6. Bố cục luận văn
3.1. Kết quả thực nghiệm
3.1.3. Kiểm định tuyến tính, lựa chọn biến chuyển tiếp và định dạng mơ hình STR
STR
Như đã trình bày, theo cách tiếp cận của Shintani và cộng sự (2013), luận văn xem xét sử dụng trung bình di động của tỷ lệ lạm phát quá khứ, 𝑧𝑡 = 𝑑−1∑𝑑𝑗=1𝜋𝑡−𝑗. Giá trị 𝑑 được cho phép chạy từ 1 đến 6 và 𝑑 phù hợp nhất sẽ được chọn căn cứ vào kết quả của kiểm định tuyến tính.
Hình 3.2. ACF và PACF của tỷ lệ lạm phát 𝜋𝑡
Hình 3.3. ACF và PACF của chi phí biên Δ(𝑠𝑡+ 𝑝𝑡∗)
Bảng 3.3. Kiểm định tuyến tính theo các định dạng mơ hình STR Biến chuyển tiếp F F4 F3 F2 Mơ hình đề xuất
Z1 NaN NaN NaN NaN Linear
Z2 NaN NaN NaN NaN Linear
Z3 1.8906e-02 1.3038e-01 1.2796e-02 3.8886e-01 LSTR2
Z4 1.5293e-03 5.6871e-02 1.4281e-03 3.3141e-01 LSTR2
Z5 3.3391e-03 6.4270e-01 1.2657e-04 2.6130e-01 LSTR2
Z6 2.8018e-03 9.7956e-01 3.9574e-05 1.7553e-01 LSTR2
Ghi chú: Thống kê F của giả thuyết gốc H01, H04, H03, H02 được ký hiệu là F, F4 , F3 , F2
Bảng 3.3 cho thấy kết quả của việc thực hiện kiểm định các giả thiết gốc H0, H4, H3 và H2 thu được các giá trị thống kê tương ứng là F, F4, F3 và F2.
Theo chỉ định mơ hình đề xuất là LSTR2 và các biến chuyển tiếp có khả năng là 𝑧3, 𝑧4, 𝑧5, 𝑧6; luận văn tiến hành ước lượng mơ hình với từng biến chuyển tiếp. Kết quả thu được với biến chuyển tiếp 𝑧4 = 4−1∑4𝑗=1𝜋𝑡−𝑗 là tốt nhất, các hệ số ước lượng trong mơ hình có ý nghĩa thống kê cao. Phụ lục 3 trình bày kết quả ước lượng với các biến chuyển tiếp còn lại.
Về ý nghĩa kinh tế, sự lựa chọn này khá hợp lý. Với tần suất dữ liệu hàng quý, biến 𝑧4 là giá trị trung bình di động của tỷ lệ lạm phát quá khứ với độ trễ bậc 4, tức trễ lạm phát trong vịng 1 năm trước đó. Đã có nhiều nghiên cứu như của Phạm Thế Anh (2009), Nguyễn Đức Thành (2011) cho rằng yếu tố lạm phát kỳ vọng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lạm phát của Việt Nam trong hiện tại, trong đó loại kỳ vọng thường là kỳ vọng thích nghi được cấu thành từ sức ỳ hay hiện tượng trễ của lạm phát quá khứ.