Các nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại việt nam (Trang 26 - 29)

6. Bố cục luận văn

1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tập trung vào mối quan hệ dương giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát với bằng chứng qua nhiều quốc gia. Choudhri & Hakura (2006) ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát giá tiêu dùng cho 71 quốc gia trong thời kỳ 1979 – 2000. Đo co giãn truyền dẫn trung bình đối với các quốc gia lạm phát thấp là 0,04 trong quý đầu tiên, 0,14 sau bốn quý và 0,16 sau 20 quý. Gagnon & Ihrig (2004) cũng tìm thấy rằng các quốc gia với tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ có giá trị ước lượng thấp của mức độ truyền dẫn đến giá tiêu dùng.

Sự liên kết giữa môi trường lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá được khám phá trước đó bởi Devereux & Yetman (2003) khi nghiên cứu cho rằng trong một môi trường lạm phát thấp và ổn định, các cơng ty sẽ điều chỉnh giá ít thường xuyên hơn.

Điều này được lý giải bởi vì các nhà xuất khẩu nước ngồi có động cơ để ổn định giá niêm yết theo loại tiền của quốc gia nhập khẩu; hàm ý rằng, nếu ít nhất là một số cơng ty tham gia vào LCP, thì sự truyền dẫn tỷ giá sẽ thấp hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong mơ hình nền kinh tế mở nhỏ với sự truyền dẫn tỷ giá được xác định bởi tần suất thay đổi giá của cơng ty nhập khẩu, thì tồn tại mối quan hệ dương, phi tuyến giữa mức độ

truyền dẫn và giá trị lạm phát trung bình; đồng thời tồn tại mối quan hệ dương giữa mức độ truyền dẫn và biến động tỷ giá.

Bổ sung và tiếp tục khẳng định nghiên cứu trước đây, Devereux & Yetman (2010) chỉ ra rằng: (i) tính cứng nhắc của giá cả đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích mức độ truyền dẫn thấp; (ii) do tình trạng lạm phát khác biệt giữa các quốc gia nên mức độ cứng nhắc của giá cả có thể thay đổi theo thời gian, vì thế cần mở rộng mơ hình bằng cách cho phép tần suất thay đổi giá của các công ty; (iii) Sự truyền dẫn tỷ giá có mối quan hệ dương với lạm phát trung bình, nhưng mối quan hệ này là phi tuyến – nghĩa là độ nhạy của mức độ truyền dẫn đến lạm phát sẽ giảm khi tỷ lệ lạm phát trở nên cao hơn, gia tăng tỷ lệ lạm phát trung bình làm gia tăng mức độ truyền dẫn nhưng với một tỷ lệ giảm dần.

Một xu hướng các nghiên cứu gần đây phân tích sự lựa chọn loại tiền tệ thiết lập giá (giữa LCP và PCP) trong khn khổ các mơ hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở. Sự lựa chọn tối ưu loại tiền tệ thiết lập giá được tìm thấy là phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm: thị phần tại thị trường nước ngoài của các công ty xuất khẩu (Bacchetta & van Wincoop, 2005), mức độ khả năng thay thế giữa hàng hóa nước ngồi và trong nước (Goldberg & Tille, 2005). Các mơ hình vĩ mơ mới về nền kinh tế mở được ước lượng bằng việc tối thiểu hóa thước đo khoảng cách giữa phản ứng đẩy của các loại giá trước cú sốc tỷ giá đạt được từ mơ hình VAR so với phản ứng được dự báo từ các mô hình lý thuyết.

Một đặc trưng có thể thấy là mơ hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR) trở nên phổ biến như là một phương pháp ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá. Động cơ thúc đẩy

cho việc sử dụng cách tiếp cận SVAR là nó có tính đến vấn đề nội sinh tỷ giá một cách rõ ràng, cho phép ước lượng sự truyền dẫn đến một tập hợp các loại giá như giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng một cách đồng thời. Ngồi ra, SVAR cũng là cơng cụ hữu ích để đánh giá và ước lượng mơ hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát (DSGE).

Ở xu hướng nghiên cứu truyền thống, có thể kể đến McCarthy (2000); trong đó tác giả nghiên cứu hiệu ứng trung chuyển tác động của tỉ giá hiệu lực danh nghĩa đối với giá nhập khẩu, giá sản xuất (PPI) và giá tiêu dùng (CPI) tại 9 nền kinh tế phát triển – Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ – trong giai đoạn từ 1976 đến 1998, dữ liệu hàng quý. Nghiên cứu phân tích những khác biệt về ERPT giữa các nước, những biến động của ERPT theo thời gian và kết luận rằng: (i) các phản ứng của giá nhập khẩu cho thấy sự trung chuyển những dao động của tỉ giá đến giá nhập khẩu tại hầu hết các nước trong mẫu nghiên cứu là đáng kể, nhưng khơng đạt mức tồn phần; (ii) sự trung chuyển tác động của tỉ giá đến chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng là khá khiêm tốn ở hầu hết các nước nghiên cứu.

Mặc dù các nghiên cứu truyền thống cung cấp nhiều thơng tin hữu ích trong việc giải thích sự khác biệt về độ co giãn truyền dẫn giữa các quốc gia, nhưng chúng không thể trả lời cho câu hỏi có hay khơng sự truyền dẫn tỷ giá sụt giảm để phản ứng với thay đổi trong môi trường lạm phát. Một phân tích dữ liệu chéo (cross-sectional) thuần túy không thể giải quyết câu hỏi trên khi các thước đo về sự truyền dẫn cụ thể theo quốc gia được lấy trung bình qua thời kỳ quan sát và được giữ khơng đổi.

Một giải pháp cho phép tính đến sự thay đổi theo thời gian và thay đổi theo môi trường lạm phát của ERPT là việc áp dụng các mơ hình chuỗi thời gian phi tuyến – cách tiếp cận hiếm khi được áp dụng trong các nghiên cứu về ERPT. Gần đây, Shintani và cộng sự (2013) đã tiên phong vận dụng các mơ hình STAR để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và ERPT thay đổi theo thời gian tại Mỹ. Một số điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây: (i) thay vì khảo sát mối quan hệ giữa

ERPT và tỷ lệ lạm phát bình quân giữa các quốc gia, nghiên cứu tập trung khảo sát vai trò của lạm phát đối với sự thay đổi theo thời gian của ERPT qua việc sử dụng khuôn khổ mơ hình hóa chuỗi thời gian phi tuyến; (ii) thơng qua mơ hình lý thuyết giản đơn về giá nhập khẩu, nghiên cứu chỉ ra rằng động lực của cơ chế truyền dẫn tỷ giá có thể được xấp xỉ tốt bằng lớp mơ hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) với lạm phát là biến chuyển tiếp. Các tác giả thực hiện nhiều hàm chuyển tiếp dạng chữ U trong mô hình STAR để xem xét các dạng điều chỉnh thay thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)