So sánh kết quả kinh doanh của các công ty trong năm 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh cho công ty CP kinh đô giai đoạn 2015 2020 (Trang 64)

ĐVT: tỷ đồng

Khoản mục Kinh Đô Hữu Nghị Bibica Hải Hà

Doanh thu thuần 4.247 1.081 1.000 637

Lợi nhuận trƣớc thuế 349,2 28,3 55,3 27

Nguồn: báo cáo tài chính của Kinh Đơ, Hữu Nghị, Bibica và Hải Hà, 2011

Tác giả tiến hành phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố năng lực cạnh tranh thông qua bản khảo sát đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố. Đối tƣợng khảo sát là các chuyên gia trong lĩnh vực bánh kẹo, mẫu khảo sát là 10, thang đo đánh giá theo thang Likert 5 điểm. Tiếp theo, tác giả phân loại mức độ mạnh, yếu của từng công ty đối với các yếu tố thông qua bản khảo sát đánh giá điểm mạnh và yếu của mỗi công ty đối với các yếu tố. Đối tƣợng khảo sát là các chuyên gia trong lĩnh vực bánh kẹo, mẫu khảo sát là 10, thang đo đánh giá theo thang Likert 5 điểm.

52 Bảng 3.4: ma trận hình ảnh cạnh tranh Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng

Kinh Đô Hữu Nghị Bibica Hải Hà

Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Tính đa dạng trong danh mục sản phẩm 0.08 3 0.25 3 0.25 3 0.25 2 0.17

Mạng lƣới phân phối 0.11

5 0.55 2 0.22 3 0.33 3 0.33

Thị phần nội địa 0.10 5 0.49 2 0.20 3 0.29 2 0.20

Uy tín thƣơng hiệu 0.10

4 0.39 3 0.29 4 0.39 3 0.29

Quy mô sản xuất 0.08

4 0.30 3 0.23 3 0.23 2 0.15 Vị thế tài chính 0.10 5 0.49 4 0.39 2 0.20 2 0.20 Năng lực cạnh tranh về giá 0.11 3 0.32 3 0.32 4 0.42 4 0.42 Năng lực Marketing 0.1 3 0.30 2 0.20 3 0.30 3 0.30 Lòng trung thành của khách hàng 0.09 4 0.36 2 0.18 2 0.18 2 0.18 Năng lực ứng dụng công nghệ 0.07 4 0.28 2 0.14 3 0.21 2 0.14 Năng lực quản lý chuyên nghiệp 0.07 3 0.22 2 0.14 3 0.22 2 0.14 Tổng điểm 1 3.94 2.56 3.01 2.52

Quy chiếu về thang

điểm 4 3.15 2.04 2.41 2.01

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp đến từ khảo sát các chuyên gia trong ngành và nhân viên của Kinh Đô

Nhận xét: số điểm trung bình cộng cho thấy năng lực cạnh tranh của Kinh Đô đƣợc đánh giá cao nhất thể hiện vị thế dẫn đầu ngành của Công ty. Tuy nhiên, số điểm đánh giá dành cho Kinh Đơ chỉ cao hơn mức trung bình là 2,5 một chút, và số điểm đánh giá dành cho các doanh nghiệp cịn lại thấp hơn trung bình. Nhƣ vậy bản thân Kinh Đô và những doanh nghiệp nội địa khác trong ngành cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới khi những doanh nghiệp nƣớc ngoài với tiềm lực mạnh sẽ gia nhập thị trƣờng bánh kẹo nhiều hơn.

53

3.3.1.3. Tác động của môi trƣờng bên trong:

Những tác động của môi trƣờng bên trong đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đƣợc thể hện rõ nét trong ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) với những điểm mạnh và điểm yếu đã đƣợc xác định. Tác giả tiến hành phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố điểm mạnh và điểm yếu thông qua bản khảo sát đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố. Đối tƣợng khảo sát là các chuyên gia trong ngành, mẫu khảo sát là 10, thang đo đánh giá theo thang Likert 5 điểm. Tiếp theo, tác giả phân loại các yếu tố nào sẽ là điểm yếu lớn nhất, điểm yếu nhỏ nhất, điểm mạnh lớn nhất và điểm mạnh nhỏ nhất thông qua bản khảo sát đánh giá mức độ phản ứng của Công ty đối với các yếu tố. Đối tƣợng khảo sát là các nhà quản lý trong Công ty, mẫu khảo sát là 10, thang đo đánh giá theo thang Likert 5 điểm.

Bảng 3.5: ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

STT Các yếu tố bên trong tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Kinh Đô

Mức độ quan trọng Mức phân loại Số điểm quan trọng Điểm mạnh

1 Hệ thống phân phối đa dạng và rộng khắp 0,085 5 0,43 2 Uy tín thƣơng hiệu cao 0,078 4 0,31 3 Danh mục sản phẩm đa dạng, đảm bảo an toàn thực phẩm 0,076 4 0,30 4 Quy mô sản xuất lớn 0,066 4 0,26 5 Thị phần lớn 0,078 4 0,31 6 Công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại 0,073 5 0,37 7 Nguồn nhân lực chất lƣợng cao 0,085 4 0,34 8 Năng lực đổi mới cao 0,080 4 0,32 9 Năng lực tài chính cao 0,085 4 0,34

Điểm yếu

10 Năng lực Marketing còn hạn chế 0,075 2 0,15 11 Mức giá chƣa thật sự cạnh tranh 0,056 2 0,11 12 Chất lƣợng sản phẩm chƣa đáp ứng tốt yêu cầu khách

hàng

0,064 2 0,13 13 Bộ máy nhân sự chƣa tinh gọn 0,051 2 0,10 14 Văn hóa quản lý vẫn mang tính gia đình trị 0,049 2 0,10

Tổng điểm 1 3,57

Quy chiếu qua thang đo 4 điểm 2,86

Nguồn: kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp đến từ khảo sát các chuyên gia trong ngành và các nhà quản lý của Kinh Đô

54

Nhận xét: tổng điểm ma trận IFE là 2,86. Số điểm này cao hơn mức trung bình là 2,5 điểm, cho thấy mức độ chiến lƣợc cạnh tranh hiện tại của Công ty phát huy những điểm mạnh và hạn chế điểm yếu chỉ ở mức tƣơng đối. Sự chênh lệch so với mức trung bình chƣa tạo đƣợc khoảng cách đáng kể, ứng với hiệu quả sử dụng các nguồn nội lực hiện tại của Công ty vẫn chƣa cao, cũng nhƣ khả năng ứng phó và hạn chế các điểm yếu vẫn chƣa tốt. Do đó, để phát huy tối đa thế mạnh và tối thiểu hóa các yếu điểm, Cơng ty nhất thiết phải xây dựng một chiến lƣợc hiệu quả phù hợp với nguồn lực của mình.

3.3.2. Đánh giá thực trạng chiến lƣợc của Kinh Đô:

Dựa vào lý thuyết về nền tảng của chiến lƣợc cạnh tranh đã đƣợc đề cập trong chƣơng 2, tác giả tiến hành phân tích thực trạng chiến lƣợc cạnh tranh của Kinh Đô dựa trên nền tảng này. Cụ thể nhƣ sau:

3.3.2.1. Nhu cầu khách hàng và khác biệt hóa sản phẩm:

Trong những năm qua Cơng ty theo đuổi chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm thơng qua việc liên tục đƣa ra thị trƣờng sản phẩm mới. Chiến lƣợc này rõ ràng là đã đem lại hiệu quả cho Công ty khi đáp ứng đƣợc tất cả nhu cầu khách hàng, góp phần tăng doanh thu liên tục trong nhiều năm và các đối thủ cạnh tranh rất khó có thể cạnh tranh với Cơng ty ở tất cả các dịng sản phẩm của thị trƣờng. Tuy nhiên, đó là khi Cơng ty hoạt động trong một ngành kinh doanh chƣa có tính cạnh tranh cao. Khi ngành bánh kẹo đang dần tiến vào giai đoạn trƣởng thành, áp lực cạnh tranh ngày càng cao, Cơng ty khó có thể đáp ứng đƣợc tất cả nhu cầu của ngƣời tiêu dùng bánh kẹo một cách tốt nhất dù cho có ở vị thế dẫn đầu với tiềm lực mạnh mẽ. Kết quả là Công ty đã tung ra quá nhiều hƣơng vị cho một loại sản phẩm, khiến khách hàng đôi khi không phân biệt đƣợc những khác biệt về chất lƣợng trong từng sản phẩm. Ví dụ bánh trung thu có tới hơn 100 sản phẩm với các hƣơng vị khác nhau, trong đó nhiều sản phẩm chỉ khác nhau đôi chút. Một số loại bánh kẹo qua nhiều năm vẫn khơng có sự thay đổi về mẫu mã, mùi vị, gây ra sự nhàm chán.

55

3.3.2.2. Nhóm khách hàng và phân khúc thị trƣờng:

Với chiến lƣợc nhƣ đã nêu, Công ty đã xâm nhập vào tất cả các phân khúc thị trƣờng bánh kẹo. Trong một ngành kinh doanh ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và khoảng cách giữa các đối thủ cũng ngày càng thu hẹp, điều đó có nghĩa là Cơng ty sẽ phải đối đầu với tất cả đối thủ ở tất cả những phân khúc thị trƣờng đang theo đuổi và năng lực cạnh tranh vì thế cũng suy giảm. Với những đối thủ chỉ thực hiện chiến lƣợc tập trung vào một phân khúc nhất định, rõ ràng sản phẩm của họ sẽ ngày càng đe dọa đến sự hiện diện của sản phẩm của Công ty. Bằng chứng là thị phần của một số dịng sản phẩm chính đã sụt giảm so với các đối thủ cạnh tranh và sẽ đƣợc dẫn chứng cụ thể trong phần phân tích tác động tiêu cực từ thực trạng chiến lƣợc dƣới đây.

3.3.2.3. Năng lực phân biệt:

Mặc dù có những thế mạnh về quy mô sản suất, năng lực công nghệ, năng lực tài chính và đội ngũ nhân sự, chiến lƣợc đa dạng hóa và mở rộng quá mức đã không phát huy hiệu quả của những năng lực này. Chi phí quản lý bán hàng và chi phí Marketing gia tăng, lợi nhuận biên giảm so với các đối thủ cạnh tranh và sẽ đƣợc dẫn chứng cụ thể trong phần phân tích tác động tiêu cực từ thực trạng chiến lƣợc dƣới đây. Rõ ràng là Công ty không phát huy hiệu quả những năng lực cốt lõi của mình với chiến lƣợc cũ.

3.3.3. Tác động tiêu cực từ thực trạng chiến lƣợc:

Với những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra trong mơi trƣờng kinh doanh khi áp lực cạnh tranh ngày càng nhiều, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo của khách hàng thay đổi nhanh, chiến lƣợc kinh doanh trong thời gian qua của Công ty đã làm cho vị thế trên thị trƣờng đang yếu đi và hiệu suất tài chính suy giảm thể hiện rõ qua những dẫn chứng sau đây:

56

Mức tăng doanh số thấp hơn mức trung bình ngành và thấp hơn đối thủ cạnh tranh.

Mức trung bình ngành: 10% từ năm 2013 trở về trƣớc, dự đoán 8 – 10% từ năm 2014 trở đi8. Theo báo cáo tài chính đã qua kiểm tốn của Công ty, trong giai đoạn từ 2005 đến 2010, mức tăng trƣởng doanh thu thuần luôn đạt từ 18 – 24%. Nhƣng trong năm 2012 và 2013, mức tăng trƣởng chỉ đạt lần lƣợt 0,92% và 6,41%, thấp hơn 2 đối thủ cạnh tranh chính là Bibica và Hải Hà.

Bảng 3.6: mức tăng trưởng doanh thu của các công ty trong 2 năm 2012 và 2013

Công ty Mức tăng trƣởng doanh thu 2012 Mức tăng trƣởng doanh thu 2013

Kinh Đô 0,92% 6,41%

Bibica 1,02% 13,26%

Hải Hà 6,21% 8,98%

Nguồn: báo cáo tài chính đã kiểm tốn của KinhĐơ, Bibica và Hải Hà

Thị phần một số dịng sản phẩm chính sụt giảm.

Trong các phân khúc sản phẩm góp phần lớn vào tổng doanh thu của Công ty, ngồi hai dịng sản phẩm đang thống lĩnh thị trƣờng là bánh trung thu (chiếm 76% thị phần) và bánh crackers (chiếm 56% thị phần), dòng sản phảm bánh bông lan Công ty đã để cho Bibica qua mặt khi chỉ chiếm thị phần 26% so với 30% của Bibica. Với dịng sản phẩm kẹo, Cơng ty chỉ đứng thứ 3 sau Bibica và Hải Hà. Dòng sản phẩm kem & sữa chua chỉ chiếm khoảng 8% thị phần, còn kém xa Vinamilk và các thƣơng hiệu đến từ nƣớc ngoài9.

8

Theo số liệu nghiên cứu về ngành bánh kẹo Việt Nam của công ty khảo sát thị trƣờng quốc tế Business

Monitor International (BMI), 2013

57

Lợi nhuận biên giảm mạnh so với mức ổn định của đối thủ cạnh tranh.

Bảng 3.7: mức lợi nhuận của các công ty trong giai đoạn 2009 – 2012

Công ty 2009 2010 2011 2012

Kinh Đô 31.42% 27.03% 6.44% 8.26%

Bibica 5.95% 5.29% 4.64% 4.94%

Hải Hà 4.44% 3.58% 4.75% 4.27%

Nguồn: báo cáo tài chính đã kiểm tốn của KinhĐơ, Bibica và Hải Hà

Chi phí gia tăng nhanh hơn đối thủ cạnh tranh trong khi thu nhập trên vốn chủ sở hữu và thu nhập trên tổng tài sản có xu hƣớng giảm nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Bảng 3.8: các chỉ số về chi phí và khả năng sinh lợi của các công ty từ 2009 – 2012

Chỉ số khả năng sinh lợi 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng/doanh thu

Kinh Đô 18,06% 25,30% 30,03% 30,37% Bibica 22,67% 22,22% 23,80% 25,67% Hải Hà 10,58% 10,90% 11,17% 12,39% ROE Kinh Đô 21,41% 16,99% 7,24% 9,05% Bibica 11% 9% 8% 9% Hải Hà 16% 15% 13% 14% ROA Kinh Đô 13,29% 11,25% 5,04% 6,25% Bibica 8% 7% 6% 7% Hải Hà 10% 9% 8% 8%

58

Năng lực tài chính suy giảm so với đối thủ cạnh tranh.

Bảng 3.9: các chỉ số về năng lực tài chính của các cơng ty trong giai đoạn 2009 – 2012 Chỉ số năng lực tài chính 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ tổng nợ/tổng vốn Kinh Đô 42% 24% 34% 27% Bibica 29% 28% 27% 25% Hải Hà 39% 43% 38% 38% Tỷ số thanh tốn hiện hành Kinh Đơ 1,54 1,45 1,43 1,69 Bibica 2,17 1,81 2,01 2,03 Hải Hà 1,73 1,68 1,64 1,71 Mức tăng trƣởng tiền mặt Kinh Đô 376% -32% -44% -14% Bibica 571% 56% 32% 18% Hải Hà 16% 44% 59% 79%

Nguồn: báo cáo tài chính đã kiểm tốn của KinhĐô, Bibica và Hải Hà

3.3.4. Kết luận:

Với những đánh giá về tác động của môi trƣờng kinh doanh đến chiến lƣợc hiện tại, những hạn chế của chiến lƣợc và những tác động tiêu cực của nó đến hoạt động kinh doanh của Công ty, tác giả đề xuất xây dựng một chiến lƣợc cạnh tranh mới. Chiến lƣợc mới sẽ tận dụng tốt những cơ hội và né tránh những nguy cơ đã đƣợc nhận diện. Chiến lƣợc mới sẽ phát huy những năng lực cốt lõi đã đƣợc xác định và hạn chế những yếu điểm đã đƣợc chỉ ra. Cuối cùng, chiến lƣợc mới sẽ tập trung hơn vào nhu cầu khách hàng và tạo ra sự khác biệt hóa, chọn lọc những phân khúc thị trƣờng chính để tập trung khai thác và tận dụng hiệu quả hơn những nguồn lực nội bộ trong Công ty.

59

Kết luận chương 3:

Trong chương này, tác giả đã phân tích những tác động trực tiếp từ môi trường kinh doanh lên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể là:

Với môi trường tổng quát: những vấn đề về kinh tế vĩ mô, pháp lý, văn hóa xã hội, dân số, điều kiện tự nhiên, cơng nghệ và mơi trường tồn cầu là những yếu tố chủ yếu. Những yếu tố này sẽ hình thành những xu hướng trong tương lai và sẽ dẫn tới những cơ hội hay nguy cơ dành cho Công ty.

Với môi trường ngành: những áp lực cạnh tranh trong ngành dựa theo mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Porter đã được tác giả phân tích cụ thể để xác định tính hấp dẫn của ngành kinh doanh bánh kẹo cũng như vị trí hiện tại của Công ty trong ngành, những cơ hội và nguy cơ mà Công ty sẽ gặp phải trong ngành ra sao.

Với mơi trường bên trong: thơng qua mơ hình chuỗi giá trị, tác giả đã tập trung làm rõ những lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh chính và mối quan hệ giữa những hoạt động trong chuỗi giá trị để tạo ra giá trị cho khách hàng. Từ đó xác định những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty.

Tiếp theo, tác giả cũng đã chỉ ra những hạn chế của chiến lược cạnh tranh hiện tại của Công ty trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tận dụng những năng lực cốt lõi của mình, tạo tiền đề cho việc xây dựng chiến lược mới hiệu quả hơn.

60

CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ GIAI ĐOẠN 2015 – 2020

Mở đầu chương 4:

Trong chương này, luận văn tập trung xây dựng các mục tiêu phát triển cho Công ty trong giai đoạn 2015 – 2020. Trên cơ sở đó xây dựng các nhóm chiến lược cạnh tranh và lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với năng lực của Công ty. Cuối cùng, những giải pháp chức năng để hỗ trợ cho việc thực hiện nhóm chiến lược này sẽ được đề ra để đảm bảo chiến lược sẽ được thực hiện hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh. Nội dung chính của chương bao gồm: mục tiêu phát triển của Kinh Đô; xây dựng chiến lược cạnh tranh và các chiến lược chức năng để hiện thực hóa chiến lược cạnh tranh cho Kinh Đô giai đoạn 2015 – 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cạnh tranh cho công ty CP kinh đô giai đoạn 2015 2020 (Trang 64)