Mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại việt nam (Trang 68 - 81)

6. Bố cục luận văn

3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.2.2. Mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá

Hình 3.5 biểu thị mối quan hệ giữa mức độ truyền dẫn tỷ giá và giá trị trễ trung bình của lạm phát một năm trước đó (biến chuyển tiếp z4).

Kết quả từ mơ hình cho thấy:

- Thứ nhất, mối quan hệ giữa mức độ truyền dẫn tỷ giá và môi trường lạm phát của Việt Nam phù hợp với quan điểm của Taylor (2000) khi cho rằng sự chuyển dịch tỷ giá thấp hơn có liên quan đến môi trường lạm phát thấp. Cụ thể, ứng với thời kỳ 1993 – 1996 và 2001 – 2006, lạm phát được duy trì ở mức thấp, tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách cứng nhắc.

- Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm từ mơ hình cũng cho thấy một kết quả thú vị từ thực tiễn kinh tế Việt Nam: Thậm chí trong mơi trường lạm phát thấp, sự chuyển dịch tỷ giá tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Điều này có thể thấy rõ trong giai đoạn 1997 -

Hình 3.5. ERPT và giá trị trung bình di động của trễ lạm phát 1 năm trước đó

2000 với ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và 2013 - 2014. Gắn liền với những giai đoạn biến động mạnh này là sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do. Lạm phát trong hai giai đoạn này ở mức thấp do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế nhưng trước sức ép của thị trường đã buộc Ngân hàng nhà nước phải nới rộng biên độ tỷ giá hoặc chính thức phá giá, làm cho VND mất giá mạnh mẽ so với thời điểm trước đó. Đối với giai đoạn 2013 – 2014, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định ở mức 20.828 VND/USD trong suốt một thời gian dài (từ đầu năm 2012) trước khi được điều chỉnh nhẹ lên 21.036 VND/USD từ cuối tháng 6/2013, trong khi đó, biên độ giao dịch giữ nguyên ở mức 1% từ đầu tháng 2/2011; đến tháng 6/2014, trong điều kiện lạm phát giảm nhanh, tỉ giá USD/VND điều chỉnh lên mức 21.246 VND/USD để can thiệp thị trường ngoại hối.

- Giá trị trung bình di động của trễ lạm phát 4 quý (1 năm) trước đó (đóng vai trị là biến chuyển tiếp trong mơ hình) và ERPT có thể được biểu diễn dưới dạng hàm chuyển tiếp logistic. Điều này có nghĩa rằng lạm phát quá khứ hình thành kỳ vọng về sự dịch chuyển tỷ giá.

Tóm tắt Chương 3

Kết quả thực nghiệm áp dụng cho dữ liệu Việt Nam cho thấy mơ hình LSTR2 có thể được chấp nhận và sử dụng để lượng hóa mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá. Các phân tích chi tiết kết quả từ mơ hình sẽ được thực hiện trong Chương 3.

Kết quả thực nghiệm đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa mức độ truyền dẫn tỷ giá và môi trường lạm phát tại Việt Nam phù hợp với quan điểm của Taylor (2000) khi cho rằng sự chuyển dịch tỷ giá thấp hơn có liên quan đến môi trường lạm phát thấp, ứng với thời kỳ 1993 – 1996 và 2001 – 2006. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy những đặc thù trong nền kinh tế Việt Nam, đó là thậm chí trong mơi trường lạm phát thấp, sự chuyển dịch tỷ giá tại Việt Nam vẫn ở mức cao, điển hình trong giai đoạn 1997 – 2000 và 2013 – 2014.

Cũng từ kết quả thực nghiệm, các yếu tố có ý nghĩa cao trong việc giải thích lạm phát hiện tại cũng được nhận diện như lạm phát của quý trước, chi phí biên mà nhà nhập khẩu phải gánh chịu khi định giá lại xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá danh nghĩa.

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua nghiên cứu ứng dụng lớp mơ hình chuỗi thời gian phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR), luận văn đi tìm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá (ERPT) tại Việt Nam. So với các nghiên cứu trước đây về ERPT và lĩnh vực áp dụng mơ hình STR thì đề tài của luận văn đang cố gắng tiếp cận với xu hướng nghiên cứu mới trên thế giới.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận vững chắc, bao gồm các lý thuyết về cạnh tranh độc quyền và hành vi định giá của các công ty (kinh tế học vi mô) kết hợp với trường phái kinh tế học tiền tệ New Keynesian (New Keynesian Monetary Economics). Cách tiếp cận tiêu chuẩn trong kinh tế học tiền tệ và phân tích chính sách tiền tệ kết hợp sự cứng nhắc của giá hoặc lương danh nghĩa vào trong khuôn khổ cân bằng động ngẫu nhiên tổng thể (Dynamic Stochastic General Equilibrium, DSGE) dựa trên hành vi tối ưu hóa của các chủ thể trong nền kinh tế.

Cùng với phương pháp thực nghiệm hiện đại thơng qua lớp mơ hình phi tuyến STR, luận văn chỉ ra rằng động lực của cơ chế truyền dẫn tỷ giá có thể được ước lượng bằng mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn với hàm chuyển tiếp có dạng logistic hai trạng thái (LSTR2) và giá trị trễ trung bình di động một năm trước đó của lạm phát là biến chuyển tiếp.

Kết quả ước lượng mơ hình cho thấy sự tồn tại tính phi tuyến trong động lực tạo nên lạm phát cũng như mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá. Bên cạnh sự phù hợp với quan điểm của Taylor (2000) khi cho rằng thời kỳ lạm phát thấp tạo môi trường cho sự truyền dẫn tỷ giá thấp, kết quả thực nghiệm còn cho thấy đặc thù trong nền kinh tế Việt Nam: Thậm chí trong mơi trường lạm phát thấp, sự chuyển dịch tỷ giá tại Việt Nam vẫn ở mức cao, đặc biệt trong các giai đoạn gắn liền với sự suy thối do ảnh hưởng của kinh tế tồn cầu.

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại mà tác giả luận văn cần tiếp tục nỗ lực nghiên cứu trong thời gian tới như:

- Mở rộng áp dụng đối với các biến thể mới của mơ hình STR như TVSTR (Time Varying STR), VSTR (Vector STR), kết hợp hiệu ứng ARCH vào trong mơ hình để giải quyết các khiếm khuyết của mơ hình.

- Không ngừng cập nhật các phần mềm, công cụ thống kê – kinh tế lượng được phát triển mới để giải quyết các bài tốn của mơ hình.

- Sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng và xem xét vấn đề lựa chọn tỷ giá niêm yết hóa đơn của nhà xuất khẩu (LCP, PCP) khi nguồn dữ liệu sẵn có và đáng tin cậy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh

Bache, I. W., 2007. "Econometrics of exchange rate pass-through". Doctoral Dissertations in Economics - Norges Bank.

Ball, L., and D. Romer., 1991. Sticky Prices as Coordination Failure. American Economic Review, 81(3), p. 539–552.

Ball, L., Mankiw, N.G., 1994. "Asymmetric price adjustment and economic fluctuations". Economic Journal, Volume 104, pp. 247-261.

Beaudry, P., and M. B. Devereux, 1995. Monopolistic Competition, Price Setting, and the Effects of Real and Monetary Shocks, Canada: University of British Columbia.

Blanchard, O. J., and N. Kiyotaki., 1987. Monopolistic Competition and the Effects of Aggregate Demand. American Economic Review, 77(4), p. 647–666.

Calvo, G. A., 1983. ‘‘Staggered Prices in a Utility-Maximizing Framework’’. Journal

of Monetary Economics, 12(3), p. 983–998.

Choudhri, E.U., Faruqee, H., Hakura, D.S., 2005. Explaining the exchange rate pass- through in different prices. Journal of International Economics, 65(2), pp. 349- 374.

Devereux, M. B. & Yetman, J., 2003. Price-setting and exchange rate pass-through: Theory and evidence. In: Price Adjustment and Monetary Policy: Proceedings of a Conference. s.l.:Bank of Canada, p. 347–371.

Devereux, M.B., Yetman, J., 2010. "Price adjustment and exchange pass-through".

Journal of International Money and Finance, Volume 29, pp. 181-200.

Dotsey, M., R. G. King, and A. L. Wolman., 1999. ‘‘State-Contingent Pricing and the General Equilibrium Dynamics of Money and Output’’. Quarterly Journal of Economics, 114(2), p. 655–690.

European-Central-Bank, 2015. Transmission mechanism of monetary policy. [Online]

Available at:

https://www.ecb.europa.eu/mopo/intro/transmission/html/index.en.html [Accessed 2 October 2015].

Gertler, M., and J. Leahy., 2008. ‘‘A Phillips Curve with an Ss Foundation’’. Journal of Political Economy, 116(3), p. 533–572.

Goldberg, P.K., and M. Knetter., 1997. "Goods Prices and Exchange Rates: What Have We Learned?". Journal of Economic Literature, Volume 35, pp. 1243-1272.

Golosov, M., and R. E. Lucas Jr., 2007. ‘‘Menu Costs and the Phillips Curve’’. Journal

of Political Economy, 115(2), pp. 171-199.

King, R. G., and M. W. Watson., 1996. "Money, Prices, Interest Rates, and the Business Cycle". Review of Economics and Statistics, 78(1), p. 35–53.

Krugman, P. R., Obstfeld, M., Melitz, M. J., 2012. International Economics: Theory &

Policy. 9 ed. Boston: Addison-Wesley.

Lütkepohl, H., Krätzig, M., 2004. Applied Time Series Econometrics. Cambridge: Cambridge University Press.

MacDonald, R., 2007. Exchange Rate Economics: Theories and Evidence. New York: Routledge.

Shintani, M., Hagiwara, A. T., Yabu, T., 2013. "Exchange rate pass-through and inflation: A nonlinear time series analysis". Journal of International Money and Finance, Volume 32, pp. 512 - 527.

Taylor, M.P., Peel, D.A., Sarno, L., 2001. "Nonlinear mean-reversion in real exchange rates: toward a solution to the purchasing power parity puzzles". International Economic Review, Volume 42, pp. 1015-1042.

Taylor, M.P., Peel, D.A., 2000. Nonlinear adjustment, long-run equilibrium and exchange rate fundamentals.. Journal of International Money and Finance,

Volume 19, pp. 33-53.

Taylor, J., 2000. Low inflation, pass-through, and the pricing power of firms. European

Economic Review, Volume 44, pp. 1389-1408.

Taylor, J. B., 1979. ‘‘Staggered Wage Setting in a Macro Model’’. American Economic

Review, 69(2), p. 108–113.

Taylor, J. B., 1980. ‘‘Aggregate Dynamics and Staggered Contracts’’. Journal of Political Economy, 88 (1), p. 1–24.

Terasvirta, T., 1994. “Specification, estimation, and evaluation of smooth transition autoregressive models”. Journal of the American Statistical Association, Volume

89, pp. 208-218.

van Dijk, D., Teräsvirta, T., Franses, P., 2000. Smooth transition autoregressive models

– A survey of recent developments, Rotterdam: Econometrics Institute.

Vo, V. M., 2009. Exchange Rate Pass-through and Its Implication For Inflation in Vietnam, s.l.: Vietnam Development Forum.

Walsh, C., 2003. Monetary Theory and Policy. 2nd ed. Cambridge: MIT Press.

Tiếng Việt

Nguyễn Minh Hải, 2014. Mơ hình chuỗi thời gian phi tuyến (STAR) trong phân tích và

dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế

Quốc dân.

Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành, 2011. Nguồn gốc lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 phát hiện mới từ những bằng chứng mới, Trường Đại học

Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Ngọc Trang, Lục Văn Cường, 2012. "Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam”. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 17(7).

Phạm Thế Anh, 2009. “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam”. Tạp chí

Kinh tế và Phát triển.

PHỤ LỤC

1. Các lưới tìm kiếm giá trị bắt đầu ứng với từng biến chuyển tiếp

Z1 Z2 Z3

Z4

Z5 Z6

2. Kết quả kiểm định tuyến tính từ phần mềm JMulTi

3. Kết quả ước lượng mơ hình với các biến chuyển tiếp cịn lại

Ước lượng với biến chuyển tiếp Z3

Ước lượng với biến chuyển tiếp Z5

Ước lượng với biến chuyển tiếp Z6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại việt nam (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)