Giải pháp về phương thức thâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Tây Phi

3.3.2 Giải pháp về phương thức thâm nhập thị trường

a. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Như đã phân tích ở phần thực trạng, việc xuất khẩu gạo vào thị trường Tây Phi thông qua các tổ chức trung gian với khối lượng lớn đã làm cho giá bán đến tay người tiêu dùng đội lên cao, khả năng cạnh tranh kém, còn lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam chưa được hưởng tương xứng. Vì vậy, tác giả đề xuất giải pháp với mục đích là đẩy mạnh hình thức xuất khẩu và đầu tư trực tiếp vào Tây Phi. Qua đó đa dạng hóa các phương thức thâm nhập thị trường gạo Tây Phi nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

b. Nội dung giải pháp

™ Giải pháp 1: Thúc đẩy tăng dần hình thức xuất khẩu và thanh tốn trực tiếp với đối tác Tây Phi.

- Trong thời gian trước mắt, để mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể xâm nhập sâu, giành được thị phần một cách nhanh chóng và thuận lợi vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên áp dụng song song cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đến thời điểm nhất định, khi gạo Việt Nam có khả năng cạnh tranh được trên thị trường, cũng như người tiêu dùng Tây Phi đã trở nên quen thuộc và thân thiện với sản phẩm Việt Nam, thì doanh nghiệp sẽ tiếp cận trực tiếp với khách hàng của mình.

- Đối với những thị trường mà Việt Nam đã có cơ quan thương vụ, có hệ thống ngân hàng tương đối phát triển, khả năng tài chính dồi dào hoặc tình hình kinh tế chính trị ổn định (như Nigeria, Senegal), các doanh nghiệp nên tích cực đàm phán chuyển dần sang hình thức xuất khẩu cũng như thanh toán trực tiếp. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí qua trung gian, nâng cao giá trị xuất khẩu, chủ động trong tìm hiểu nhu cầu thị trường.

- Trong trường hợp xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp nên đàm phán với đối tác Tây Phi sử dụng phương thức thanh tốn L/C (có thể trả ngay hoặc trả chậm tùy thuộc vào tiềm lực tài chính, tùy thuộc vào khả năng đàm phán của hai bên). Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì L/C cũng phải được phát hành bởi ngân hàng có uy

tín, đảm bảo được thanh tốn hoặc L/C phải được xác nhận bởi ngân hàng hàng đầu thế giới. Đối với đối tác khơng có khả năng mở L/C, doanh nghiệp đàm phán yêu cầu thanh toán bằng T/T trả trước hoặc có bảo lãnh ngân hàng (Bank guarantee).

- Ngồi hai hình thức trực tiếp và gián tiếp như đã nêu trên, một hình thức kinh doanh khác cũng khá phù hợp với thị trường này, đó là phương thức “hàng đổi hàng”. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động kết hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu Tây Phi để tạo thành cặp đôi trao đổi hàng hóa với nhau. Chẳng hạn như các nước Tây Phi có nhiều bơng, lạc, hạt điều, ngun liệu gỗ... trong khi đó ngành cơng nghiệp chế biến của họ lại chưa phát triển. Do đó, Việt Nam có thể xuất khẩu gạo sang các thị trường này và đổi lấy các nguyên liệu thô của họ cho ngành chế biến, sản xuất trong nước. Như vậy, hình thức “hàng đổi hàng” này sẽ làm lợi cho doanh nghiệp hai nước, một mặt hai bên bán được những sản phẩm mà mình có lợi thế, một mặt đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của mình. Bằng hình thức này, gạo Việt Nam sẽ đến trực tiếp thị trường Tây Phi, đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong thanh tốn.

Ngồi ra, thuê phương tiện vận tải cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc giao hàng, lựa chọn được hãng vận tải phù hợp với điều kiện của mình. Kết hợp với việc giành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp sẽ tăng thêm một phần doanh thu, tạo cho ngành vận tải và bảo hiểm trong nước phát triển và góp phần giảm bớt hiện tượng nhập siêu cho nền kinh tế. Để làm được điều này, trong các hợp đồng, đơn hàng xuất khẩu gạo, doanh nghiệp Việt Nam cố gắng đàm phán với đối tác Tây Phi giành quyền thuê phương tiện vận tải (theo điều kiện giao hàng CFR), mua bảo hiểm cho lô hàng (theo điều kiện CIF).

™ Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư tại thị trường Tây Phi

- Đầu tư xây dựng kho ngoại quan, trung tâm giao dịch ở thị trường sở tại.

Kho ngoại quan là giải pháp nhằm khắc phục khoảng cách địa lý và rủi ro thanh toán khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Tây Phi. Kho hàng ngoại quan cho phép đáp ứng những lô hàng nhỏ, phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp Tây Phi, đồng thời giảm thiểu chi phí vận chuyển. Đây cũng là phương thức phù

hợp với tập quán làm ăn, kinh doanh của Tây Phi “nhìn thấy hàng mới ngã giá và trả tiền mua đến đâu, tiêu thụ đến đấy”.

Tại các thị trường cửa ngõ hoặc trọng điểm, ngoài việc mở các trung tâm giao dịch, các văn phịng giới thiệu sản phẩm gạo, doanh nghiệp có thể xem xét mở kho ngoại quan tại từng thị trường. Để thuận tiện hơn, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết với doanh nghiệp sở tại hoặc các kiều bào để thực hiện việc đầu tư này. Việc thành lập các trung tâm giao dịch và kho ngoại quan sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng cung cấp, đẩy mạnh bán hàng trực tiếp, phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ gạo tại nước sở tại cũng như mở rộng sang các nước lân cận trong khu vực Tây Phi. Ngoài ra, kho ngoại quan, trung tâm giao dịch cũng đóng vai trị là cầu nối nhằm giới thiệu, quảng bá hạt gạo Việt Nam tại thị trường này.

- Liên doanh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Căn cứ vào thực tế các

nước Tây Phi ln lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, việc các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu triển khai được các dự án liên doanh trồng lúa sẽ một mặt giải quyết được vấn đề an ninh lương thực cho Tây Phi, mặt khác làm tăng uy tín của doanh nghiệp trong q trình làm ăn bn bán ở đây. Ngồi ra, nếu thực hiện được dự án liên doanh này sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo ngay từ các nước Tây Phi, góp phần khắc phục khó khăn về khoảng cách địa lý, tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

c. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp này, điều tiên quyết là doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ mạnh để có thể đáp ứng được hình thức thanh tốn chậm, nhưng phải an tồn của khách hàng Tây Phi. Thứ hai, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực xuất khẩu của mình, tạo mối quan hệ tốt với doanh nghiệp Tây Phi. Thứ ba là phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan ban ngành cùng với sự hỗ trợ tốt nhất của nhà nước về vốn vay, về chính sách đầu tư, về hoạt động ngoại giao.

d. Lợi ích dự kiến đạt được và khó khăn khi thực hiện giải pháp

pháp, thì lợi ích chung dự kiến khi thực hiện giải pháp này là doanh nghiệp Việt Nam sẽ đẩy mạnh phương thức thâm nhập trực tiếp, hạn chế sự lệ thuộc quá mức vào kênh trung gian, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó, người mua Tây Phi sẽ dễ dàng tiếp cận và nhận biết gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của thị trường Tây Phi khi mà khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp Tây Phi hạn chế, hệ thống ngân hàng yếu kém, hiện tượng lừa đảo của một số đối tượng Tây Phi... thì việc thực hiện giải pháp này sẽ là trở ngại đáng kể cho doanh nghiệp muốn tiếp cận trực tiếp vào đây. Bên cạnh đó là một số khó khăn khác như chính sách đầu tư chưa thống nhất giữa Việt Nam và các nước Tây Phi, mạng lưới hạ tầng Tây Phi yếu kém, tâm lý e ngại bất ổn an ninh, khó kiểm sốt hoạt động đầu tư...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo việt nam vào thị trường tây phi , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)