6. Bố cục luận văn
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu trong nước điển hình về sự truyền dẫn tỷ giá vào trong lạm phát tại Việt Nam là của Vo Van Minh (2009). Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận VAR để nghiên cứu ERPT. Dữ liệu tháng được sử dụng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007 với 73 quan sát. Tỉ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) được sử dụng vì nó phản ảnh tốt hơn tỉ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền các đối tác thương mại, được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Do đó, một sự gia tăng của NEER có nghĩa là VND giảm giá và ngược lại. Kết quả ước lượng cho thấy độ co dãn của giá nhập khẩu bình quân bằng 0,61; so với độ co dãn giá nhập khẩu, độ co dãn của giá tiêu dùng là nhỏ và chậm hơn, bình quân là 0,08.
Các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012) đã nghiên cứu sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam và kết luận rằng trong số các loại giá tại Việt Nam thì giá nhập khẩu có độ dịch chuyển tỷ giá lớn nhất; giá nhập khẩu nhạy với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hơn giá sản xuất và giá tiêu dùng. Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn từ quý thứ 2 sau cú sốc ban đầu. Sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá nhập khẩu vào giá sản xuất là hoàn toàn từ quý thứ 2 trở đi sau cú sốc ban đầu. Kết quả phân tách phương sai cho thấy tác động của các biến đến chỉ số giá tiêu dùng. Từ quý thứ 2 trở đi, các biến tác động đến giá tiêu dùng tương đối ổn định. Trong đó, chỉ số giá sản xuất tác động đến chỉ số giá tiêu dùng lớn
nhất 36% - 38%. Tác động của chỉ số giá nhập khẩu đến chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, khoảng 3,4 - 3,8%.
Về ứng dụng lớp mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR), có nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải (2014) phân tích lạm phát và cầu tiền ở Việt Nam giai đoạn 2000- 2011. Khung lý thuyết dựa vào đường Phillips để phân tích nguyên nhân lạm phát theo cách tiếp cận hồi quy chuyển tiếp trơn với các biến giải thích trong mơ hình là các nhân tố tiềm năng quyết định đến lạm phát ở Việt Nam như khoảng chênh lệch sản lượng giữa GDP thực tế so với GDP tiềm năng, yếu tố kỳ vọng lạm phát và các yếu tố chi phí đẩy. Nghiên cứu đã xác định ngưỡng lạm phát là 5,89% mà khi vượt qua nó, lạm phát sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng; ngược lại, tỉ lệ lạm phát thấp hơn ngưỡng 5,89% sẽ là có tác dụng kích thích tăng trưởng.
Tóm tắt Chương 1
Chương 1 trình bày tổng quan lý luận về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát, cùng các nghiên cứu trước đây liên quan chủ đề này.
Xét phương diện đầu tiên của mối quan hệ, có một số cơ chế song hành mà thơng qua đó, giá cả trong nước phản ứng với những thay đổi của tỉ giá danh nghĩa:
- Kênh tác động trực tiếp qua giá nhập khẩu: Kênh này được giải thích bởi luật một giá (lý thuyết ngang giá sức mua) và có liên quan đến sự lựa chọn của nhà xuất khẩu về loại tiền tệ niêm yết trên hóa đơn (LCP, PCP, VCP) cùng cơ chế định giá theo thị trường (PTM).
- Kênh tác động gián tiếp lên tổng cầu: Tác động gián tiếp lên tổng cầu, và truyền đến các loại giá trong nước thông qua “hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu”, bao gồm hiệu ứng thay thế bên trong và thay thế bên ngoài.
- Kênh tác động gián tiếp lên cán cân thanh toán, cung tiền: Các quan hệ cân bằng giữa cung tiền, cán cân thương mại, cán cân tài khoản vốn cùng với mơ hình Mundell-Fleming truyền thống tạo cơ sở cho việc giải thích cơ chế truyền dẫn qua kênh này.
Ở chiều quan hệ tương tác, môi trường lạm phát thấp có thể ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn thấp của tỷ giá. Các lý thuyết về cạnh tranh độc quyền và hành vi định giá của các công ty (kinh tế học vi mô) kết hợp với trường phái kinh tế học tiền tệ New Keynesian tạo cơ sở lý luận vững chắc cho xu hướng nghiên cứu này.
Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm đặc sắc trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát đã được thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc ứng dụng lớp mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn trong nghiên cứu chủ đề này vẫn cịn khá mới mẻ.
Chương 2
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ
Trong Chương này, luận văn tiến hành xác định khung phân tích làm cơ sở cho việc xây dựng mơ hình kinh tế lượng dựa trên lý luận đã được tổng quan trong Chương 1. Phương pháp thực nghiệm được hướng đến sử dụng là lớp mơ hình hồi quy chuyển tiếp trơn xuất phát từ khả năng ứng dụng và chưa nhiều các nghiên cứu trước đây vận dụng trong việc phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam.