV có cơng nghệ thiết bị lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao
động thủ công. Sản phẩm của họ thường tiêu thụ trong thị trường nội địa, sức cạnh tranh yếu.
(5) Lao động trong DNNVV thường chưa qua trường lớp đào tạo nên tay nghề thấp hoặc được đào tạo nhưng chỉ là đào tạo ngắn hạn, không tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao từ thị trường lao động do đãi ngộ kém, tiềm năng phát triển chưa được định hình rõ ràng.
b) Đặc điểm về quản lý:
(1) Trình độ quản lý và hiệu quả quản lý còn rất thấp, thường quản lý theo kiểu gia đình và mang nặng tính kinh nghiệm. Hệ thống thơng tin nói chung và thơng tin kế tốn cịn rất yếu, mới chỉ nhằm mục tiêu đối phó với cơ quan thuế hơn là phục vụ cho quản lý, điều hành doanh nghiệp. (2) Do phần lớn các DNNVV ở Việt Nam đều xuất phát từ tập quán kinh
doanh mang nặng tính gia đình, việc điều hành hoạt động kinh doanh tập trung chủ yếu trong tay một vài cá nhân có quan hệ huyết thống, tính đa nghi cịn tồn tại, cơng tác quản lý hiện tại của các DNNVV chủ yếu do chủ sở hữu điều hành theo kinh nghiệm.
(3) Rất nhiều DNNVV ở Việt Nam chưa có nhà quản trị trong DNNVV thật sự hoặc nhà lãnh đạo hầu như khơng có kiến thức về quản trị. Điều này khiến cho DNNVV chưa có tầm nhìn, chiến lược trong dài hạn dẫn đến tính bền vững trong hoạt động kinh doanh không cao.
(4) Hầu hết các DNNVV đều hoạt động độc lập, việc liên doanh liên kết cịn hạn chế và có nhiều khó khăn.
c) Đặc điểm về tài chính:
(1) Ngồi cơng tác điều hành, quản lý thường xun thì việc dự phịng, dự báo và lập dự phịng gần như khơng được chú ý đến. Điều này khiến hoạt động của các DNNVV bị tác động xấu bởi các yếu tố bất ổn dù đơi lúc có mang tính chu kỳ của nền kinh tế như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đối,
thuế, chính sách hỗ trợ của nhà nước, khủng hoảng kinh tế, … Khi sự thay đổi của nền kinh tế kéo dài hơn bình thường thì gần như chắc chắn rằng hoạt động kinh doanh của DNNVV bị ảnh hưởng xấu và gây ra hậu quả nặng nề.
(2) So với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong hệ thống doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn rất nhiều. Tổng lượng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân đã tăng đáng kể trong thời gian qua.
(3) So với các doanh nghiệp có quy mơ lớn, DNNVV có tình hình hoạt động tài chính và quy mơ tài chính kèm. Trong q trình hoạt động, DNNVV khó có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là giá rẻ và có thời hạn dài do các rủi về hoạt động thường xuyên cao, tài sản thế chấp khơng có hoặc có nhưng giá trị thấp, khơng có phương án hoạt động dài hạn để xem xét cho vay.
1.3.2.3 Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế:
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể giữ những vai trị với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trị quan trọng như sau (Phạm Trà Lam, 2012, trang 23):
- Vai trò phát triển nền kinh tế: Do chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN nên một khối lượng lớn giá trị gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân được tạo ra từ các doanh nghiệp này. Ở Việt Nam, đóng góp tăng trưởng kinh tế của DNNVV lên đến hơn 40% vào năm 2010. Đồng thời, hệ thống DNNVV cũng đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể ở khắp mọi miền của đất nước góp phần phát triển kinh tế. Một điều chắc nữa là hầu hết các DN lớn đều có xuất phát điểm là các DNNVV.
- Vai trị ổn định nền kinh tế: DNNVV có vai trị mạnh mẽ trong cung ứng thêm nhiều hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường mà các DN lớn có thể khơng đáp ứng được đầy đủ.
- Thúc đẩy tính năng động của nền kinh tế: Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của DNNVV là quy mô hoạt động nhỏ nên xét về khía cạnh lý thuyết các DN này rất dễ điều chỉnh hoạt động (như thay đổi mặt hàng kinh doanh) theo sự biến động của nền
- Ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng: Với đặc điểm DNNVV thường sản xuất kinh doanh theo hướng chun mơn hóa nên nhóm DN này tạo thành ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng để các DN lớn hoàn thiện sản phẩm.
- Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế địa phương: Ở Việt Nam phần lớn các DN lớn tập trung tại những trung tâm kinh tế lớn trong khi loại hình DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương góp phần quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm tại địa phương. Hơn nữa, các DNNVV phát triển sẽ giúp địa phương khai thác thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động phục vụ phát triển kinh tế địa phương.
- Vai trò trong giải quyết các vấn đề xã hội: Do len lỏi ở khắp mọi miền đất nước, hoạt động trên nhiều ngành nghề khác nhau nên các DNNVV đã cùng với Nhà nước có những đóng góp rất quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, bao gồm: giải quyết việc làm cho người lao động, sử dụng lao động tại nhà, lao động thường xuyên hay lao động thời vụ; hạn chế các tệ nạn, tiêu cực phát sinh do khơng có việc làm; tăng thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân; thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư; nâng cao vai trò của người phụ nữ khi họ được tham gia lao động trong các doanh nghiệp, …
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kế tốn có vai trị to lớn và quan trọng trong việc quản lý, điều hành một tổ chức. Thơng tin kế tốn cần thiết và hữu dụng cho các đối tượng bên trong và bên ngồi đơn vị kế tốn.
Tổ chức HTTTKT khoa học, phù hợp với đặc điểm về quy mơ doanh nghiệp, trình độ và yêu cầu quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng thơng tin kế tốn để phục vụ cho công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh.
DNNVV là loại hình doanh nghiệp chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như ổn định đời sống của người lao động.
Tổ chức HTTTKT phù hợp với DNNVV sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp này có những thơng tin thiết thực để quản lý tốt hoạt động trong môi trường cạnh tranh và tạo điều kiện phát triển không ngừng trong nền kinh tế hội nhập sâu rộng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TẠI CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
2.1 Giới thiệu sơ lược thành phố Hồ Chí Minh: 2.1.1 Đặc điểm xã hội - kinh tế - chính trị:
Về xã hội, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đơng dân nhất với hơn 10 triệu dân trên tổng diện tích 2.095 km2, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích nội thành hiện có, thì thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và thủ đơ Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn.
Về kinh tế, theo quyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 1998 của thủ tướng Chính Phủ về phên duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2010 và quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Trong các quyết định này thì thành phố Hồ Chí Minh ln là tâm điểm và là đầu mối cho các chuyển đổi quan trọng trong công tác định hướng, xây dựng và phát triển kinh tế của của vùng trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Về chính trị, đi liền với sự nổi trội về kinh tế, xã hội thì về mặt chính trị được chú trọng trong quá trình phát triển của thành phố Hồ Chí Minh. Giữ vững và ổn định chính trị, bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch và vững mạnh, thực hiện tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, công chức nhà nước và trong nhân dân về các vấn đề nóng trong xã hội hiện nay như tham nhũng, phê và tự phê trong Đảng, các vấn đề về kinh tế - xã hội,…
2.1.2 Thuận lợi – Khó khăn 2.1.2.1 Thuận lợi: 2.1.2.1 Thuận lợi:
Trước tiên, thành phố Hồ Chí Minh là nơi các mơ hình kinh tế mới được đưa vào và áp dụng tại Việt Nam như việc đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và tăng cường đầu tư và phát triển lĩnh vực dịch vụ.
Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu của cả nước cả về lượng và chất với một hệ thống tài chính – ngân hàng lớn mạnh và đồng đều nhất cả nước. Nền hành chính tiên tiến, chú trọng vào người dân, các doanh nghiệp và được ví như là đối tượng khách hàng, đây xem là góc nhìn mang tính nổi bậc của thành phố Hồ Chí Minh. Một chỉ số cần chú ý là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2013, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 10/63 tỉnh thành11
, xếp thứ nhất trong các tình vùng Đơng Nam Bộ. Với một thành phố lớn, đây là kết quả quan trọng đánh giá bộ máy chính quyền của thành phố Hồ Chí Minh ln được đánh giá cao, năng động và biết đổi mới để phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Giao thông của thành phố gồm vận tải đường bộ, vận tải đường sông, biển và vận tải đường không.
Một thuận lợi quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh chính hệ thống giáo dục, ngoài hệ thống giáo dục phổ thơng cơng lập và ngồi cơng lập có mặt ở tất cả các quận huyện thì điểm nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh chính là nơi tập trung hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Chính hệ thống giáo dục chuyên sâu này đã tạo ra một lợi thế mà các địa phương khác trong khu vực và trong cả nước khó lịng mà bắt kịp, đó là nguồn nhân lực có tay nghề cao trong tất cả các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như: công nghệ thông tin, y tế, kinh tế, tài chính – ngân hàng – chứng khốn.
2.1.2.2 Khó khăn:
Dù có nhiều thuận lợi nhưng thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Những khó khăn, thách thức mà thành phố Hồ Chí Minh phải đối phó có thể kể đến:
- Nền kinh tế dù đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn tồn tại nhiều yếu kém như nền kinh tế chỉ phát triển còn dựa khá nhiều vào đầu tư, đặc biệt là vốn từ nước ngoài mà nội lực của bản thân thành phố (mức độ tiêu dùng, nguồn vốn ngân sách thành phố) còn nhỏ và việc quản lý, sử dụng đồng vốn đầu tư còn non kém, gây thất thốt nhiều.
- Nền hành chính tiên tiến phát triển ở mức cao, tuy nhiên lại không đồng đều, những quận, huyện xa trung tâm và ngoại thành còn mang hơi hướng bao cấp chứ chưa phải là cung cấp dịch vụ cơng đúng nghĩa. Nhiều mơ hình hành chính tiên tiến được áp dụng như dịch vụ cơng chứng tư nhân, văn phịng thừa phát lại, mơ hình khơng có Hội đồng nhân dân cấp phường, xã,…nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
- Hệ thống giao thông dù đã phát triển và mang tầm vóc của đơ thị lớn những trong nội ơ thành phố, những tuyến đường huyết mạch thì đường sá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ, hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả dù đã đầu tư rất nhiều... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Để giải quyết vấn đề giao thông đơ thị, Thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp (Duy anh và Bình Minh, 2007). Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh khơng phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính, tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sơng gặp khó khăn. Tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công nên